Bài Học 12 , 15 Tháng 3 – 21 Tháng 3
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Ma-thi-ơ 22: 34–40; Xa-cha-ri 7: 9–12; Thi Thiên 82; Mi-chê 6: 8; Ma-thi-ơ 23: 23–30; Lu-ca 10: 25–37.
CÂU GỐC: ‘“Ví có ai nói rằng: Tôi yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối, vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được”’ (1 Giăng 4:20).
M Khi suy gẫm về những gì chúng ta có thể làm, với tư cách cá nhân hay tập thể, nhằm nâng cao tình yêu và công lý của Đức Chúa Trời trong thế giới của chúng ta, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tập trung vào những gì Chúa đã truyền cho chúng ta.
Đọc Ma-thi-ơ 22:34–40. Đức Chúa Giê-su trả lời câu hỏi của vị luật sư như thế nào?
Theo Đức Chúa Giê-su, “điều răn thứ nhất và lớn hơn hết” là “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn và hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.” Và Đức Chúa Giê-su nói thêm, “điều răn thứ hai đây, cũng giống như vậy: Ngươi phải yêu người lân cận như mình”. Tuy nhiên, những điều răn này không đứng một mình. Đức Chúa Giê-su dạy thêm: “Tất cả luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra” (Ma-thi-ơ 22:37–40). Thật vậy, các điều răn này đều được trích dẫn từ Cựu Ước.
Đọc Ma-thi-ơ 19:16–23. Câu trả lời của Đức Chúa Giê-su cho người trai trẻ giàu có liên quan thế nào đến câu trả lời của Ngài cho vị giáo sư dạy luật trong Ma-thi-ơ 22?
Điều gì đã xảy ra ở đây? Tại sao Đức Chúa Giê-su lại trả lời vị quan trẻ như vậy? Và những cuộc gặp gỡ này đã nói gì với tất cả chúng ta, bất kỳ địa vị hay hoàn cảnh của chúng ta trong cuộc sống?
“Đấng Christ đã đưa ra những điều kiện duy nhất có thể đặt vị quan trẻ vào vị trí mà chàng ấy có thể trở nên một Cơ Đốc nhân hoàn hảo. Lời của Chúa là những lời khôn ngoan, mặc dù chúng có vẻ nghiêm khắc và khắt khe. Chấp nhận và tuân theo những lời ấy là hy vọng cứu rỗi duy nhất của chàng trai trẻ. Địa vị cao và tài sản nhiều đã gây ảnh hưởng xấu lên bản tính của người trẻ này một cách tinh vi. Nếu được ấp ủ, chúng sẽ thay thế Chúa trong tình cảm của anh ta. Giữ lại ít hay nhiều từ Chúa là giữ lại những gì sẽ làm giảm sức mạnh và hiệu quả đạo đức của anh ta; vì nếu chúng ta yêu quý những thứ trên thế gian này, dù chúng không chắc chắn và không xứng đáng đến đâu, chúng sẽ làm chúng ta mê mẫn.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 520.
Mặc dù không phải tất cả chúng ta đều được kêu gọi để bán tất cả những gì mình có, như người trai trẻ giàu có này, nhưng cá nhân bạn, có điều gì bạn cố bám giữ không chịu từ bỏ mà nó có thể dẫn bạn đến sự hủy hoại vĩnh viễn?
Hai điều răn lớn nhất, chính Đức Chúa Giê-su đã phán, là yêu mến Đức Chúa Trời và yêu thương lẫn nhau. Thi hành những mệnh lệnh này bao gồm những sự hy sinh được thể hiện qua tình yêu thương đồng loại một cách cụ thể. Đó chính là thực sự đi theo bước chân của Đức Chúa Giê-su.
Vậy nếu hai điều răn lớn nhất là yêu Chúa và thương người, thì hai tội lớn nhất là gì?
Đọc Thi thiên 135:13–19. Điều này bày tỏ gì về một tội khá thông thường được nhấn mạnh trong suốt Kinh Thánh?
Cựu Ước liên tục nhấn mạnh sự quan trọng của tình yêu trên hết dành cho Đức Chúa Trời (xem Phục truyền Luật lệ Ký 6:5). Điều này liên hệ gần gũi với tội thờ hình tượng, một điều trái ngược với lòng yêu mến Đức Chúa Trời.
Đọc Xa-cha-ri 7:9–12. Theo tiên tri Xa-cha-ri trong những câu Kinh Thánh này, Đức Chúa Trời không chấp nhận điều gì? Điều ấy và tội thờ hình tượng liên quan thế nào đến hai điều răn lớn?
Không phải chỉ việc thờ hình tượng đã khiến Đức Chúa Trời phản ứng bằng sự giận dữ của tình yêu, mà còn là sự ngược đãi dân Ngài, dù là cá nhân hay tập thể. Ngài nổi giận trước sự bất công vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Hai tội lớn được nhấn mạnh xuyên suốt Cựu Ước là những thiếu sót liên quan đến hai điều răn lớn: Mến Chúa và yêu thương nhau. Hai tội lớn nhất là không có tình yêu thương. Tóm lại, bạn không thể tuân giữ các điều răn nếu bạn không yêu Chúa và không yêu người khác.
Thật vậy, 1 Giăng 4:20, 21 nói: “Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được? Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn này: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình.”
Tại sao tình yêu dành cho Đức Chúa Trời không thể tách rời khỏi tình yêu dành cho người khác? Bạn hiểu thế nào về sự móc nối không thể phá vỡ này?
Kinh Thánh tuyên bố rằng Đức Chúa Trời yêu sự công bình và ghét điều ác (ví dụ Thi thiên 33: 5, Ê-sai 61: 8), và Ngài quan tâm nhiều đến sự bất công, điều gợi lên sự phẫn nộ chính đáng của Ngài thay mặt cho tất cả những ai là nạn nhân của sự bất công. Qua suốt Cựu Ước và Tân Ước, Đức Chúa Trời luôn thể hiện lòng thương xót trước những người khốn cùng và bị áp bức và đồng thời bày tỏ sự tức giận chính đáng đối với những kẻ hiếp đáp và lừa lọc người khác.
Đọc Thi thiên 82. Bài Thi thiên này bày tỏ thế nào về sự quan tâm của Đức Chúa Trời đối với sự công bình trên thế gian này? Điều ấy có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
Như nhiều nhà bình luận hiểu, đoạn Kinh Thánh này chỉ trích cả hai: những người cai trị ở trần thế chịu trách nhiệm về sự bất công trong xã hội; và cũng ám chỉ đến việc khi Đức Chúa Trời phán xét những kẻ cai trị trên trời (“các thần”) đằng sau những quan án và kẻ cầm quyền tham nhũng ở trần gian (rõ ràng là các thế lực ma quỷ). Cụ thể, những người cai trị được hỏi: “Các ngươi sẽ đoán xét chẳng công bình, Và tây vị kẻ ác cho đến chừng nào?” (Thi thiên 82:2).
Thêm nữa, họ được giao phó: “Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt. Khá cứu vớt kẻ khốn cùng và người thiếu thốn, Giải họ khỏi tay kẻ ác” (Thi thiên 82:3, 4). Ở đây và những nơi khác, các tiên tri của Cựu Ước đã đưa ra lời kêu gọi rõ ràng cho sự công bình. Đây không phải là mối quan tâm hời hợt của Kinh Thánh; nó là trọng tâm của thông điệp của các nhà tiên tri trong suốt Cựu Ước và những gì Đức Chúa Giê-su phán dạy khi Ngài sống trên trần thế.
Không có gì bí mật về những gì Đức Chúa Trời mong muốn và đòi hỏi ở những ai tuyên bố yêu mến và vâng lời Ngài. Ngài phán rõ ràng trong Mi-chê 6:8 (và trong những đoạn tương tự khác): “Hỡi người, Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?”
Cảm nghĩ này được vọng lại qua suốt Kinh Thánh. Chẳng hạn, Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (Giăng 13: 35; so sánh với 1 Giăng 4: 8–16).
Gia đình và hội thánh của chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta hết lòng thực hành theo Mi-chê 6:8 qua lời nói lẫn việc làm?
Các tiên tri trong Kinh Thánh liên tục nhấn mạnh lời kêu gọi của Đức Chúa Trời về sự công bình trong xã hội. Rất nhiều lần, Kinh Thánh không hề chùn bước trong việc nêu lên những vấn đề bất công và áp bức. Thật vậy, lời kêu gọi xin Đức Chúa Trời hãy phán xét cũng chính là lời kêu gọi xin Ngài thiết lập công lý.
Chẳng hạn, tiên tri Ê-sai không hề nhẹ lời về sự bất công trong Y-sơ- ra-ên thời bấy giờ. Lời ông kêu gọi cho sự công bình vang rõ ràng trong tai chúng ta ngày nay: “Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người goá bụa” (Ê-sai 1:17). Hơn nữa, ông còn tuyên bố “khốn thay” đối với những kẻ “lập luật không công bình” và “cướp lẽ phải của kẻ khốn khó” (Ê-sai 10:1, 2). Ông cảnh cáo: “Tới ngày thăm phạt, khi họa hoạn từ xa mà đến, các ngươi sẽ làm thể nào? Các ngươi trốn đến cùng ai để cầu cứu, và để sự vinh hiển mình ở nơi nào?” (Ê-sai 10: 3).
Tương tự, tiên tri Giê-rê-mi công bố thông điệp của Đức Chúa Trời: “Khốn thay cho kẻ xây nhà trái lẽ công bình, làm phòng bởi sự bất nghĩa; dùng kẻ lân cận mình làm việc vô lương, và chẳng trả tiền công. . . . Cha các ngươi xưa đã ăn đã uống, làm ra sự công bình chính trực, cho nên được thịnh vượng. Người đã làm ra lẽ thẳng cho kẻ nghèo và thiếu thốn, cho nên được phước. Đức Giê-hô-va phán: Như vậy há chẳng phải là biết ta sao?” (Giê-rê-mi 22:13, 15, 16).
Đọc Ma-thi-ơ 23:23–30. Đức Chúa Giê-su dạy gì ở đây về điều quan trọng nhất? Bạn nghĩ Ngài có ý gì khi đề cập đến “điều hệ trọng hơn hết”?
Đừng nghĩ rằng sự bất công chỉ là mối quan tâm của các nhà tiên tri trong Cựu Ước, chúng ta thấy rõ ràng trong chức vụ của Đức Chúa Giê-su, ở đây và những nơi khác, rằng điều này là mối quan tâm lớn nhất của Đấng Christ. Như Chúa đã nói: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia” (Ma-thi-ơ 23: 23). Tương tự, trong Lu-ca, Đức Chúa Giê-su than thở rằng, họ “bỏ qua sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời” (Lu-ca 11: 42).
Nếu hôm nay, bạn phải tập trung vào “những điều hệ trọng hơn”, thì “phần mười bạc hà, hồi hương và rau cần” là những thứ gì mà có thể bạn đang chú tâm đến?
Theo lời tường thuật của Lu-ca, ngay sau khi Đức Chúa Giê-su tuyên bố hai điều răn lớn nhất là yêu Chúa và yêu người lân cận, một giáo sư luật “muốn xưng mình là công bình nên thưa cùng Đức Chúa Giê-su rằng: “Ai là người lân cận tôi?” (Lu-ca10:29). Để trả lời, Chúa Giê-su kể một chuyện ngụ ngôn về người Sa-ma-ri nhơn lành, đối với ngày nay thì quen thuộc, nhưng lúc đó rất gây sốc.
Đọc truyện ngụ ngôn về người Sa-ma-ri nhơn lành trong Lu-Ca 10:25–37. Đoạn Kinh Thánh này nói gì dưới ánh sáng của các tiên tri kêu gọi lòng thương xót và sự công bình; cũng như các điều bất công mà các nhóm người khác nhau đã gây tổn thương cho “người lân cận” trong suốt lịch sử nhân loại?
Đức Chúa Giê-su không chỉ nói về sự công bình; Ngài đến để mang lại sự công bình. Ngài đã và sẽ làm ứng nghiệm lời tiên tri cũng như thỏa mãn sự khao khát công bình (xem Lu-ca 4:16–21 dưới ánh sáng của Ê-sai 61:1, 2). Ngài là niềm ao ước của mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nhận ra nhu cầu cần được giải thoát của mình.
Ngược lại với kẻ thù nắm quyền lực và tìm cách chiếm đoạt ngai của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-su đã hạ mình xuống và đồng cảm với những người ở dưới tội lỗi, bất công và áp bức (mà không bị tội lỗi lây nhiễm), và Ngài đã đánh bại kẻ thù bằng cách hiến mình trong tình yêu để thiết lập sự công bình như Đấng Công Bình và Đấng Xưng Công Bình cho những ai tin. Làm sao chúng ta có thể tuyên bố mình quan tâm đến luật pháp mà Đấng Christ đã chết để bảo vệ, nếu chúng ta không quan tâm đến điều mà Đấng Christ gọi là những “điều hệ trọng hơn của luật pháp”?
Thi thiên 9:8, 9 tuyên bố: “Ngài sẽ lấy công bình đoán xét thế gian, Dùng sự ngay thẳng mà xử các dân tộc. Đức Giê-hô-va sẽ làm nơi náu ẩn cao cho kẻ bị hà hiếp, Một nơi náu ẩn cao trong thì gian truân.” Tương tự như vậy, Thi thiên 146:7–9 cho biết thêm, Đức Chúa Trời “đoán xét công bình cho kẻ bị hà hiếp, Và ban bánh cho người đói. Đức Giê-hô-va giải phóng người bị tù. Đức Giê-hô-va mở mắt cho người đui; Đức Giê-hô-va sửa ngay lại những kẻ cong khom; Đức Giê-hô-va yêu mến người công bình. Đức Giê-hô-va bảo hộ khách lạ, Nâng đỡ kẻ mồ côi và người góa bụa; Nhưng Ngài làm cong quẹo con đường kẻ ác.”
Lời Chúa có thể nào rõ ràng hơn về việc chúng ta nên tìm cách phục vụ những người xung quanh đang gặp khó khăn và bị tổn thương?
Chúng ta học được gì qua cuộc đời và chức vụ của Đức Chúa Giê-su khi giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ? Tuy không thể thực hiện những phép lạ như Ngài đã làm, nhưng chúng ta có thể làm được gì đủ để xem như “diệu kỳ” cho những người bị tổn thương?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “The Sabbath,” tr. 281– 289, trong The Desire of Ages.
“Những người dọ thám không dám trả lời Đấng Christ trước đám đông vì sợ gặp rắc rối. Họ biết rằng Ngài đã nói sự thật. Họ thà để một người gặp nạn chịu đau đớn hơn là vi phạm truyền thống của mình, trong khi đó họ có thể giải cứu một con thú vì nếu không chủ nó sẽ bị thiệt hại. Qua đó cho thấy, người ta quan tâm đến một con vật câm nhiều hơn con người, loài được tạo dựng theo hình ảnh Chúa. Điều này nói lên việc làm của mọi tôn giáo giả. Chúng bắt nguồn từ ước vọng của con người muốn tôn mình lên trên Chúa, nhưng chúng lại khiến con người bị hạ thấp xuống dưới loài vật. Mọi tôn giáo gây chiến chống lại quyền tối thượng của Chúa đều lừa gạt con người về sự vinh hiển vốn có của con người từ buổi Sáng thế, và sự vinh hiển của họ sẽ được phục hồi trong Đấng Christ. Mọi tôn giáo lầm lạc đều dạy các tín đồ mình phớt lờ trước những nhu cầu, những đau khổ và quyền lợi của con người. Phúc âm coi trọng nhân loại vì đó đã được chuộc bằng huyết của Đấng Christ; và Phúc âm dạy ta quan tâm đối với những nhu cầu và nỗi đau khổ của con người. Đức Giê-hô-va phán: ‘Ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng quý; thật ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng ròng xứ Ô-phia.’ Ê-sai. 13:12.
“Khi Chúa Giê-su hỏi những người Pha-ri-si ngày Sa-bát được phép làm điều lành hay điều ác, cứu người hay giết người, Ngài đã chất vấn họ bằng những mục đích độc ác của chính họ. Họ đang săn lùng mạng sống Ngài với lòng căm thù cay đắng, trong khi Ngài đang cứu sự sống và mang lại hạnh phúc cho vô số người. Thà giết người trong ngày Sa-bát như họ định làm, hơn là chữa lành người đau khổ như Ngài đã làm? Trong lòng mưu định giết người vào ngày thánh của Chúa
có công bình hơn là tình yêu dành cho mọi người, được thể hiện qua những hành động thương xót?”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 286, 287.
Bài Học 11, 8 – 14 Tháng 3
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Giăng 18:37, Rô-ma 3:23–26, Rô-ma 5:8, Ê-sai 5:1–4, Ma-thi-ơ 21:33–39, Ê-sai 53:4, Rô-ma 3:1–4.
CÂU GỐC: “Phi-lát bèn nói rằng: Thế thì ngươi là vua sao? Đức Chúa Jesus đáp rằng: Thật như lời, ta là vua. Nầy, vì sao ta đã sanh và vì sao ta đã giáng thế: Ấy là để làm chứng cho lẽ thật. Hễ ai thuộc về lẽ thật thì nghe lấy tiếng ta” (Giăng 18:37).
Mặc dù có một kẻ thù mà chính Đấng Christ gọi là “kẻ thống trị thế gian này” (kẻ chiếm đoạt) đang hoạt động, nhưng vị vua thực sự của vũ trụ là Đức Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su giành chiến thắng cho chúng ta, và trong Ngài chúng ta có thể chiến thắng, ngay cả giữa sự khó khăn và đau khổ. Thật vậy, việc làm của Đấng Christ chống lại kẻ thù ở mọi thời điểm.
Chúng ta đã thấy Kinh Thánh mô tả ma quỷ như sau:
(1) kẻ lừa dối cả thế gian ngay từ thuở ban đầu (Khải huyền 12:9, Ma-thi-ơ 4:3, Giăng 8:44, 2 Cô-rinh-tô 11:3, 1 Giăng 3:8).
(2) kẻ vu khống và buộc tội Đức Chúa Trời và dân sự Ngài ở trên trời (Khải huyền 12:10; Khải huyền 13:6; Gióp 1–2; Xa-cha-ri 3:1, 2; Giu-đe 9).
(3) kẻ chiếm đoạt quyền thống trị thế gian này (Giăng 12:31 và 14:30 và 16:11, Công vụ 26:18, 2 Cô-rinh-tô 4:4, Ê-phê-sô 2:2, 1 Giăng 5:19).
Đọc Giăng 18:37. Điều này cho chúng ta biết gì về công việc của Đấng Christ nhằm chống lại sự lừa dối của kẻ thù? Đức Chúa Giê-su là Vua nghĩa là gì?
Mặc dù Kinh Thánh dạy rằng Sa-tan là kẻ lừa dối, vu khống, buộc tội, và chiếm đoạt quyền thống trị thế gian này, nhưng Kinh Thánh cũng dạy rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng chiến thắng Sa-tan về mọi mặt.
(1) Đức Chúa Giê-su “đã đến thế gian để làm chứng cho lẽ thật” (Giăng 18:37),
(2) Qua thập giá, Đức Chúa Giê-su đã bày tỏ một cách cao cả sự chính trực và tình yêu thương trọn vẹn của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:25, 26; Rô-ma 5:8), và bằng cách ấy Ngài bác bỏ những lời vu khống của ma quỷ (Khải huyền 12:10, 11), và
(3) Đức Chúa Giê-su cuối cùng sẽ tiêu diệt vương quốc của ma quỷ, kẻ “biết thời giờ mình còn chẳng bao nhiêu” (Khải huyền 12:12; so sánh với Rô-ma 16:20), và Đấng Christ “sẽ trị vì đời đời” (Khải huyền 11:15).
Cuối cùng, cho dù Sa-tan có làm gì thì hắn cũng đã là kẻ thù bị đánh bại, và điều quan trọng đối với chúng ta là hãy dành lấy chiến thắng của Đấng Christ cho chính mình mỗi ngày, từng giây phút, và cũng dành lấy những lời hứa mà thập tự giá đã ban cho chúng ta.
Trong cuộc chiến giữa thiện và ác, chúng ta biết bên nào thắng. Những lựa chọn hàng ngày của chúng ta ảnh hưởng ra sao đến việc cuối cùng chúng ta sẽ đứng với phe nào? Làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta đang ở bên phe chiến thắng ngay cả bây giờ?
Công việc của Đấng Christ đều luôn phá hủy công việc của ma quỷ. Và, theo 1 Giăng 3:8, Đức Chúa Giê-su “đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỷ” (1 Giăng 3:8) và để “tiêu diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỷ” (Hêbơ-rơ 2:14). Dầu vậy, sự thất bại hoàn toàn về sự cai trị của kẻ thù sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Trước hết, qua công việc của Thập Giá, Đấng Christ bác bỏ những lời vu khống của Sa-tan. Và sau đó, Sa-tan và vương quốc của hắn sẽ bị tiêu diệt.
Đọc Rô-ma 3:23–26 và Rô-ma 5:8. Những câu Kinh Thánh này tiết lộ gì về cách Đấng Christ đánh bại những lời cáo buộc của ma quỷ?
Như chúng ta đã thấy, kẻ thù cho rằng Đức Chúa Trời không hoàn toàn công bình và yêu thương. Tuy nhiên, trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời bày tỏ sự công bình và tình yêu thương vô đối của Ngài, và Ngài đã làm điều đó qua Thập giá.
Sau sự chết của Đức Chúa Giê-su, “Sa-tan thấy lớp ngụy trang của nó đã bị xé bỏ. Sự cai trị của hắn đã được phơi bày trước các thiên sứ chưa sa ngã và vũ trụ trên trời. Hắn ta đã tiết lộ mình là một kẻ giết người. Bởi khiến Con Đức Chúa Trời đổ huyết, hắn đã tự đánh mất mình khỏi sự thông cảm của các đấng trên trời.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 761.
Đọc Khải huyền 12:10–12 dựa trên Sáng thế Ký 3:15. Câu Kinh Thánh này làm cho toàn vũ trụ hiểu rõ về ý nghĩa chiến thắng của Đấng Christ trên Thập Giá như thế nào?
Lịch sử cứu chuộc cung cấp bằng chứng dồi dào cho chúng ta vững tin rằng, Đức Chúa Trời luôn luôn hành động để cuối cùng mang lại điều tốt lành cho tất cả những người liên can. Đức Chúa Trời của Kinh Thánh luôn làm những gì tốt lành và thích đáng, với những phương tiện có sẵn cho Ngài trong cuộc tranh chấp vĩ đại (Phục truyền 32:4, 1 Sa-mu-ên 3:18, Thi thiên 145:17, Đa-ni-ên 4:37, Ha-ba-cúc 1:13, Khải huyền 15:3, Sáng thế Ký 18:25).
Khi chúng ta nghĩ về thập giá và tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm cho sự cứu chuộc chúng ta, những việc làm đó thúc đẩy niềm tin của bạn vào tình yêu của Ngài như thế nào, ngay cả khi bạn đang trải qua những thử thách và đau khổ?
Đức Chúa Trời thể hiện tình yêu và sự công bình của Ngài qua nhiều cách tuyệt vời giữa cuộc tranh chấp vũ trụ. Dầu vậy, một số người có thể hỏi: Đáng lẽ Chúa phải làm nhiều hơn những gì Ngài đã làm để ngăn chận và hoặc loại bỏ điều ác? Chúng ta đã thấy khuôn khổ của sự xung đột toàn vũ, chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đã hành động nhằm tôn trọng ý chí tự do, điều cần thiết cho sự phát triển tối đa mối tương giao trong sự yêu thương giữa Ngài và nhân loại. Hơn nữa, rõ ràng Ngài đã hành động trong giới hạn đạo đức, hoặc các quy luật giao chiến, trong bối cảnh một cuộc tranh cãi vũ trụ về tính cách của Ngài, điều chỉ có thể được giải quyết bằng cách bày tỏ tình yêu của Ngài.
Đọc Ê-sai 5:1–4. Ai đang nói trong những câu Kinh Thánh này? Ê-sai đang nói về ai? Vườn nho và chủ vườn nho đại diện cho ai? Ý nghĩa của hành động của người chủ vườn nho đại diện cho vườn nho là gì? Kết quả như thế nào?
Trong những câu này, Ê-sai hát bài ca cho bạn rất yêu dấu về vườn nho. Chủ vườn nho chính là Đức Chúa Trời, và vườn nho tượng trưng cho dân sự Ngài (ví dụ, xem Ê-sai 1:8, Giê-rê-mi 2:21). Nhưng hàm ý ở đây cũng có thể được mở rộng tương đương với công việc rộng lớn của Đức Chúa Trời trên thế gian. Theo những câu này, người chủ vườn nho (Đức Chúa Trời) đã làm mọi điều có thể làm được một cách hợp lý để bảo đảm vườn nho của Ngài được phát triển. Lẽ ra vườn nho phải sinh ra những trái nho tốt, nhưng nó chỉ sinh ra “nho hoang”, mà các bản dịch khác gọi là “vô giá trị”. Thật vậy, từ ngữ Hê-bơ-rơ ở đây có thể được dịch theo nghĩa đen là những trái nho hư. Vườn nho của Đức Chúa Trời sinh ra những trái nho thối.
Ê-sai 5:3 chuyển sang việc chính Đức Chúa Trời phán, mời mọi người “đoán xét” giữa Ngài và vườn nho của Ngài. Và, trong Ê-sai 5:4, chính Đức Chúa Trời đã đặt ra câu hỏi hết sức quan trọng: “Có điều gì nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng? Cớ sao khi ta mong sinh trái nho, thì nó lại sinh trái nho hoang vậy?” Ngài có thể làm gì hơn nữa? Thật thú vị khi Ngài thậm chí còn yêu cầu người khác đánh giá những gì Ngài đã làm.
Khi bạn nhìn lên thập giá, nơi Đức Chúa Trời dâng chính Ngài làm của lễ chuộc tội cho mọi tội lỗi của chúng ta, thì lời Ngài nói: “Có điều gì nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng? ”—mang một ý nghĩa vô cùng tuyệt vời như thế nào?
Trong ngụ ngôn người chủ vườn nho ở Ma-thi-ơ 21, Đức Chúa Giê-su tiếp nối phần sau của Ê-sai 5, làm sáng tỏ thêm về tính cách và hành động của người chủ vườn nho thay mặt cho vườn nho của Ngài.
Đọc Ma-thi-ơ 21:33–39 với ý nghĩ đặc biệt về câu hỏi trong Ê-sai 5:4. Ngài có thể làm gì hơn những gì Ngài đã làm?
Trong phần đầu của ngụ ngôn, Đức Chúa Giê-su trích dẫn trực tiếp từ bài hát của Ê-sai 5 về người chủ vườn nho và vườn nho của Ngài. Sau đó, Chúa Giê-su cho biết thêm, chủ vườn nho “cho những người trồng nho thuê vườn nho của mình và đi qua xứ khác” (Ma-thi-ơ 21:33). Tuy nhiên, khi người chủ vườn nho hai lần sai đầy tớ của Ngài (các nhà tiên tri) đến thu hoa lợi, những người thuê vườn nho đã đánh đập và giết chết các đầy tớ của Ngài (Ma-thi-ơ 21:34–36). Cuối cùng, Ngài sai Con Ngài (Đức Chúa Giê-su) vì nói rằng: “Chúng nó sẽ kính trọng con ta” (Ma-thi-ơ 21:37). Nhưng họ cũng sát hại Con Ngài và nói rằng: “Đây là người thừa kế. Nào, chúng ta hãy giết nó và chiếm lấy gia tài của nó.’ Thế là họ bắt người con trai, quăng ra ngoài vườn nho và giết đi” (Ma-thi-ơ 21:38, 39).
Ngài có thể làm gì hơn nữa? Đức Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con yêu dấu của Ngài (Giăng 3:16). Nếu cuộc xung đột toàn vũ là cuộc chiến như được nói ở đây, thì nó không thể được giải quyết quá sớm bằng cách xử dụng quyền lực thiêng liêng, nhưng trước tiên đòi hỏi sự chứng minh công khai bản tính của Đức Chúa Trời. Sự chứng minh này cuối cùng đã được bày tỏ trong việc làm của Đấng Christ (Rô-ma 3:25, 26; Rô-ma 5:8). Chúng ta có thể đòi hỏi gì hơn việc Đức Chúa Trời (trong Đấng Christ) đã phó chính mình Ngài để chết cho chúng ta, để Ngài có thể xưng công bình cho chúng ta mà không cần phải thoả hiệp sự công bình và tình yêu hoàn hảo của Ngài?
Biến cố thập giá chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã làm mọi điều có thể làm được để giảm bớt và loại bỏ sự ác, nhưng không phá hủy bối cảnh cho sự phát triển của tình yêu chân thực. Nếu có con đường nào tốt hơn dành cho Chúa, liệu Ngài có chọn nó không? Trong khi con người đau khổ rất nhiều trong cuộc xung đột vũ trụ này, thì chính Đức Chúa Trời là người đau khổ nhất. Thật vậy, khi nhìn lên Thập Giá, chúng ta có thể thấy những sự chịu đựng đớn đau mà tội lỗi đã mang đến cho chính Đức Chúa Trời. Dầu vậy, sự tự do vốn có trong tình yêu rất thiêng liêng đến nỗi Đấng Christ sẵn sàng chịu đựng điều này vì chúng ta.
Đọc Ê-sai 53:4. Đấng Christ đã mang “sự đau buồn” và “sầu muộn” của ai trên thập giá? Điều này cho chúng ta biết gì về tất cả những việc Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta và giá Ngài phải trả cho sự cứu rỗi?
Cuối cùng, danh của Đức Chúa Trời được minh chứng về mọi mặt. Qua công việc của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh trong kế hoạch cứu chuộc, sự công chính hoàn hảo và tình yêu thương của Đức Chúa Trời được biểu lộ vượt xa mọi nghi ngờ hợp lý (xem Rô-ma 3:25, 26; Rô-ma 5:8).
Đọc Rô-ma 3:1–4 dựa trên Ê-sai 5:3, 4. Điều này dạy gì về việc chính Đức Chúa Trời được minh chứng trong cuộc xung đột vũ trụ?
Trong Rô-ma 3 và Ê-sai 5, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời mời gọi những tạo vật xét đoán bản tính của Ngài, mặc dù chúng ta không có quyền hoặc tư cách để làm như vậy. Cuối cùng, khi tất cả “các sách” được mở ra, chúng ta sẽ thấy bằng chứng rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn công bình và chính trực. Đức Chúa Trời sẽ minh chứng cho chính Ngài trước mọi tạo vật thông minh.
Đọc Khải huyền 15:3 và 19:1–6. Những câu này dạy chúng ta điều gì về sự xác nhận cuối cùng cho danh Chúa?
Qua suốt Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bày tỏ sự quan tâm đến danh Ngài. Tại sao? Bạn không thể có một mối tương giao tình cảm sâu sắc với một người mà bạn ghê tởm hoặc không thể tin tưởng vào tính tình của họ. Nếu có người xuyên tạc với vợ/chồng hoặc vợ/chồng tương lai của bạn với những lời dối trá ghê gớm về tính tình của bạn, bạn sẽ làm bất cứ điều gì có thể để bác lại, vì nếu những lời giả dối ấy được tin là thật, chúng sẽ làm rạn nứt mối liên hệ yêu thương của bạn.
Cuối cùng, Đức Chúa Trời được minh chứng tại thập giá và qua toàn bộ kế hoạch cứu chuộc. Trong cuộc tiền phán xét [giai đoạn 1000 năm bình an], Đức Chúa Trời được minh chứng trước sự chứng kiến của vũ trụ.
Sau đó, trong giai đoạn sau 1000 năm bình an, trong đó những người được chuộc thậm chí sẽ “xét xử các thiên sứ” (1 Cô-rinh-tô 6:2, 3), Đức Chúa Trời được minh chứng, vì những người được chuộc đã có cơ hội xem lại hồ sơ và nhìn thấy tại sao Đức Chúa Trời đã hành động như Ngài đã làm, và mọi phán xét của Đức Chúa Trời luôn luôn và hoàn toàn là công bình và yêu thương. Ai trong chúng ta không có lắm câu hỏi cần được trả lời? Trước khi mọi sự được trọn, chúng ta sẽ có câu trả lời (xem 1 Cô-rinh-tô 4:5).
Cuối cùng, mọi gối sẽ quỳ xuống và mọi lưỡi sẽ xưng Giê-su Christ là Chúa (Phi-líp 2:10, 11). Tất cả sự kiện này là một phần của sự minh chứng về bản tính của Đức Chúa Trời.
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “The Reward of Earnest Effort”, tr. 285–288, trong Testimonies for the Church, tập 9.
“Tất cả những gì khiến chúng ta bối rối trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời sẽ được làm sáng tỏ trong thế giới sắp tới. Những điều khó hiểu rồi sẽ tìm được lời giải thích. Những bí ẩn về ân điển sẽ mở ra trước mắt chúng ta. Nơi đầu óc giới hạn của chúng ta chỉ khám phá ra toàn sự xáo trộn và thất hứa, chúng ta sẽ thấy sự hòa hợp viên mãn và đẹp đẽ nhất. Chúng ta sẽ biết rằng tình yêu vô hạn đã sắp đặt những trải nghiệm tưởng chừng như khó khăn nhất. Khi nhận thức ra sự quan tâm dịu dàng của Đấng khiến mọi sự hiệp lại vì lợi ích của chúng ta, chúng ta sẽ vui mừng khôn tả và tràn đầy vinh quang.”—Ellen G. White, Testimonies for the Church, tập 9, tr. 286.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 10, 1 – 7 Tháng 3
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Đa-ni-ên 10:1–14, Khải huyền 13:1–8, Gióp 1:1–12 và 2:1–7, Giăng 12:31 và 14:30, Mác 6:5 và 9:29.
CÂU GỐC: ‘ “Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu. Vả, Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ”’ (1 Giăng 3:8).
Như chúng ta đã thấy, các “thần” giả của các dân tộc đều là ma quỷ đội lốt. Chúng ta cũng thấy bằng chứng rằng đứng sau những bậc thống trị trần thế là những thế lực của ma quỉ trên trời. Ngay cả những thiên sứ được Đức Chúa Trời sai phái cũng có thể bị lực lượng của kẻ thù chống đối.
Đọc Đa-ni-ên 10:1–14, đặc biệt chú ý đến các câu 12, 13. Những câu này dạy điều gì có liên quan đến cuộc xung đột trong vũ trụ? Bạn nghĩ sao về việc thiên sứ được Chúa sai đến “ bị ngăn trở” trong 21 ngày?
Một thiên sứ được Đức Chúa Trời sai đến sao lại có thể “bị ngăn trở” trong ba tuần? Là Đấng toàn năng, Đức Chúa Trời có quyền đáp ứng Đa-ni- ên ngay lập tức—nếu Ngài chọn làm như vậy. Nếu Ngài xử dụng quyền năng của mình để làm vậy, Ngài có thể khiến một thiên sứ hiện ra với Đa-ni-ên ngay lập tức. Tuy nhiên, thiên sứ được Chúa gửi đến đã bị “vua nước Phe-rơ- sơ (Persia)” “ngăn trở” suốt ba tuần. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
“Trong ba tuần, Gabriel vật lộn với sức mạnh của bóng tối, tìm cách chống lại những ảnh hưởng đang tác động lên tâm trí vua Si-ru. . . . Tất cả những gì thiên đàng có thể làm thay mặt cho dân sự Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Cuối cùng chiến thắng đã đạt được; lực lượng của kẻ thù đã bị kiểm soát trong suốt thời kỳ của Si-ru và tất cả những ngày của con trai ông là Cambyses.”—Ellen G. White, Prophets and Kings, tr. 572.
Để một cuộc xung đột như vậy diễn ra, Đức Chúa Trời không thể xử dụng toàn bộ quyền năng của Ngài. Kẻ thù phải có được một số quyền tự do và sức mạnh thực sự, mà không thể bị mất đi một cách thất thường, nhưng phải bị hạn chế bởi một số điều kiện cả hai phe đều biết (chi tiết không được tiết lộ cho chúng ta). Trong xung đột vũ trụ này dường như có những giới hạn mà ngay cả các thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng phải tuân theo. Chúng được gọi là “Qui Luật Giao Chiến” mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong những bài học tới.
Thông hiểu những giới hạn này cũng không khó nếu chúng ta nắm được ý tưởng đã nói ở trên rằng Đức Chúa Trời chỉ làm việc bằng tình yêu thương, và chính tình yêu chứ không phải sự ép buộc là nền tảng cho chính phủ của Ngài. Biết rằng Chúa chỉ hành động qua những nguyên tắc xuất phát từ tình yêu thương có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc chiến khốc liệt.
Bạn đã từng thử chỉ xử dụng tình yêu thay vì ép buộc người khác làm việc chưa? Bạn đã học được điều gì về sức mạnh thực sự của tình yêu so với việc dùng quyền lực?
Sách Khải huyền cung cấp cái nhìn toàn diện về cuộc xung đột vũ trụ, miêu tả ma quỷ là “con rồng lớn” chống đối Đức Chúa Trời và “lừa dối cả thế gian.”
Đọc Khải huyền 13:1–8. Điều này tiết lộ gì về phạm vi quyền hạn của con rồng?
Con rồng (Sa-tan) không chỉ gây chiến chống lại Đức Chúa Trời (Khải huyền 12:7–9) và các tôi tớ Ngài (Khải huyền 12:1–6), mà nó còn được miêu tả là kẻ cai trị đằng sau các vương quốc trên đất chuyên đàn áp dân sự Đức Chúa Trời qua các thời đại.
Con rồng “đã cho . . . sức mạnh, ngôi và quyền phép lớn” cho con thú từ biển (Khải huyền 13:2; so sánh với Khải huyền 13:5 và 17:13, 14). Con thú đến từ biển này “được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo và phạm thượng, và nó được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng” (Khải huyền 13:5).
Vì vậy, Sa-tan (con rồng) trao quyền lực và quyền cai trị cho một con thú (một thế lực tôn giáo-chính trị trần thế). Quyền lực này được thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt sự thờ phượng dành cho Đức Chúa Trời. Con thú xúc phạm đến danh Đức Chúa Trời; nó cũng gây chiến và thậm chí còn đánh bại các thánh đồ (các thánh) của Đức Chúa Trời, ít nhất là trong một giai đoạn. Quyền lực và thẩm quyền trên toàn thế gian này được trao cho con thú bởi con rồng, kẻ thống trị chiếm đoạt thế giới này.
Tuy nhiên, cũng có những giới hạn rõ ràng cho Sa-tan và các cơ quan của hắn, kể cả những giới hạn tạm thời. “Bởi vậy, hỡi các tầng trời và các đấng ở trong đó, hãy vui mừng đi! Khốn nạn cho đất và biển! vì ma quỉ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi” (Khải huyền 12:12).
Sa-tan “biết thì giờ của mình còn chẳng bao nhiêu” (Khải huyền 12:12), và các sự kiện được mô tả trong Khải huyền diễn ra theo các mốc thời gian như lời tiên tri, cho thấy những giới hạn cụ thể (xem Khải huyền 12:14 và 13:5) cho sự thống trị của các thế lực tà ác này.
Quả thực, Đức Chúa Trời cuối cùng toàn thắng. “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết; cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa, vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (Khải huyền 21:4).
Dầu khó cho chúng ta nhận thấy lúc này, nhưng cuối cùng điều thiện sẽ toàn thắng điều ác mãi mãi. Tại sao chúng ta không bao giờ nên quên lời hứa tuyệt vời này?
Sách Gióp cho chúng ta một số hiểu biết sâu sắc về thực trạng của vấn đề thiện ác đấu tranh.
Đọc Gióp 1:1–12 và Gióp 2:1–7. Những nguyên tắc nào của cuộc chiến vĩ đại được tiết lộ ở đây?
Nhiều chi tiết quan trọng có thể được thu thập từ những câu này. Đầu tiên, dường như có một cuộc nhóm họp trên trời, không chỉ đơn thuần là cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan; các hành tinh khác cũng tham gia.
Thứ hai, có một tranh luận nào đó đang diễn ra, được báo hiệu bằng việc Đức Chúa Trời hỏi Sa-tan có nhìn thấy Gióp hay không. Nhìn thấy để làm gì? Trong bối cảnh của một tranh chấp lớn hơn đang diễn ra, câu hỏi này thật có ý nghĩa.
Thứ ba, trong khi Đức Chúa Trời tuyên bố Gióp là trọn vẹn, ngay thẳng và kính sợ Đức Chúa Trời thì Sa-tan tuyên bố rằng Gióp có vẻ kính sợ Đức Chúa Trời chỉ vì Chúa bảo vệ ông. Nhận xét này tương đương với một sự vu khống tính tình của Gióp lẫn của Đức Chúa Trời (so sánh với Khải huyền 12:10, Xa-cha-ri 3).
Thứ tư, Sa-tan cáo buộc Đức Chúa Trời bảo vệ Gióp (bao bọc tứ phía) là không công bằng và việc ấy khiến Sa-tan không thể chứng minh những lời cáo buộc của mình. Điều này cho thấy một số giới hạn hiện đang áp dụng với Sa-tan (các quy luật giao chiến) và rõ ràng Sa-tan đã cố ý làm hại Gióp.
Đức Chúa Trời đáp lại lời buộc tội của Sa-tan trước hội đồng trên trời bằng cách cho phép Sa-tan thử nghiệm lý thuyết của hắn, nhưng chỉ trong giới hạn. Đầu tiên, Ngài ban cho Sa-tan quyền lực trên “tất cả những gì Gióp có”, nhưng cấm làm tổn hại đến Gióp (Gióp 1:12). Sau đó, khi Sa-tan tuyên bố rằng Gióp chỉ quan tâm đến bản thân mình, Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan làm khổ chính bản thân Gióp, nhưng không được hại đến mạng sống của Gióp (Gióp 2:3–6).
Sa-tan mang đến vô số tai họa cho gia đình Gióp, tuy nhiên trong mỗi trường hợp, Gióp vẫn tiếp tục ca tụng danh Ngài (Gióp 1:20–22 và 2:9, 10), làm sai lạc những lời buộc tội của Sa-tan.
Chúng ta học được nhiều điều ở đây, chẳng hạn như trong trận xung đột vũ trụ cũng có qui luật giao chiến của nó. Tòa án trên trời có những ranh giới (parameters) đặt ra để giải quyết những cáo buộc chống lại Đức Chúa Trời, nhưng Chúa làm thế nào có thể vi phạm các nguyên tắc thiêng liêng vốn có trong tình yêu, nền tảng của chính phủ Ngài và cách Ngài cai trị vũ trụ và các cư dân trong đó.
Những khung cảnh thiên đường ghi trong sách Gióp cho chúng ta những hiểu biết tuyệt vời về thực tế của cuộc thiện ác đấu tranh, và việc nó đang diễn ra thế nào trên địa cầu.
Chúng ta đã thấy trong các bài học trước rằng, trong cuộc xung đột vũ trụ, Sa-tan và đồng bọn của hắn tạm thời được trao thẩm quyền đáng kể trên thế gian này, tuy bị giới hạn bởi một số quy luật giao chiến nào đó.
Những quy luật giao chiến này không chỉ hạn chế hành động của kẻ thù—ma quỷ và đồng bọn của hắn—mà cũng hạn chế hành động của Đức Chúa Trời trong việc loại bỏ hoặc giảm bớt tà ác (tạm thời) thuộc thẩm quyền của kẻ thù. Bởi vì Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thất hứa, trong phạm vi những gì Ngài đã đồng ý với các quy luật giao chiến—do đó ma quỷ có được một số quyền cai trị có giới hạn và tạm thời—Đức Chúa Trời đã hạn chế đường lối hành động trong tương lai của Ngài (mà không làm giảm bớt quyền năng căn bản của Ngài).
Đọc Giăng 12:31, Giăng 14:30, Giăng 16:11, 2 Cô-rinh-tô 4:4 và Lu-ca 4:6. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về sự thống trị của kẻ thù trên thế gian này?
Tân Ước nói đến sự xung đột giữa các vương quốc, vương quốc của ánh sáng và bóng tối, với bóng tối đến từ Sa-tan và sự phản loạn của hắn. Một phần sứ mạng của Đấng Christ là đánh bại vương quốc của Sa-tan: “Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy diệt công việc của ma quỷ” (1 Giăng 3:8).
Tuy nhiên, có những “quy luật” giới hạn những gì Đức Chúa Trời có thể làm trong khi vẫn trung thành với những nguyên tắc đằng sau sự cai trị của Ngài. Những giới hạn này bao gồm tối thiểu (1) việc ban cho các tạo vật quyền tự do ý chí và (2) các quy luật giao chiến theo giao ước, mà chúng ta hiện nay không được biết rõ. Những trở ngại và hạn chế này, ảnh hưởng đến hành động của Chúa và quan trọng đối với khả năng đạo đức của Đức Chúa Trời, trong việc giảm bớt và/hoặc loại bỏ ngay lập tức điều ác trên thế gian này. Vì vậy, chúng ta thấy tội ác và đau khổ vẫn tiếp tục diễn ra, một điều thực sự có thể khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự hiện hữu hay sự tốt lành của Ngài. Tuy nhiên, một khi hiểu được bối cảnh của cuộc thiện ác đấu tranh, và những giới hạn mà Đức Chúa Trời đặt ra trên cách Ngài sẽ đối phó với điều ác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn chút nào lý do tại sao mọi việc lại diễn ra như hiện tại—ít nhất là cho đến chiến thắng cuối cùng của Đức Chúa Trời trên điều ác.
Việc Đức Chúa Giê-su gọi Sa-tan là “kẻ cai trị” thế gian này giúp chúng ta hiểu biết thế nào về sự hiện hữu của điều ác trên thế gian? Biết được rằng sự cai trị ấy chỉ là tạm thời an ủi chúng ta biết bao!
Chủ yếu của cuộc vũ trụ thư hùng là sự tranh chấp về đức tính của Đức Chúa Trời, gây nên bởi những cáo buộc vu khống của ma quỷ chống lại sự tốt lành, công lý và chính quyền của Chúa.
Một cuộc xung đột như vậy không thể được giải quyết chỉ bằng với quyền lực. Thay vào đó nó cần phải có sự chứng minh.
Nếu những cáo buộc nghiêm trọng được đưa ra chống lại một người nắm quyền, cách tốt nhất (và có thể là duy nhất) để đánh bại những cáo buộc đó là cho phép một cuộc điều tra tự do, công bằng và công khai. Nếu những lời cáo buộc đe dọa toàn bộ chính phủ (của tình yêu), chúng không thể bị che đậy một cách đơn giản.
Tất cả những điều này giúp chúng ta hiểu hơn về sự tranh chấp toàn vũ trụ và sự liên hệ của nó đến vấn đề sự ác. Nếu Đức Chúa Trời cho một lời hứa, liệu Ngài có bao giờ thất hứa không? Dĩ nhiên là không. Nếu Đức Chúa Trời đồng ý với các quy luật giao chiến, hành động của Ngài trong tương lai sẽ bị hạn chế (về mặt đạo đức). Do đó, một số tội ác có thể rơi vào lãnh địa tạm thời của vương quốc bóng tối.
Đọc Mác 6:5 và Mác 9:29. Những câu Kinh Thánh này cho thấy gì về việc ngay cả hành động thiêng liêng cũng có thể liên quan mật thiết đến các yếu tố như đức tin và cầu nguyện?
Trong cả hai câu chuyện này, dường như có sự hiện diện của một số giới hạn hoặc quy luật giao chiến liên quan chặt chẽ đến những điều như đức tin và cầu nguyện. Ở những nơi khác trong Kinh Thánh chúng ta thấy rất nhiều bằng chứng rằng lời cầu nguyện đem lại sự khác biệt trong thế gian này: chúng mở đường cho Chúa hành động. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ sai lầm rằng đức tin và lời cầu nguyện là những yếu tố duy nhất. Có thể còn nhiều yếu tố khác mà có thể chúng ta chưa biết.
Điều này phù hợp với những gì chúng ta đã thấy trước đây về các quy luật giao chiến. Trong chừng mực Đức Chúa Trời cam kết hoặc đồng ý một số quy luật giao chiến, hành động trong tương lai của Ngài sẽ bị hạn chế (về mặt đạo đức). Do đó, một số tội ác có thể nằm trong lãnh địa tạm thời của vương quốc bóng tối.
Đọc Rô-ma 8:18 và Khải huyền 21:3, 4. Những câu Kinh Thánh này giúp bạn thế nào trong việc vững tin rằng mặc dù có nhiều điều chúng ta không biết, nhưng chúng ta có thể trông cậy vào Đức Chúa Trời, Đấng biết điều gì tốt nhất, muốn điều gì tốt nhất, và Ngài sẽ chấm dứt tà ác và mở ra một cõi hạnh phúc vĩnh cửu?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “The Power of Satan,” tr. 341–347, trong Testimonies for the Church, tập. 1.
“Con người sa ngã là tù nhân hợp pháp của Sa-tan. Sứ mạng của Đấng Christ là giải cứu người ấy khỏi quyền lực của kẻ thù lớn. Con người có khuynh hướng làm theo những gợi ý của Sa-tan một cách tự nhiên, và họ không thể thành công chống lại kẻ thù khủng khiếp như vậy trừ khi Đấng Christ, Đấng Chinh Phục toàn năng, ngự trong họ, hướng dẫn những ham muốn của họ và ban cho họ sức mạnh. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể hạn chế quyền lực của Sa-tan. Sa-tan đi tới đi lui, đi lên đi xuống trên trái đất. Hắn không lơ là một giây phút nào vì sợ mất cơ hội hủy hoại các linh hồn. Điều quan trọng là dân sự Chúa phải hiểu điều này để họ có thể thoát khỏi cạm bẫy của hắn. Sa-tan đang chuẩn bị những chiêu trò lừa dối của hắn, để trong chiến dịch cuối cùng của hắn chống lại dân Chúa, họ có thể không hiểu rằng chính là hắn. 2 Cô-rinh-tô 11:14: ‘Nào có gì lạ, chính quỉ Sa-tan mạo làm thiêng sứ sáng láng.’ Trong khi một số linh hồn bị lừa dối biện hộ rằng Sa-tan không hiện hữu, thì hắn đang bắt giữ họ, và làm việc qua họ một cách tích cực. Sa-tan biết rõ hơn dân sự Đức Chúa Trời rằng họ có thể có quyền năng trên hắn khi sức mạnh của họ ở trong Đấng Christ. Khi dân sự khiêm tốn cầu xin Đấng Chinh-Phục toàn năng giúp đỡ, nương cậy nơi Đấng Christ, thì người kém đức tin nhất cũng có thể thành công đẩy lùi Sa-tan và toàn thể đội binh của hắn. Hắn quá xảo quyệt để không đến một cách công khai, táo bạo, với những cám dỗ của mình; vì làm vậy thì năng nhiệt đang ngủ yên của Cơ Đốc nhân sẽ trỗi dậy và người đó sẽ trông cậy vào Đấng Giải Cứu hùng mạnh và quyền năng. Nhưng Sa-tan đến không bị nhận diện và hoạt động dưới ngụy trang qua những kẻ không vâng lời, nhưng xưng mình là người tin kính.”—Ellen G. White, Testimonies for the Church, tập 1, tr. 341.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 10, 1 – 7 Tháng 3
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Đa-ni-ên 10:1–14, Khải huyền 13:1–8, Gióp 1:1–12 và 2:1–7, Giăng 12:31 và 14:30, Mác 6:5 và 9:29.
CÂU GỐC: ‘ “Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu. Vả, Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ”’ (1 Giăng 3:8).
Như chúng ta đã thấy, các “thần” giả của các dân tộc đều là ma quỷ đội lốt. Chúng ta cũng thấy bằng chứng rằng đứng sau những bậc thống trị trần thế là những thế lực của ma quỉ trên trời. Ngay cả những thiên sứ được Đức Chúa Trời sai phái cũng có thể bị lực lượng của kẻ thù chống đối.
Đọc Đa-ni-ên 10:1–14, đặc biệt chú ý đến các câu 12, 13. Những câu này dạy điều gì có liên quan đến cuộc xung đột trong vũ trụ? Bạn nghĩ sao về việc thiên sứ được Chúa sai đến “ bị ngăn trở” trong 21 ngày?
Một thiên sứ được Đức Chúa Trời sai đến sao lại có thể “bị ngăn trở” trong ba tuần? Là Đấng toàn năng, Đức Chúa Trời có quyền đáp ứng Đa-ni- ên ngay lập tức—nếu Ngài chọn làm như vậy. Nếu Ngài xử dụng quyền năng của mình để làm vậy, Ngài có thể khiến một thiên sứ hiện ra với Đa-ni-ên ngay lập tức. Tuy nhiên, thiên sứ được Chúa gửi đến đã bị “vua nước Phe-rơ- sơ (Persia)” “ngăn trở” suốt ba tuần. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
“Trong ba tuần, Gabriel vật lộn với sức mạnh của bóng tối, tìm cách chống lại những ảnh hưởng đang tác động lên tâm trí vua Si-ru. . . . Tất cả những gì thiên đàng có thể làm thay mặt cho dân sự Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Cuối cùng chiến thắng đã đạt được; lực lượng của kẻ thù đã bị kiểm soát trong suốt thời kỳ của Si-ru và tất cả những ngày của con trai ông là Cambyses.”—Ellen G. White, Prophets and Kings, tr. 572.
Để một cuộc xung đột như vậy diễn ra, Đức Chúa Trời không thể xử dụng toàn bộ quyền năng của Ngài. Kẻ thù phải có được một số quyền tự do và sức mạnh thực sự, mà không thể bị mất đi một cách thất thường, nhưng phải bị hạn chế bởi một số điều kiện cả hai phe đều biết (chi tiết không được tiết lộ cho chúng ta). Trong xung đột vũ trụ này dường như có những giới hạn mà ngay cả các thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng phải tuân theo. Chúng được gọi là “Qui Luật Giao Chiến” mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong những bài học tới.
Thông hiểu những giới hạn này cũng không khó nếu chúng ta nắm được ý tưởng đã nói ở trên rằng Đức Chúa Trời chỉ làm việc bằng tình yêu thương, và chính tình yêu chứ không phải sự ép buộc là nền tảng cho chính phủ của Ngài. Biết rằng Chúa chỉ hành động qua những nguyên tắc xuất phát từ tình yêu thương có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc chiến khốc liệt.
Bạn đã từng thử chỉ xử dụng tình yêu thay vì ép buộc người khác làm việc chưa? Bạn đã học được điều gì về sức mạnh thực sự của tình yêu so với việc dùng quyền lực?
Sách Khải huyền cung cấp cái nhìn toàn diện về cuộc xung đột vũ trụ, miêu tả ma quỷ là “con rồng lớn” chống đối Đức Chúa Trời và “lừa dối cả thế gian.”
Đọc Khải huyền 13:1–8. Điều này tiết lộ gì về phạm vi quyền hạn của con rồng?
Con rồng (Sa-tan) không chỉ gây chiến chống lại Đức Chúa Trời (Khải huyền 12:7–9) và các tôi tớ Ngài (Khải huyền 12:1–6), mà nó còn được miêu tả là kẻ cai trị đằng sau các vương quốc trên đất chuyên đàn áp dân sự Đức Chúa Trời qua các thời đại.
Con rồng “đã cho . . . sức mạnh, ngôi và quyền phép lớn” cho con thú từ biển (Khải huyền 13:2; so sánh với Khải huyền 13:5 và 17:13, 14). Con thú đến từ biển này “được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo và phạm thượng, và nó được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng” (Khải huyền 13:5).
Vì vậy, Sa-tan (con rồng) trao quyền lực và quyền cai trị cho một con thú (một thế lực tôn giáo-chính trị trần thế). Quyền lực này được thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt sự thờ phượng dành cho Đức Chúa Trời. Con thú xúc phạm đến danh Đức Chúa Trời; nó cũng gây chiến và thậm chí còn đánh bại các thánh đồ (các thánh) của Đức Chúa Trời, ít nhất là trong một giai đoạn. Quyền lực và thẩm quyền trên toàn thế gian này được trao cho con thú bởi con rồng, kẻ thống trị chiếm đoạt thế giới này.
Tuy nhiên, cũng có những giới hạn rõ ràng cho Sa-tan và các cơ quan của hắn, kể cả những giới hạn tạm thời. “Bởi vậy, hỡi các tầng trời và các đấng ở trong đó, hãy vui mừng đi! Khốn nạn cho đất và biển! vì ma quỉ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi” (Khải huyền 12:12).
Sa-tan “biết thì giờ của mình còn chẳng bao nhiêu” (Khải huyền 12:12), và các sự kiện được mô tả trong Khải huyền diễn ra theo các mốc thời gian như lời tiên tri, cho thấy những giới hạn cụ thể (xem Khải huyền 12:14 và 13:5) cho sự thống trị của các thế lực tà ác này.
Quả thực, Đức Chúa Trời cuối cùng toàn thắng. “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết; cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa, vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (Khải huyền 21:4).
Dầu khó cho chúng ta nhận thấy lúc này, nhưng cuối cùng điều thiện sẽ toàn thắng điều ác mãi mãi. Tại sao chúng ta không bao giờ nên quên lời hứa tuyệt vời này?
Sách Gióp cho chúng ta một số hiểu biết sâu sắc về thực trạng của vấn đề thiện ác đấu tranh.
Đọc Gióp 1:1–12 và Gióp 2:1–7. Những nguyên tắc nào của cuộc chiến vĩ đại được tiết lộ ở đây?
Nhiều chi tiết quan trọng có thể được thu thập từ những câu này. Đầu tiên, dường như có một cuộc nhóm họp trên trời, không chỉ đơn thuần là cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan; các hành tinh khác cũng tham gia.
Thứ hai, có một tranh luận nào đó đang diễn ra, được báo hiệu bằng việc Đức Chúa Trời hỏi Sa-tan có nhìn thấy Gióp hay không. Nhìn thấy để làm gì? Trong bối cảnh của một tranh chấp lớn hơn đang diễn ra, câu hỏi này thật có ý nghĩa.
Thứ ba, trong khi Đức Chúa Trời tuyên bố Gióp là trọn vẹn, ngay thẳng và kính sợ Đức Chúa Trời thì Sa-tan tuyên bố rằng Gióp có vẻ kính sợ Đức Chúa Trời chỉ vì Chúa bảo vệ ông. Nhận xét này tương đương với một sự vu khống tính tình của Gióp lẫn của Đức Chúa Trời (so sánh với Khải huyền 12:10, Xa-cha-ri 3).
Thứ tư, Sa-tan cáo buộc Đức Chúa Trời bảo vệ Gióp (bao bọc tứ phía) là không công bằng và việc ấy khiến Sa-tan không thể chứng minh những lời cáo buộc của mình. Điều này cho thấy một số giới hạn hiện đang áp dụng với Sa-tan (các quy luật giao chiến) và rõ ràng Sa-tan đã cố ý làm hại Gióp.
Đức Chúa Trời đáp lại lời buộc tội của Sa-tan trước hội đồng trên trời bằng cách cho phép Sa-tan thử nghiệm lý thuyết của hắn, nhưng chỉ trong giới hạn. Đầu tiên, Ngài ban cho Sa-tan quyền lực trên “tất cả những gì Gióp có”, nhưng cấm làm tổn hại đến Gióp (Gióp 1:12). Sau đó, khi Sa-tan tuyên bố rằng Gióp chỉ quan tâm đến bản thân mình, Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan làm khổ chính bản thân Gióp, nhưng không được hại đến mạng sống của Gióp (Gióp 2:3–6).
Sa-tan mang đến vô số tai họa cho gia đình Gióp, tuy nhiên trong mỗi trường hợp, Gióp vẫn tiếp tục ca tụng danh Ngài (Gióp 1:20–22 và 2:9, 10), làm sai lạc những lời buộc tội của Sa-tan.
Chúng ta học được nhiều điều ở đây, chẳng hạn như trong trận xung đột vũ trụ cũng có qui luật giao chiến của nó. Tòa án trên trời có những ranh giới (parameters) đặt ra để giải quyết những cáo buộc chống lại Đức Chúa Trời, nhưng Chúa làm thế nào có thể vi phạm các nguyên tắc thiêng liêng vốn có trong tình yêu, nền tảng của chính phủ Ngài và cách Ngài cai trị vũ trụ và các cư dân trong đó.
Những khung cảnh thiên đường ghi trong sách Gióp cho chúng ta những hiểu biết tuyệt vời về thực tế của cuộc thiện ác đấu tranh, và việc nó đang diễn ra thế nào trên địa cầu.
Chúng ta đã thấy trong các bài học trước rằng, trong cuộc xung đột vũ trụ, Sa-tan và đồng bọn của hắn tạm thời được trao thẩm quyền đáng kể trên thế gian này, tuy bị giới hạn bởi một số quy luật giao chiến nào đó.
Những quy luật giao chiến này không chỉ hạn chế hành động của kẻ thù—ma quỷ và đồng bọn của hắn—mà cũng hạn chế hành động của Đức Chúa Trời trong việc loại bỏ hoặc giảm bớt tà ác (tạm thời) thuộc thẩm quyền của kẻ thù. Bởi vì Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thất hứa, trong phạm vi những gì Ngài đã đồng ý với các quy luật giao chiến—do đó ma quỷ có được một số quyền cai trị có giới hạn và tạm thời—Đức Chúa Trời đã hạn chế đường lối hành động trong tương lai của Ngài (mà không làm giảm bớt quyền năng căn bản của Ngài).
Đọc Giăng 12:31, Giăng 14:30, Giăng 16:11, 2 Cô-rinh-tô 4:4 và Lu-ca 4:6. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về sự thống trị của kẻ thù trên thế gian này?
Tân Ước nói đến sự xung đột giữa các vương quốc, vương quốc của ánh sáng và bóng tối, với bóng tối đến từ Sa-tan và sự phản loạn của hắn. Một phần sứ mạng của Đấng Christ là đánh bại vương quốc của Sa-tan: “Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy diệt công việc của ma quỷ” (1 Giăng 3:8).
Tuy nhiên, có những “quy luật” giới hạn những gì Đức Chúa Trời có thể làm trong khi vẫn trung thành với những nguyên tắc đằng sau sự cai trị của Ngài. Những giới hạn này bao gồm tối thiểu (1) việc ban cho các tạo vật quyền tự do ý chí và (2) các quy luật giao chiến theo giao ước, mà chúng ta hiện nay không được biết rõ. Những trở ngại và hạn chế này, ảnh hưởng đến hành động của Chúa và quan trọng đối với khả năng đạo đức của Đức Chúa Trời, trong việc giảm bớt và/hoặc loại bỏ ngay lập tức điều ác trên thế gian này. Vì vậy, chúng ta thấy tội ác và đau khổ vẫn tiếp tục diễn ra, một điều thực sự có thể khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự hiện hữu hay sự tốt lành của Ngài. Tuy nhiên, một khi hiểu được bối cảnh của cuộc thiện ác đấu tranh, và những giới hạn mà Đức Chúa Trời đặt ra trên cách Ngài sẽ đối phó với điều ác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn chút nào lý do tại sao mọi việc lại diễn ra như hiện tại—ít nhất là cho đến chiến thắng cuối cùng của Đức Chúa Trời trên điều ác.
Việc Đức Chúa Giê-su gọi Sa-tan là “kẻ cai trị” thế gian này giúp chúng ta hiểu biết thế nào về sự hiện hữu của điều ác trên thế gian? Biết được rằng sự cai trị ấy chỉ là tạm thời an ủi chúng ta biết bao!
Chủ yếu của cuộc vũ trụ thư hùng là sự tranh chấp về đức tính của Đức Chúa Trời, gây nên bởi những cáo buộc vu khống của ma quỷ chống lại sự tốt lành, công lý và chính quyền của Chúa.
Một cuộc xung đột như vậy không thể được giải quyết chỉ bằng với quyền lực. Thay vào đó nó cần phải có sự chứng minh.
Nếu những cáo buộc nghiêm trọng được đưa ra chống lại một người nắm quyền, cách tốt nhất (và có thể là duy nhất) để đánh bại những cáo buộc đó là cho phép một cuộc điều tra tự do, công bằng và công khai. Nếu những lời cáo buộc đe dọa toàn bộ chính phủ (của tình yêu), chúng không thể bị che đậy một cách đơn giản.
Tất cả những điều này giúp chúng ta hiểu hơn về sự tranh chấp toàn vũ trụ và sự liên hệ của nó đến vấn đề sự ác. Nếu Đức Chúa Trời cho một lời hứa, liệu Ngài có bao giờ thất hứa không? Dĩ nhiên là không. Nếu Đức Chúa Trời đồng ý với các quy luật giao chiến, hành động của Ngài trong tương lai sẽ bị hạn chế (về mặt đạo đức). Do đó, một số tội ác có thể rơi vào lãnh địa tạm thời của vương quốc bóng tối.
Đọc Mác 6:5 và Mác 9:29. Những câu Kinh Thánh này cho thấy gì về việc ngay cả hành động thiêng liêng cũng có thể liên quan mật thiết đến các yếu tố như đức tin và cầu nguyện?
Trong cả hai câu chuyện này, dường như có sự hiện diện của một số giới hạn hoặc quy luật giao chiến liên quan chặt chẽ đến những điều như đức tin và cầu nguyện. Ở những nơi khác trong Kinh Thánh chúng ta thấy rất nhiều bằng chứng rằng lời cầu nguyện đem lại sự khác biệt trong thế gian này: chúng mở đường cho Chúa hành động. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ sai lầm rằng đức tin và lời cầu nguyện là những yếu tố duy nhất. Có thể còn nhiều yếu tố khác mà có thể chúng ta chưa biết.
Điều này phù hợp với những gì chúng ta đã thấy trước đây về các quy luật giao chiến. Trong chừng mực Đức Chúa Trời cam kết hoặc đồng ý một số quy luật giao chiến, hành động trong tương lai của Ngài sẽ bị hạn chế (về mặt đạo đức). Do đó, một số tội ác có thể nằm trong lãnh địa tạm thời của vương quốc bóng tối.
Đọc Rô-ma 8:18 và Khải huyền 21:3, 4. Những câu Kinh Thánh này giúp bạn thế nào trong việc vững tin rằng mặc dù có nhiều điều chúng ta không biết, nhưng chúng ta có thể trông cậy vào Đức Chúa Trời, Đấng biết điều gì tốt nhất, muốn điều gì tốt nhất, và Ngài sẽ chấm dứt tà ác và mở ra một cõi hạnh phúc vĩnh cửu?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “The Power of Satan,” tr. 341–347, trong Testimonies for the Church, tập. 1.
“Con người sa ngã là tù nhân hợp pháp của Sa-tan. Sứ mạng của Đấng Christ là giải cứu người ấy khỏi quyền lực của kẻ thù lớn. Con người có khuynh hướng làm theo những gợi ý của Sa-tan một cách tự nhiên, và họ không thể thành công chống lại kẻ thù khủng khiếp như vậy trừ khi Đấng Christ, Đấng Chinh Phục toàn năng, ngự trong họ, hướng dẫn những ham muốn của họ và ban cho họ sức mạnh. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể hạn chế quyền lực của Sa-tan. Sa-tan đi tới đi lui, đi lên đi xuống trên trái đất. Hắn không lơ là một giây phút nào vì sợ mất cơ hội hủy hoại các linh hồn. Điều quan trọng là dân sự Chúa phải hiểu điều này để họ có thể thoát khỏi cạm bẫy của hắn. Sa-tan đang chuẩn bị những chiêu trò lừa dối của hắn, để trong chiến dịch cuối cùng của hắn chống lại dân Chúa, họ có thể không hiểu rằng chính là hắn. 2 Cô-rinh-tô 11:14: ‘Nào có gì lạ, chính quỉ Sa-tan mạo làm thiêng sứ sáng láng.’ Trong khi một số linh hồn bị lừa dối biện hộ rằng Sa-tan không hiện hữu, thì hắn đang bắt giữ họ, và làm việc qua họ một cách tích cực. Sa-tan biết rõ hơn dân sự Đức Chúa Trời rằng họ có thể có quyền năng trên hắn khi sức mạnh của họ ở trong Đấng Christ. Khi dân sự khiêm tốn cầu xin Đấng Chinh-Phục toàn năng giúp đỡ, nương cậy nơi Đấng Christ, thì người kém đức tin nhất cũng có thể thành công đẩy lùi Sa-tan và toàn thể đội binh của hắn. Hắn quá xảo quyệt để không đến một cách công khai, táo bạo, với những cám dỗ của mình; vì làm vậy thì năng nhiệt đang ngủ yên của Cơ Đốc nhân sẽ trỗi dậy và người đó sẽ trông cậy vào Đấng Giải Cứu hùng mạnh và quyền năng. Nhưng Sa-tan đến không bị nhận diện và hoạt động dưới ngụy trang qua những kẻ không vâng lời, nhưng xưng mình là người tin kính.”—Ellen G. White, Testimonies for the Church, tập 1, tr. 341.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 9, 22 – 28 Tháng 2
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Ma-thi-ơ 13:24–27; Sáng thế Ký 1:31; Ê-xê-chi-ên 28:12–19; Ê-sai 14:12–15; Ma-thi-ơ 4:1–11; Giăng 8:44, 45.
CÂU GỐC: ‘“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau; Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn vào gót chân Người’” (Sáng thế Ký 3:15).
Đọc Ma-thi-ơ 13:24–27. Câu chuyện ngụ ngôn này giúp chúng ta hiểu thế nào về điều ác trong thế gian?
Đức Chúa Giê-su kể câu chuyện về một người chủ đất chỉ gieo những hạt giống tốt trên mẫu ruộng của mình. Tuy nhiên, cỏ lùng mọc lên giữa lúa mì. Thấy vậy, đầy tớ hỏi chủ: “Thưa ông, ông không gieo hạt giống tốt trong ruộng mình sao? Vậy thì cỏ lùng ở đâu mà ra? (Ma-thi-ơ 13:27). Điều này tương tự với câu hỏi thường được đặt ra ngày nay liên quan đến vấn đề sự ác: Nếu Chúa tạo dựng thế giới hoàn toàn tốt lành, thì tại sao lại có tội ác trong đó?
Đọc Ma-thi-ơ 13:28–30 dựa trên lời giải thích của Đấng Christ trong Ma-thi-ơ 13:37–40. Điều này cũng làm sáng tỏ bản chất của cuộc xung đột vũ trụ ra sao?
Người chủ trả lời, “Kẻ thù đã làm điều này” (Ma-thi-ơ 13:28) cho câu hỏi của người đầy tớ. Sau đó, Đức Chúa Giê-su xác định người “gieo hạt giống tốt” là “Con người”, chính là Đức Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 13:37), và giải thích rằng “ruộng là thế gian” (Ma-thi-ơ 13:38), và “kẻ thù đã gieo” cỏ lùng là “ma quỷ” (Ma-thi-ơ 13:39), mô tả rõ ràng một cuộc xung đột vũ trụ giữa Đấng Christ và Sa-tan. Tại sao lại có tội ác trên thế gian? Tội ác là kết quả của kẻ thù (quỷ dữ) chống lại chủ nhân. “ ‘Kẻ thù đã làm điều này’ ” (Ma-thi 13:28). Tuy nhiên, câu trả lời này gợi lên câu hỏi tiếp theo, “Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng?” Nói cách khác, tại sao không nhổ tận gốc tà ác ngay lập tức? “Chẳng nên,” chủ trả lời, “kẻo khi nhổ cỏ lùng, các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt” (Mathi-ơ 13:29, 30; so sánh với Mác 4:29). Theo như câu chuyện ngụ ngôn, cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt tội ác, nhưng việc nhổ bỏ nó sớm có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại không thay đổi được và gây tổn hại cho điều tốt.
Một số nguy hiểm xảy ra khi chúng ta tìm cách nhổ cỏ dại khỏi lúa mì bây giờ là gì? Đồng thời, tại sao điều này không có nghĩa là chúng ta cứ nên làm lơ những việc ác mà chúng ta gặp phải?
Song song với câu hỏi trong chuyện ngụ ngôn— tại sao trong ruộng lại có hạt giống xấu nếu người chủ chỉ trồng hạt giống tốt—là một câu hỏi khác: nếu Đức Chúa Trời tạo dựng thế gian hoàn toàn tốt đẹp, thì làm sao lại có điều ác nảy sinh?
Đọc Sáng thế Ký 1:31. Khi Đức Chúa Trời hoàn tất sự sáng tạo, Ngài phán gì về công việc Ngài làm, và tại sao câu trả lời lại là quan trọng?
Theo Sáng thế Ký 1:31, khi Đức Chúa Trời tạo dựng xong thế gian, mọi sự “thật rất tốt lành”. Sáng thế Ký 1 không cho dấu hiệu nào về điều ác trong sự sáng tạo của Chúa trên hành tinh này. Vậy thì làm sao cái ác lại xuất hiện trong kinh nghiệm của loài người?
Đọc Sáng thế Ký 3:1–7. Câu chuyện này nói gì về cách sự tà ác xuất hiện trên trái đất? Điều này làm sáng tỏ bản chất của cuộc xung đột vũ trụ ra sao? (Xem thêm Khải huyền 12:7–9.)
Trong câu chuyện này, chúng ta thấy con rắn nói những lời dối trá về bản tính của Đức Chúa Trời. Con rắn được xác định chính là ma quỷ (“con rắn xưa”) trong Khải huyền 12:7–9. Đầu tiên, nó dùng câu hỏi gần như ngược lại những gì Đức Chúa Trời phán dặn để gây nghi ngờ về mệnh lệnh của Ngài. Sau đó, con rắn trực tiếp thách thức những gì Đức Chúa Trời đã phán, nói với Ê-va: “Hai ngươi chẳng chết đâu” (Sáng thế Ký 3:4).
Hoặc con rắn hoặc Đức Chúa Trời đã nói dối với Ê-va, con người lúc này có quyền lựa chọn xem mình sẽ tin lời Chúa phán hay lời con rắn.
Ở đây và những nơi khác trong Kinh Thánh, bản chất của cuộc xung đột là việc tin ai và tin gì— những điều có liên hệ mật thiết đến tình yêu. Bởi vì sự tin tưởng của bạn về ai đó, họ là người ra sao, họ có đáng tin cậy không, sẽ tác động sâu sắc đến việc bạn sẽ yêu và tin cậy người đó, và trong trường hợp này, bạn vâng theo những gì Ngài nói với bạn.
Đọc Sáng thế Ký 3:15. Lời tuyên bố của Đức Chúa Trời với con rắn rằng dòng dõi người nữ, ám chỉ Đấng Mê-si, sẽ đập nát đầu con rắn thường được xem là phúc âm đầu tiên (protoevangelium) trong Kinh Thánh. Vậy điều này vừa củng cố thực tế của cuộc chiến vừa mang lại hy vọng cho chúng ta giữa cuộc chiến như thế nào?
Chỉ riêng Sáng Thế Ký 1–3 đã cho thấy rằng điều ác hiện hữu trước Sự Sa Ngã của A-đam và Ê-va. Về mặt khái niệm, “điều ác” đã xuất hiện, mang tên “cây biết điều thiện và điều ác” (Sáng thế Ký 2:9, 17). Sau đó, con rắn buộc tội Đức Chúa Trời nói dối trong khi trên thực tế chính hắn, con rắn, là kẻ dối trá. Sự hiện hữu của con rắn (Khải huyền 12:9), cùng với sự dối trá của nó, cho thấy thực tế của tội ác ở đây. Thế nên, ngay cả trong vườn Ê-đen trước khi có Sự Sa Ngã, đã có sự hiện diện của điều ác.
Đọc Ê-xê-chi-ên 28:12–19 dưới ánh sáng của Xuất Ê-díp-tô Ký 25:19, 20. Bản chất sự sa ngã của con người là gì?
Theo phần Kinh Thánh này, nguồn gốc của sự gian ác và cuộc vũ trụ thư hùng bắt đầu từ thiên đường.
Trước khi sa ngã, thiên sứ được biết đến với cái tên Sa-tan là một chê-rubin che phủ. Ngoài việc được xác định là chê-ru-bin này, Sa-tan “gồm đủ tất cả, đầy sự khôn ngoan, xinh đẹp trọn vẹn” và “ở Ê-đen, khu vườn của Đức Chúa Trời” (Ê-xê-chi-ên 28:12, 13). Những điều này không thể nói về vị vua loài người, vua Ty-rơ (hoặc bất kỳ con người nào khác). Do đó, ở đây chúng ta đã có được cái nhìn thoáng qua về sự sa ngã của Lu-xi-phe.
Đọc Ê-sai 14:12–15. Điều này làm sáng tỏ thêm gì về nguồn gốc của cuộc thiện ác đấu tranh?
Theo Ê-sai 14, Lu-xi-phe quyết định tôn cao vinh bản thân và làm cho mình giống như Đức Chúa Trời. Câu này bổ sung cho những gì chúng ta thấy trong Ê-xê-chi-ên 28, rằng lòng hắn trở nên “kiêu ngạo” vì “vẻ đẹp” của mình (Ê-xê-chi-ên 28:17), điều đáng lẽ phải khiến hắn tôn vinh Đức Chúa Trời, Đấng đã làm cho hắn xinh đẹp.Thay vào đó, hắn ta trở nên tự hào. Tệ hơn nữa, trong sự kiêu ngạo này, Lu-xi-phe đã muốn chiếm lấy địa vị của Đức Chúa Trời và vu khống Ngài. Từ “buôn bán” trong Ê-xê-chi-ên 28:16 cũng có nghĩa là “vu oan”, một dấu hiệu cho thấy Sa-tan sẽ hành động chống lại Đức Chúa Trời và chống lại chúng ta như thế nào.
Chúng ta hiểu thế nào sự kiện rằng Lu-xi-phe, kẻ sa ngã, ban đầu rất “hoàn hảo . . . từ ngày” hắn được tạo ra “cho đến khi thấy sự gian ác” trong hắn (Ê-xê-chi-ên 28:15)? Làm sao một sinh vật hoàn hảo lại có thể sa ngã trừ khi sự “hoàn hảo” bao gồm sự tự do đạo đức thật sự?
Việc Sa-tan muốn chiếm đoạt ngai Đức Chúa Trời, cũng được tiết lộ qua câu chuyện về sự cám dỗ, được thuật lại trong Ma-thi-ơ 4 và Lu-ca 4. Trong cuộc chạm trán nổi bật giữa Đức Chúa Giê-su và kẻ cám dỗ, bản chất của cuộc xung đột được tiết lộ rõ rệt. Ở đây chúng ta thấy thực tế của cuộc thiện ác đấu tranh giữa Đấng Christ và Sa-tan được diễn ra một cách rõ ràng và linh động.
Đọc Ma-thi-ơ 4:1–11. Thực tế của cuộc chiến khốc liệt giữa Đấng Christ và Sa-tan được tiết lộ như thế nào?
Đức Thánh Linh đã “dẫn” Đức Chúa Giê-su vào đồng vắng với mục đích rõ ràng là để Chúa Giê-su “bị ma quỷ cám dỗ” (Ma-thi-ơ 4:1). Trước khi đối mặt với cuộc gặp gỡ đã được sắp đặt trước này, Chúa Giê-su đã kiêng ăn bốn mươi ngày. Vì vậy, khi ma quỷ đến, hắn cám dỗ Chúa Giê-su biến đá thành bánh, lợi dụng cơn đói cùng cực của Ngài. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã chống lại sự cám dỗ này với lời Kinh Thánh, và mưu đồ của Sa-tan thất bại.
Sau đó, Sa-tan tìm cách xúi dục Đức Chúa Giê-su hành động một cách tự phụ, hắn đã cám dỗ Ngài hãy gieo mình xuống từ nóc đền thờ. Sa-tan bóp méo Kinh Thánh để gợi ý rằng nếu Chúa Giê-su thực sự là Con Đức Chúa Trời thì các thiên sứ sẽ bảo vệ Ngài. Nhưng với việc đọc đúng Kinh Thánh, Đức Chúa Giê-su, một lần nữa, chống lại sự cám dỗ.
Cám dỗ thứ ba tiết lộ rõ ràng điều ma quỷ đang cố gắng đạt được. Hắn muốn Đức Chúa Giê-su tôn thờ hắn. Sa-tan cố chiếm đoạt sự thờ phượng chỉ dành riêng cho Đức Chúa Trời.
Và để thực hiện điều đó, Sa-tan chỉ cho Chúa Giê-su thấy “tất cả các nước trên thế gian cùng sự vinh hiển các nước ấy” rồi tuyên bố: “Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này” (Ma-thi-ơ 4:8, 9). Thật vậy, trong Lu-ca 4:6, một câu tương tự với Ma-thi-ơ, ma quỷ tuyên bố: “Ta sẽ cho ngươi hết thảy quyền phép và sự vinh hiển của các nước đó; vì đã giao cho ta hết, ta muốn cho ai tuỳ ý ta” (Lu-ca 4:6).
Một lần nữa, Đức Chúa Giê-su chống lại sự cám dỗ bằng lời Kinh Thánh, và một lần nữa Sa-tan lại thất bại.
Trong cả ba trường hợp, Đức Chúa Giê-su đều dùng Kinh Thánh để chống lại các cuộc tấn công của kẻ thù.
Ê-phê-sô 6:12 nhắc nhở chúng ta rằng “Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.” Dù chúng ta không nên sống trong sợ hãi, nhưng tại sao chúng ta phải luôn nhớ đến thực trạng của cuộc đấu tranh đang diễn ra xung quanh mình?
Chúng ta đã thấy một số đoạn Kinh Thánh dạy về cuộc xung đột vũ trụ giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan. Nhưng làm sao một cuộc xung đột như vậy lại có thể xảy ra? Ai có thể chống lại Đức Chúa Trời toàn năng được? Nếu cuộc vũ trụ thư hùng chỉ về sức mạnh mà thôi, nó sẽ kết thúc trước khi bắt đầu. Nên đây phải là một loại xung đột khác. Thật vậy, Kinh Thánh tiết lộ rằng đây là một cuộc chiến tranh cãi về bản tính của Đức Chúa Trời—một cuộc xung đột về những cáo buộc vu khống do ma quỷ đưa ra chống lại Chúa, rằng (trong số những điều khác) Ngài không hoàn toàn tốt lành và yêu thương. Những tuyên bố như vậy không thể bị đánh bại bằng sức mạnh hay vũ lực mà bằng cách so sánh hai nhân vật cạnh tranh.
“Trong việc đối xử với tội lỗi, Đức Chúa Trời chỉ có thể dùng sự công bình và lẽ thật. Còn Sa-tan thì dùng nịnh bợ và lừa đảo, là những điều mà Đức Chúa Trời không thể dùng. Hắn đã giả mạo lời Đức Chúa Trời và đã trình bày sai lạc kế hoạch cai trị của Ngài trước các thiên sứ, tuyên bố rằng Đức Chúa Trời không những chỉ đặt luật lệ cho dân cư thiên đàng, mà còn đòi hỏi sự phục tùng và vâng theo, như vậy Ngài chỉ muốn đề cao mình mà thôi. Vì thế, trước mặt các dân cư trên trời và tất cả các thế giới, sự cai trị công bình và luật pháp trọn vẹn của Ngài phải được chứng minh. Sa-tan đã làm ra vẻ là hắn tìm cách đem lại lợi ích cho cả vũ trụ. Vậy nên tất cả mọi người phải hiểu chân tướng của kẻ chiếm đoạt và những âm mưu của hắn. Sa-tan cần phải có thời gian để bộc lộ chính mình bằng những việc là gian ác của hắn.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 439.
Đọc Giăng 8:44, 45 dựa trên Khải huyền 12:7–9. Những câu Kinh Thánh này tiết lộ điều gì về bản tính của ma quỷ và chiến lược của hắn?
Kế hoạch của ma quỷ ngay từ đầu là cố làm cho các tạo vật tin rằng Đức Chúa Trời không thực sự công bằng và yêu thương, luật pháp của Ngài tạo nên sự áp bức và gây tổn thương cho họ. Không có gì ngạc nhiên khi Đức Chúa Giê-su gọi ma quỷ là “kẻ nói dối và là cha của sự dối trá (Giăng 8:44). Ngược lại, Đức Chúa Giê-su đến để “làm chứng cho lẽ thật” (Giăng 18:37) và trực tiếp chống lại những lời dối trá và vu khống của Sa-tan, để đánh bại và cuối cùng là tiêu diệt ma quỷ và quyền lực của hắn (1 Giăng 3:8, Hê-bơ- rơ 2:14).
Khải Huyền 12:9, 10 xác định Sa-tan là (1) “con rắn xưa”, (2) là kẻ ở trên trời kiện cáo dân sự Đức Chúa Trời, và (3) con rồng lớn lừa dối thế gian. Chữ được dịch là “ma quỷ” trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là “kẻ vu khống”, một lần nữa cho thấy bản chất của cuộc xung đột là về các niềm tin, bao gồm
cả niềm tin về bản tính của Đức Chúa Trời.
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “Nguốn Gốc Tội Lỗi,” tr. 434–444, trong quyển Thiện Ác Đấu Tranh.
“Kinh Thánh dạy rõ ràng Đức Chúa Trời không chịu trách nhiệm về sự xâm nhập của tội ác trong thế gian; Ngài không rút lại ân điển Ngài cách độc đoán, và không có một khuyết điểm nào trong chính phủ của Ngài để có thể gây ra sự phản nghịch. Tội lỗi đã xâm nhập, và không có lý do cho sự hiện hữu của tội lỗi. Đó là một sự mầu nhiệm, không thể giải nghĩa được; dung thứ cho tội lỗi là bênh vực cho tội lỗi. . . . Nếu hắn [Sa-tan] bị hủy diệt liền, thì họ [cư dân trên thiên đàng và các thế giới khác] sẽ hầu việc Chúa vì sợ hãi chứ chẳng phải vì tình thương. Ảnh hưởng của kẻ lừa gạt không bị tiêu trừ hoàn toàn, và tinh thần phản nghịch cũng không bị hủy diệt trọn vẹn. Tội ác phải được phép phát triển hoàn toàn! Vì sự lợi ích cho cả vũ trụ trong cõi đời đời, những chương trình của Sa-tan phải được hoàn toàn thực hiện, việc hắn chống chính phủ Đức Chúa Trời phải được tất cả loài thọ tạo thấy rõ, và mãi mãi không còn ai nghi vấn về sự công bình, lòng nhân từ của Đức Chúa Trời và sự không thay đổi luật pháp Ngài.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 434, 435, 440.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 8, 15 – 21 Tháng 2
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Lu-ca 13:34; Giê-rê-mi 32:17–20; Hê-bê-rơ 1:3; Phục truyền Luật lệ Ký 6:4, 5; Ê-phê-sô 1:9–11; Giăng 16:33.
CÂU GỐC: “’Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!’” (Giăng 16:33).
Một vị mục sư trẻ dạy nhóm học sinh trung học của mình: “Đức Chúa Trời là Đấng tối cao. Điều ấy có nghĩa là, Ngài kiểm soát mọi việc xảy ra.” Một học sinh bối rối trả lời: “Vậy Chúa có trong tầm kiểm soát khi con chó của em chết không? Tại sao Chúa lại giết con chó của em?”
Cố gắng trả lời câu hỏi này, vị mục sư trẻ đã đáp: “Đó là một câu hỏi khó. Nhưng đôi khi Chúa để chúng ta trải qua những thời điểm khó khăn để chuẩn bị cho những điều còn khó khăn hơn trong tương lai. Tôi nhớ khi con chó tôi chết tôi rất buồn. Nhưng nhờ trải qua điều đó đã giúp tôi đối phó với lần đau buồn gấp bội khi bà tôi qua đời. Có đúng vậy không?”
Sau một hồi im lặng, cậu học sinh cấp hai trả lời: “Vậy là Chúa đã giết con chó của em để chuẩn bị cho em khi Ngài sắp giết bà em?”—Marc Cortez, được trích dẫn trong John C. Peckham, Divine Attributes: Knowing the Covenantal God of Scripture ( Michigan: Baker Academic, 2021), tr. 141.
Đôi khi người ta cho rằng, mọi việc xảy ra đều theo như ý muốn của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì xảy ra trên thế gian đều theo đúng như điều Chúa muốn xảy ra. Suy cho cùng, Đức Chúa Trời là toàn năng. Vậy làm sao có chuyện gì có thể xảy ra mà không theo ý Chúa? Thế nên, dù điều gì xảy ra, dù tệ hại đến đâu, đó vẫn là ý Chúa, phải vậy không? Ít nhất thì, đó là những gì thần học dạy.
Đọc Thi thiên 81:11–14; Ê-sai 30:15, 18; Ê-sai 66:4; và Lu-ca 13:34. Những câu Kinh Thánh này nói gì về nghi vấn rằng, ý Đức Chúa Trời có luôn luôn được thực hiện hay không?
Trong khi nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời luôn có được điều Ngài muốn, thì Kinh Thánh lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Rất nhiều lần Kinh Thánh mô tả Đức Chúa Trời như đang trải nghiệm những mong ước không thành. Nghĩa là, những gì xảy ra thường đi ngược lại với những gì Chúa tuyên bố rằng Ngài thực sự muốn chúng xảy ra. Trong nhiều trường hợp, Đức Chúa Trời phán rõ ràng rằng những gì đang xảy ra là trái ngược với những gì Ngài mong muốn. Ngài đã định sẵn một kết cuộc cho dân Ngài, nhưng họ lại chọn một kết cuộc khác. Chính Đức Chúa Trời than thở: “Nhưng dân sự ta không khứng nghe tiếng Ta. . . . Ôi, chớ chi dân ta khứng nghe ta! Chớ chi Y-sơ-ra-ên chịu đi trong đường lối ta! Ta sẽ sớm bắt suy phục kẻ thù nghịch chúng nó!” (Thi thiên 81:11, 13, 14)
Hãy suy nghĩ về hàm ý của bất kỳ thần học nào cho rằng mọi việc xảy ra đều tuyệt đối theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Một thần học như vậy sẽ tạo ra những vấn đề sâu xa nào, đặc biệt là trong bối cảnh của điều ác?
Quyền năng kỳ diệu của Đức Chúa Trời được thể hiện rõ ràng qua toàn bộ Kinh Thánh. Vô số câu chuyện về việc Ngài thực thi quyền năng và làm nhiều phép lạ đã được kể lại. Dầu vậy, vẫn có nhiều điều xảy ra mà Đức Chúa Trời không muốn chúng xảy ra.
Đọc Khải huyền 11:17, Giê-rê-mi 32:17–20, Lu-ca 1:37 và Ma-thi-ơ 19:26. Cũng hãy xem Hê-bơ-rơ 1:3. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về quyền năng của Chúa?
Những câu Kinh Thánh này và nhiều câu khác dạy rằng Đức Chúa Trời là toàn năng và Ngài duy trì thế gian bằng quyền năng của Ngài. Thật vậy, Khải huyền nhiều lần gọi Đức Chúa Trời là “CHÚA, Đức Chúa Trời Toàn Năng” (ví dụ, Khải huyền 11:17; so sánh với 2 Cô-rinh-tô 6:18, Khải huyền 1:8; 16:14; 19:15 và 21:22). Sự thật rằng Đức Chúa Trời toàn năng không chỉ được khẳng định bằng lời nói, mà còn được thể hiện qua nhiều trường hợp đáng kinh ngạc, khi Chúa xử dụng quyền năng của Ngài, để giải cứu dân Ngài hoặc can thiệp vào thế gian một cách lạ lùng.
Tuy nhiên, nói rằng Đức Chúa Trời là “toàn năng” không có nghĩa là Chúa có thể làm bất cứ điều gì. Kinh Thánh dạy rằng có một số điều Ngài không thể làm được; chẳng hạn, 2 Ti-mô-thê 2:13 tuyên bố, Đức Chúa Trời “không thể tự chối bỏ chính mình”.
Theo đó, hầu hết các Cơ Đốc nhân đều đồng ý rằng Đức Chúa Trời là toàn năng, nghĩa là Chúa có quyền làm bất cứ điều gì không có dáng dấp của sự mâu thuẫn—nghĩa là, bất cứ điều gì có thể thực hiện được về mặt logic và phù hợp với bản tính của Ngài. Một số điều Đức Chúa Trời không thể thực hiện được, vì chúng liên can đến sự mâu thuẫn được thể hiện rõ ràng, qua lời cầu nguyện của Đức Chúa Giê-su ở vườn Ghết-sê-ma-nê. Trong khi Đấng Christ khẳng định rằng, “Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được” (Ma-thi-ơ 19:26), Ngài cũng cầu nguyện với Đức Chúa Cha khi sự thương khó của Ngài đến gần: “Cha ơi, nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con mà theo ý muốn Cha” (Ma-thi-ơ 26:39).
Dĩ nhiên Đức Chúa Cha có quyền năng tuyệt đối để giải cứu Đấng Christ khỏi đau đớn trên thập giá, nhưng Ngài không thể vừa làm điều này vừa cứu tội nhân. Nó phải là cái này hoặc cái kia, không phải cả hai.
Kinh Thánh cũng dạy rằng Đức Chúa Trời muốn cứu mọi người (ví dụ, 1 Ti-mô-thê 2:4–6, Tít 2:11, 2 Phi-e-rơ 3:9, Ê-xê-chi-ên 33:11), nhưng không phải ai cũng sẽ được cứu. Sự kiện này dạy gì về thực tế của ý chí tự do và giới hạn của quyền năng Đức Chúa Trời đối với vật thọ tạo được ban cho ý chí tự do?
Cho rằng Đức Chúa Trời là toàn năng không có nghĩa là Ngài có thể làm được điều không thể được về mặt logic. Theo đó, Đức Chúa Trời không thể quyết định nguyên nhân cho một ai đó tự nguyện yêu mến Ngài. Nếu tự do hành động có nghĩa là không bị ép buộc để làm một điều gì đó, vậy theo định nghĩa, ép buộc một người tự nguyện làm một điều gì đó là không thể được. Tóm lại, như chúng ta đã thấy và phải tái khẳng định – Đức Chúa Trời không thể ép buộc bất cứ ai yêu mến Ngài, vì khi đã bị ép buộc, đó không còn là tình yêu nữa.
Đọc Ma-thi-ơ 22:37 và Phục truyền Luật lệ Ký 6:4, 5. Những câu này dạy gì về thực tế của ý chí tự do?
Điều răn lớn hơn hết, yêu mến Đức Chúa Trời, cho bằng chứng rằng Đức Chúa Trời thực sự muốn mọi người yêu mến Ngài. Tuy nhiên, không phải ai cũng yêu mến Chúa. Vậy thì, tại sao Đức Chúa Trời không làm cho mọi người yêu mến Ngài? Một lần nữa, đó là vì tình yêu, để được xem là tình yêu, phải được cho đi một cách tự do.
Đọc Hê-bơ-rơ 6:17, 18 và Tít 1:2. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về Đức Chúa Trời?
Theo Dân số Ký 23:19, “Chúa không phải là con loài người để nói dối”. Đức Chúa Trời không bao giờ nói dối (Tít 1:2); Đức Chúa Trời luôn giữ lời Ngài và không bao giờ thất hứa (Hê-bơ-rơ 6:17, 18). Theo đó, nếu Đức Chúa Trời đã hứa hoặc cam kết một điều gì thì hành động trong tương lai của Ngài sẽ bị giới hạn về mặt đạo đức bởi lời hứa đó.
Điều này có nghĩa là, vì Đức Chúa Trời ban cho các tạo vật quyền tự do lựa chọn những gì khác với điều Chúa ưa thích, thì sự lựa chọn của con người không còn tùy thuộc vào Chúa. Nếu Đức Chúa Trời đã cam kết ban cho các tạo vật ý chí tự do, thì con người cũng có khả năng thực thi quyền tự do của mình theo những cách có thể đi ngược lại những mong muốn lý tưởng của Đức Chúa Trời. Đáng thương thay, nhiều người thực hiện quyền tự do của mình theo cách này, và do đó, rất nhiều điều xảy ra ngoài ý muốn của Ngài, nhưng nói cách chính xác, những điều đó không tùy thuộc vào Ngài.
Bạn đã làm điều gì mà bạn biết Chúa không muốn bạn làm? Việc này dạy gì về thực tế—và những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra—của ý chí tự do?
Đọc Ê-phê-sô 1:9–11. Phần Kinh Thánh này nói gì về sự định trước? Có phải một số người đã được định trước để được cứu, còn những người khác sẽ bị hư mất?
Chữ Hy Lạp prohorizo được dịch là “định trước” ở đây và những nơi khác trong Kinh Thánh chính nó không dạy rằng Đức Chúa Trời định đoạt lịch sử tùy theo những gì đã xảy ra. Đúng hơn, từ Hy Lạp chỉ có nghĩa là “quyết định trước”.
Tất nhiên, một người có thể quyết định trước một điều gì đó một cách đơn phương, hoặc họ có thể quyết định trước điều gì đó bằng cách cân nhắc những lựa chọn tự nguyện của người khác. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời làm điều sau.
Ở đây và những nơi khác (ví dụ, Rô-ma 8:29, 30), từ được dịch là “định trước” ám chỉ những gì Đức Chúa Trời dự định cho tương lai sau khi Ngài cân nhắc những gì Ngài biết trước về những quyết định tự do của tạo vật. Do đó, Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn lịch sử dưới sự quan phòng, để đến những mục đích tốt đẹp mà Ngài mong muốn cho tất cả mọi người, trong khi Ngài vẫn tôn trọng sự tự do của tạo vật, điều cần thiết để có một mối tương quan yêu thương chân thật.
Ê-phê-sô 1:11 công bố rằng Đức Chúa Trời “thực hiện mọi sự theo ý muốn của Ngài”. Phải chăng điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời quyết định mọi việc phải xảy ra đúng như Ngài mong muốn? Đọc riêng lẻ, Ê-phê-sô 1:9–11 dường như khẳng định quan điểm này. Tuy nhiên, cách giải thích này sẽ mâu thuẫn với nhiều đoạn Kinh Thánh mà chúng ta đã thấy trước đó rằng con người đôi khi từ chối “ý muốn của Đức Chúa Trời” (Lu-ca 7:30; so sánh với Lu-ca 13:34, Thi thiên 81:11–14). Nếu Kinh Thánh không tự mâu thuẫn, thì làm sao để hiểu những câu Kinh Thánh này một cách nhất quán?
Ê-phê-sô 1:9-11 hoàn toàn có ý nghĩa nếu chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự khác biệt giữa điều mà chúng ta có thể gọi là “ý muốn lý tưởng” và “ý muốn sửa chữa” của Đức Chúa Trời. “Ý muốn lý tưởng” của Chúa là điều Ngài thực sự mong muốn xảy ra, và điều đó sẽ xảy ra nếu mọi người luôn làm đúng theo những gì Ngài mong muốn. Mặt khác, “ý muốn chữa trị” của Đức Chúa Trời là ý muốn của Chúa khi đã cân nhắc mọi yếu tố khác, kể cả những quyết định tự do của tạo vật, đôi khi đi chệch khỏi những gì Chúa ưa thích. Ê-phê-sô 1:11 dường như đề cập đến “ý muốn chữa trị” của Đức Chúa Trời.
Việc Đức Chúa Trời biết trước về tương lai quá rõ ràng đến đỗi—dầu Ngài biết tất cả những chọn lựa của con người, kể cả những lựa chọn sai lầm mà con người sẽ thi hành—Ngài vẫn có thể khiến “mọi việc hiệp lại làm ích” (Rô-ma 8:28). Bạn có thể tìm được an ủi gì từ lẽ thật này?
Nếu mọi việc diễn ra theo ý muốn lý tưởng của Đức Chúa Trời thì sẽ chẳng bao giờ có sự ác mà chỉ có niềm hạnh phúc trọn vẹn của tình yêu và sự hài hòa. Vũ trụ rồi sẽ được phục hồi theo ý muốn hoàn hảo, lý tưởng này của Chúa. Trong lúc này, Đức Chúa Trời đang thực hiện ý muốn của Ngài theo cách hướng đến những quyết định tự do của tạo vật của Ngài.
Hãy tưởng tượng một cuộc thi làm bánh, trong đó tất cả những người tham gia phải dùng một số nguyên liệu cụ thể như nhau, nhưng họ có thể thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác mà họ muốn để tạo thành bất cứ thứ bánh nào theo ý họ. Cuối cùng, bất kỳ loại bánh nào mà người thợ làm bánh làm ra sẽ được xác định, ít nhất một phần, bởi số nguyên liệu mà người làm bánh không chọn.
Tương tự như vậy (trong khía cạnh hạn chế này), bởi vì Đức Chúa Trời đã cam kết tôn trọng sự tự do của tạo vật, điều cần thiết cho tình yêu, nên nhiều “nguyên liệu” tạo nên lịch sử thế giới không phải do Chúa lựa chọn mà thực ra trái ngược với những gì Chúa mong muốn.
Theo quan điểm này, sự quan phòng của Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản là một chiều, như thể Chúa đơn phương kiểm soát mọi việc xảy ra. Đúng hơn, sự quan phòng của Chúa đòi hỏi (ít nhất) một cái nhìn hai chiều. Một số sự kiện trên thế gian này là do Chúa gây nên, nhưng có những sự việc khác xảy ra là kết quả của những quyết định tự do của các tạo vật (như tất cả mọi tệ nạn). Có nhiều điều xảy ra mà Đức Chúa Trời không muốn xảy ra.
Đọc Giăng 16:33. Câu Kinh Thánh này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng nào, ngay cả giữa những hoạn nạn?
Cụ thể trong những lúc đau khổ hay thử thách, đức tin của con người có thể bị lung lay, vì họ có niềm tin sai lầm rằng Đức Chúa Trời sẽ hoặc nên miễn cho họ khỏi những đau khổ và thử thách ở đời này. Nhưng Chúa Giê- su kể cho chúng ta một câu chuyện rất khác, cảnh báo những người theo Ngài rằng họ sẽ trải qua những thử thách và hoạn nạn trong thế gian này, nhưng vẫn có hy vọng, vì Đấng Christ đã chiến thắng thế gian (Giăng 16:33).
Việc chúng ta gặp phải đau khổ và thử thách không có nghĩa rằng đây là điều Đức Chúa Trời mong muốn cho chúng ta. Chúng ta phải luôn ghi nhớ bức tranh lớn: cuộc thiện ác đấu tranh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng rằng, mặc dù chính điều ác không cần thiết cho điều lành, nhưng Đức Chúa Trời có thể mang lại sự tốt lành ngay cả từ những biến cố xấu xa. Và nếu chúng ta tin cậy Chúa, Chúa có thể dùng cả những đau khổ của chúng ta để kéo chúng ta đến gần Ngài hơn và thúc đẩy chúng ta có lòng trắc ẩn và chăm sóc đến người khác.
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “‘God With Us,’” tr. 19– 26, trong The Desire of Ages.
“Kế hoạch cứu chuộc chúng ta không phải là một sự suy nghĩ bất chợt, một kế hoạch được đưa ra sau sự sa ngã của A-đam. Đó là sự mặc khải về ‘lẽ mầu nhiệm, là lẽ đã giấu kín từ mọi đời trước.’ Rô-ma 16:25. Đó là sự bộc lộ các nguyên tắc mà từ mọi thời đại đã là nền tảng của ngai Đức Chúa Trời. Từ thuở ban đầu, Đức Chúa Trời và Đấng Christ đã biết về sự bội đạo của Sa-tan và sự sa ngã của con người qua quyền lực dối trá của kẻ bội đạo. Đức Chúa Trời không ấn định tội lỗi phải tồn tại, nhưng Ngài thấy trước sự hiện hữu của nó và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng sự khẩn cấp khủng khiếp. Tình yêu của Ngài dành cho thế gian lớn lao đến nỗi Ngài đã giao ước ban Con Một của Ngài, ‘hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời’ Giăng 3:16”. Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 22.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 7, 8-14 Tháng 2
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Gióp 30:26; Ma-thi-ơ 27:46; Gióp 38:1–12; Thi thiên 73; Sáng thế Ký 2:16, 17; Khải huyền 21:3, 4.
CÂU GỐC: ‘“Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”’ (Khải huyền 21:4).
Vấn đề về tội ác không chỉ được nêu lên trong bối cảnh hiện đại mà cũng cả trong Kinh Thánh.
Đọc Gióp 30:26, Giê-rê-mi 12:1, Giê-rê-mi 13:22, Ma-la-chi 2:17 và Thi thiên 10:1. Những câu Kinh Thánh này đưa vấn đề tội ác lên hàng đầu trong trải nghiệm của con người ra sao?
Những câu hỏi trong các câu Kinh Thánh này vẫn còn tồn tại với chúng ta ngày nay. Tại sao kẻ ác xem ra được thịnh vượng và những kẻ làm ác lại được lợi lộc từ điều ác của họ, nếu không luôn luôn thì cũng lắm lần? Tại sao người công bình lại phải chịu đựng lắm gian nan? Chúa ở đâu khi sự ác xảy ra? Tại sao đôi khi Đức Chúa Trời dường như ở xa chúng ta, thậm chí ẩn giấu?
Bất kỳ chúng ta nghĩ gì về những câu hỏi này và vấn đề sự ác nói chung, chúng ta phải nhất định không xem thường điều ác. Chúng ta không nên cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách giảm số lượng hay đánh giá thấp loại tội ác trên thế gian. Sự gian ác là rất xấu xa—và Đức Chúa Trời gớm ghiết điều ác. Vì vậy, chúng ta có thể tham gia góp phần vào tiếng kêu khóc của bao thế hệ trong Kinh Thánh để chống lại sự hiện diện của quá nhiều tội ác và bất công trên thế gian: “Đức Giê-hô-va ôi! Cho đến bao giờ?”
Đọc Ma-thi-ơ 27:46. Bạn hiểu sao về những lời này của Đức Chúa Giê- su? Nó nói gì về sự kiện tội ác đã xâm phạm đến Đức Chúa Trời cách nặng nhất?
Trên thập giá, chính Đức Chúa Giê-su đã lên tiếng đặt câu hỏi: “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi!” (Ma-thi-ơ 27:46). Đặc biệt ở đây, chúng ta thấy rằng chính Đức Chúa Trời bị tội ác chạm đến, một sự thật đáng kinh ngạc được làm nổi bật qua sự đau đớn và cái chết của Đấng Christ trên thập giá, nơi mà tất cả sự gian ác của thế gian đổ xuống đầu Ngài.
Nhưng ngay cả ở đây vẫn có hy vọng. Đấng Christ trên thập giá đã đánh bại nguồn gốc của tội ác—đó là Sa-tan—và cuối cùng Ngài sẽ xóa bỏ hoàn toàn sự ác. Đức Chúa Giê-su trích dẫn những lời đó từ Thi thiên 22:1, và phần còn lại của Thi thiên kết thúc trong sự đắc thắng.
Trên thập giá, Đức Chúa Giê-su mong đợi một niềm hy vọng mà vào thời điểm đó, Ngài không thể thấy. Chúng ta có thể tìm được sự an ủi từ kinh nghiệm của Ngài ra sao khi chúng ta, cũng vậy, không thể nhìn thấy niềm hy vọng trước mắt?
Kết thúc lịch sử là sự chiến thắng của tình trước trước tội ác. Nhưng trong lúc này, vẫn còn nhiều câu hỏi rắc rối. Có cách nào chúng ta có thể suy nghĩ và bàn luận về vấn đề tội ác một cách hữu ích?
Đọc Gióp 38:1–12. Câu trả lời của Đức Chúa Trời cho Gióp làm sáng tỏ vấn đề tội ác ra sao? Bao nhiêu điều chúng ta biết và chưa biết về những gì có thể xảy ra nơi hậu trường?
Trong câu chuyện, Gióp đã phải gánh chịu rất nhiều khổ nạn và ông đã tự lên tiếng hỏi lý do tại sao có quá nhiều điều ác và đau khổ xảy đến với ông. Ông yêu cầu được diện kiến với Đức Chúa Trời để tìm câu giải đáp cho những thắc mắc của mình, không biết rằng có rất nhiều điều đang diễn ra ở hậu trường, trên thiên cung (xem Gióp 1–2).
Phản ứng của Đức Chúa Trời với Gióp thật là nổi bật. Chẳng hạn: “Đức Giê-hô-va trả lời Gióp từ cơn gió lốc và phán: ‘Kẻ này là ai mà dám dùng lời nói không tri thức, Mà làm cho mờ ám các mưu định ta?’” (Gióp 38:1, 2). Một bản dịch khác dịch thế này: “Tại sao ngươi nói nhiều như vậy trong khi ngươi biết rất ít?” Và Đức Chúa Trời thêm vào Gióp 38:4: “Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi?”.
Đọc Gióp 42:3. Câu trả lời của Gióp làm sáng tỏ như thế nào về việc chúng ta nên ý thức về địa vị của mình?
Với những câu trả lời này, Đức Chúa Trời đã cho Gióp biết rõ rằng có nhiều điều Gióp không biết và không hiểu. Giống như Gióp, chúng ta cũng nên khiêm tốn ý thức rằng có rất nhiều điều đang diễn ra trên thế gian và nơi hậu trường mà chúng ta không biết gì đến. Dầu chúng ta có thể không biết câu trả lời cho những câu hỏi của mình, nhưng không có nghĩa là không có câu trả lời, hoặc một ngày nào đó mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Cho đến lúc ấy, chúng ta cần phải tin tưởng vào sự tốt lành của Đức Chúa Trời, điều đã được tỏ bày cho chúng ta qua nhiều cách.
Kiến thức của chúng ta rất ít ỏi về bất cứ điều gì. Vậy chúng ta có nên học chấp nhận những câu hỏi chưa được trả lời về chủ đề khó nhất: sự ác và đau khổ?
Đức Chúa Trời phán trong Ê-sai 55:8, 9, “Vì ý tưởng ta không phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.”
Ý tưởng của Đức Chúa Trời cao hơn ý tưởng chúng ta rất nhiều. Chúng ta không thể nào tưởng tượng được sự phức tạp của chương trình Ngài đã có dành cho lịch sử. Vì thế, tại sao chúng ta lại cứ muốn được ở trong một vị thế để biết chính xác lý do của Chúa về những gì Ngài làm hoặc không làm trong những tình huống khác nhau?
Căn cứ trên sự nhận thức rằng chúng ta biết rất ít, một cách để chúng ta tiếp cận vấn đề tội ác được gọi là “chủ nghĩa hoài nghi”. Người hữu thần hoài nghi (the skeptical theist) là người tin rằng Đức Chúa Trời có lý do chính đáng để hành động như Ngài hành động, nhưng chúng ta, với kiến thức hạn chế của mình, không nên đòi hỏi phải biết được những lý do đó là gì. Người hữu thần hoài nghi nên hoài nghi về khả năng con người có thể nhận thức hoặc hiểu đầy đủ lý do của Chúa liên quan đến tội ác trên thế gian này. Chẳng hạn, không phải vì không thể thấy vi trùng trong không khí, rồi cho rằng không có vi trùng trong không khí xung quanh chúng ta. Việc một người không hiểu hay không biết lý do của Chúa, không có nghĩa là Chúa không có lý do chính đáng.
Đọc Thi thiên 73. Tác giả Thi thiên tiếp cận sự ác và sự bất công xung quanh mình ra sao? Ông thấy gì khiến ông thay đổi quan điểm?
Tác giả Thi thiên vô cùng lo lắng trước sự ác trên thế gian. Ông nhìn quanh và thấy kẻ ác được thịnh vượng. Mọi thứ dường như bất chính và không công bằng. Ông không có câu trả lời nào để đưa ra. Ông tự hỏi liệu vậy Đức Chúa Trời có đáng được tin và phụng sự hay không. Cho đến khi ông nhìn vào nơi thánh.
Nơi thánh cung cấp một phần của câu trả lời cho vấn đề tội ác—đó là sự nhận biết có một vị Thẩm phán chính trực, Đấng sẽ mang lại sự công bình và phán xét vào thời điểm riêng của Ngài.
Sự hiểu biết giáo lý về sự phán xét và đền thánh có thể làm sáng tỏ vấn đề tội ác ra sao? Tuy trong hiện tại chúng ta có rất nhiều câu hỏi, nhưng nếu bạn biết rằng tất cả các chi tiết về lịch sử và sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ được tiết lộ, điều này có giúp ích cho bạn không?
Dù chúng ta không hiểu nhiều về đường lối và ý tưởng của Đức Chúa Trời, nhưng Kinh Thánh tiết lộ một số điều có thể giúp giải đáp vấn đề tội ác. Một con đường để giải quyết vấn đề hợp lý về điều ác được gọi là bảo vệ ý chí tự do.
Việc bảo vệ ý chí tự do có quan điểm rằng sự độc ác là kết quả của việc lạm dụng ý chí tự do của tạo vật. Vì vậy, không đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về vấn đề tội ác, vì tội ác là kết quả của việc các vật thọ tạo lạm dụng ý chí tự do, mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta với những lý do chính đáng. Tuy nhiên, tại sao Đức Chúa Trời lại ban cho chúng ta ý chí tự do như vậy? Về vấn đề này, C. S. Lewis đã viết rằng “ý chí tự do, mặc dù nó khiến điều ác có thể xảy ra, nhưng cũng là điều duy nhất khiến bất kỳ tình yêu, sự tốt lành hay niềm vui nào cũng trở nên đáng có. Một thế giới của những cỗ máy tự động—của những tạo vật hoạt động như những cỗ máy—sẽ chẳng đáng để được tạo nên. Hạnh phúc mà Đức Chúa Trời thiết kế cho các tạo vật cao cả của Ngài là hạnh phúc được tự do, tự nguyện hợp nhất với Ngài và với nhau. . . . Và để làm được điều đó họ phải được tự do.”—Mere Christianity (New York: MacMillan, 1960), tr. 52.
Đọc Sáng thế Ký 2:16, 17. Những câu này bày tỏ ra sao tinh thần tự do đã ban cho A-đam và Ê-va?
Tại sao cấm đoán họ, nếu ngay từ đầu họ đã không có ý chí tự do? A-đam và Ê-va đã ăn trái cấm và kể từ đó hành tinh của chúng ta tràn ngập tội ác. Trong Sáng thế Ký 4, chương kế tiếp câu chuyện về Sự sa ngã, chúng ta thấy hậu quả khủng khiếp của tội lỗi qua việc A-bên bị anh mình sát hại. Câu chuyện về Sự sa ngã chứng tỏ việc A-đam và Ê-va lạm dụng ý chí tự do của mình và đã đưa tội lỗi cùng điều ác vào hành tinh chúng ta như thế nào.
Trong suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy được thực tế của ý chí tự do về đạo đức. (Xem Phục truyền 7:12, 13; Giô-suê 24:14, 15; Thi thiên 81:11–14; và Ê-sai 66:4.) Mỗi ngày trong cuộc sống của mình, ở mức độ này hay mức độ khác, chính chúng ta đều thực hành ý chí tự do mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta. Nếu không có ý chí tự do, chúng ta sẽ không thể nhận ra là con người. Chúng ta sẽ giống một cái máy hơn, hoặc thậm chí là một rô-bô không có trí óc.
Công ty Sony đã tạo ra một chú chó rô-bô có tên Aibo. Nó trông giống chó thật nhưng sẽ không bị bệnh, không bị bọ chét, không cắn, không cần tiêm ngừa, và không rụng lông. Bạn có muốn đổi con chó bằng xương bằng thịt của mình để lấy Aibo không? Nếu không, sự lựa chọn của bạn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn lý do tại sao Đức Chúa Trời lại tạo ra chúng ta như Ngài đã tạo ra, với ý chí tự do—bất chấp những rủi ro?
Đức Chúa Trời đã ban cho các tạo vật quyền tự do ý chí vì điều đó cần thiết cho tình yêu; lạm dụng ý chí tự do này là nguyên nhân của tội ác. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi. Mặc dầu Đức Chúa Trời rất ghét điều ác, Ngài vẫn cho phép nó (trong một thời gian), bởi vì loại trừ khả năng của nó sẽ loại trừ tình yêu, và tiêu diệt nó quá sớm sẽ làm tổn hại đến niềm tin cậy cần thiết cho tình yêu.
“Trái đất trở nên tối tăm do sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Để những bóng tối u ám có thể được chiếu sáng, để thế giới có thể được đưa về với Đức Chúa Trời, quyền lực lừa dối của Sa-tan phải bị phá vỡ. Điều này không thể được thực hiện bằng võ lực. Việc sử dụng võ lực là trái với các nguyên tắc quản trị của Đức Chúa Trời; Ngài chỉ mong muốn sự phục vụ bắt nguồn từ tình yêu; và tình yêu không thể bị ra lệnh; nó không thể bị chiếm đoạt bằng võ lực hay quyền lực. Chỉ có tình yêu mới đánh thức được tình yêu. Biết Chúa là yêu Ngài; bản tính của Đức Chúa Trời phải được thể hiện tương phản với bản tính của Sa-tan.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 22.
Không có ý chí tự do thì không thể có tình yêu, và nếu Đức Chúa Trời là sự yêu thương, thì có vẻ rõ ràng rằng Chúa không thực sự có một lựa chọn nào để phủ nhận tình yêu, hay sự tự do cần thiết để tình yêu tồn tại. Người ta cũng có thể cho rằng nếu chúng ta biết kết cục ngay từ đầu, như Chúa biết, thì chúng ta sẽ không muốn Ngài cất đi sự tự do của chúng ta. Rốt cuộc, ai lại muốn sống trong một vũ trụ không có tình yêu?
Đọc Rô-ma 8:18 và Khải huyền 21:3, 4. Những câu Kinh Thánh này có thể giúp chúng ta tin tưởng vào sự tốt lành của Đức Chúa Trời ra sao, bất chấp mọi điều gian ác trên địa cầu của chúng ta?
Ngay cả khi chúng ta không thể thấy gì trong bóng tối, Đức Chúa Trời nhìn thấy sự kết thúc ngay từ lúc đầu. Ngài cũng nhìn thấy niềm hạnh phúc vĩnh cửu được hứa cho tất cả những ai đặt niềm tin vào Đức Chúa Giê-su. Theo Rô-ma 8:18, “những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.” Chúng ta có đức tin và sự trông cậy để tin vào lời hứa diệu kỳ này không?
Hơn nữa, tình yêu là rất thiêng liêng, rất vững bền, và tình yêu gắn liền với sự tự do. Đức Chúa Giê-su không từ chối điều đó với chúng ta dầu biết rằng điều đó sẽ đưa Ngài đến thập giá, nơi Ngài sẽ phải chịu nhiều đau đớn. Ngài vẫn ban quyền tự do này cho chúng ta, dẫu biết rằng Ngài sẽ phải trả giá rất đắt. Tại sao đây lại là một ý tưởng quan trọng mà chúng ta luôn phải nghĩ đến?
Làm thế nào việc ghi nhớ sự thật rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ý chí tự do sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi suy nghĩ rằng mọi việc xảy ra đều là ý Chúa?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “Why Was Sin Permitted?” trong Patriarchs and Prophets, tr. 33-43
“Ngay cả khi Sa-tan bị đuổi khỏi thiên đàng, Trí tuệ Vô hạn cũng không tiêu diệt hắn. Bởi vì chỉ có sự phục vụ của tình yêu mới được Đức Chúa Trời chấp nhận, nên lòng trung thành của các tạo vật của Ngài phải dựa trên sự tin tưởng về công lý và lòng nhân từ của Ngài. Cư dân trên thiên đàng và trên các thế giới, vì không được chuẩn bị để hiểu bản chất hoặc hậu quả của tội lỗi, nên không thể nhìn thấy công lý của Đức Chúa Trời trong việc tiêu diệt Sa-tan. Nếu hắn bị loại bỏ ngay lập tức, một số người có thể sẽ phụng sự Đức Chúa Trời vì sợ hãi hơn là vì yêu mến. Ảnh hưởng của kẻ lừa dối sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn, tinh thần nổi loạn cũng sẽ không bị xoá bỏ hoàn toàn. Vì lợi ích của toàn bộ vũ trụ trải qua mọi thời đại, hắn phải phát triển đầy đủ hơn các đường lối của hắn, để tất cả các vật thọ tạo có thể nhìn thấy những lời buộc tội của hắn chống lại chính quyền thiêng liêng dưới ánh sáng thực sự của chúng, và rằng công lý và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, cũng như sự bất biến của luật pháp Ngài, sẽ mãi mãi không còn bị thắc mắc.
“Sự phản loạn của Sa-tan là một bài học cho vũ trụ qua mọi thời đại sắp tới—một bằng chứng vĩnh viễn về bản chất của tội lỗi và những hậu quả khủng khiếp của nó. Việc cai trị của Sa-tan, những ảnh hưởng của nó đối với cả loài người lẫn thiên sứ, sẽ cho thấy hậu quả của việc gạt bỏ thẩm quyền thiêng liêng là gì. Nó sẽ chứng minh rằng sự tồn tại của chính phủ Đức Chúa Trời sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi loài thọ tạo mà Ngài đã tạo dựng. Vì vậy, lịch sử của cuộc nổi loạn thử nghiệm khủng khiếp này là một biện pháp bảo vệ vĩnh viễn cho tất cả các sinh vật thánh thiện, ngăn chặn họ không bị lừa dối về bản chất của tội lỗi, để cứu họ khỏi phạm tội và phải chịu hình phạt của nó.”—Ellen G. White, Patriarchs and Prophets, tr. 42, 43.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 6, 1 – 7 Tháng 2
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Thi thiên 33:5, Thi thiên 85:10, Phục truyền Luật lệ Ký 32:4, Gia-cơ 1:17, Tít 1:2, Xuất Ê-díp-tô Ký 32:14, Mathi-ơ 5:43–48.
CÂU GỐC: ‘“Nhưng kẻ nào khoe, hãy khoe về trí khôn mình biết ta là Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công bình trên đất; vì ta ưa thích những sự ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy”’ (Giê-rê-mi 9:24).
Suốt Kinh Thánh, tình yêu và sự công bình luôn đi đôi với nhau. Tình yêu thật đòi hỏi công bình, và sự công bình chân chính chỉ có thể được cai quản và thi hành trong sự yêu thương. Chúng ta không quen nghĩ về hai khái niệm này đi chung với nhau, chỉ vì cả tình yêu và công bình đều đã bị loài người làm sai lệch rất nhiều.
Đọc Thi thiên 33:5, Ê-sai 61:8, Giê-rê-mi 9:24, Thi thiên 85:10 và Thi thiên 89:14. Những câu Kinh Thánh này làm sáng tỏ mối quan tâm của Đức Chúa Trời đối với sự công bình như thế nào?
Các câu Kinh Thánh này tuyên bố rõ ràng rằng Đức Chúa Trời yêu chuộng công bình và chính trực (Thi thiên 33:5, Ê-sai 61:8). Trong Kinh Thánh, ý tưởng về tình yêu và công lý gắn bó chặt chẽ với nhau. Tình yêu của Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài đi đôi với nhau, và Ngài quan tâm sâu sắc đến sự công bình và chính trực được thực hiện trên thế gian này.
Đúng vậy, các nhà tiên tri luôn quở trách mọi hình thức bất công, kể cả luật pháp bất công, cân giả, sự lừa dối và áp bức người nghèo khó, góa phụ hoặc những ai thấp cổ bé miệng. Nhưng dầu con người gây ra bao điều hung ác và bất công, Đức Chúa Trời vẫn luôn là Đấng “làm ra sự thương xót, chánh trực, và công bình trên đất” (Giê-rê-mi 9:24). Vì thế, trong suốt Kinh Thánh, những người trung tín với Đức Chúa Trời thấy trước sự phán xét của Ngài như một điều tốt lành vì đó là sự trừng phạt những kẻ gian ác và bóc lột, đồng thời nó mang lại sự công bình và sự giải thoát cho những nạn nhân của sự bất công và hiếp đáp.
Trên thực tế, sự công bình chính trực chính là nền tảng của chính phủ Đức Chúa Trời. Chính quyền đạo đức yêu thương của Đức Chúa Trời là công bình và chính trực, hoàn toàn khác với chính quyền bại hoại của thế gian này, một thể chế tiếp tục tồn tại trên sự bất công vì lợi ích và quyền lực cá nhân. Trong Đức Chúa Trời, “sự thương xót và sự chân thật đã gặp nhau; Sự công bình và sự bình an đã hôn nhau” (Thi thiên 85:10).
Đức Chúa Trời rất rõ ràng về những gì Ngài đòi hỏi nơi chúng ta. “Hỡi người, Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; và điều Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?” (Mi-chê 6:8). Nếu có điều gì chúng ta nên suy ngẫm về bản tính của Đức Chúa Trời thì tình yêu thương— và sự công bình và lòng thương xót bắt nguồn từ nó—phải là trọng tâm.
Bạn có thể kể ra những ví dụ nào về sự công bình bị bóp méo bởi con người? Vậy thì, làm sao chúng ta có thể không cầu xin sự công bình hoàn hảo của Chúa đến vào một ngày nào đó?
Đức Chúa Trời không chỉ tuyên bố yêu chuộng công bình và kêu gọi con người yêu thương và thực thi công bình, mà chính Ngài là gương mẫu một cách hoàn hảo và kiên định cho những đức tính này. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn thánh thiện, thành tín, chính trực và yêu thương. Ngài luôn luôn và chỉ làm những gì yêu thương, công bằng và chính trực. Ngài không bao giờ làm điều gì sai trái.
Đọc Phục truyền Luật lệ Ký 32:4 và Thi thiên 92:15. Những đoạn Kinh Thánh này dạy gì về sự thành tín và chính trực của Đức Chúa Trời?
Những câu Kinh Thánh này và nhiều câu khác tuyên bố rằng Đức Chúa Trời là công bình và yêu thương—“trong Ngài chẳng có sự bất chính” (Thi thiên 92:15, so sánh với Thi thiên 25:8, Thi thiên 129:4). Đức Chúa Trời “chẳng hề làm sự gian ác; mỗi buổi mai Ngài tỏ sự công bình mình ra giữa sự sáng, chẳng hề cách dứt; song kẻ bất nghĩa chẳng biết xấu hổ” (Sô-phô-ni 3:5). Hãy chú ý đến sự tương phản trực tiếp giữa đặc tính của Chúa và đặc tính của những người thích sự bất công.
Đức Chúa Trời biết và muốn điều tốt nhất cho mọi người, và Ngài liên tục làm việc để mang lại kết quả tốt nhất cho tất cả những người liên quan.
Đọc Thi thiên 9:7, 8 và Thi thiên 145:9–17. Những câu này dạy gì về Đức Chúa Trời?
Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là “thẩm phán công bình” (Thi thiên 7:11) và không có điều ác nào ở trong Ngài (Thi thiên 5:4). Như 1 Giăng 1:5 dạy, “Đức Chúa Trời là sự sáng và trong Ngài không hề có bóng tối.” Quả thực, Đức Chúa Trời không chỉ hoàn toàn tốt lành mà theo Gia-cơ 1:13 “Đức Chúa Trời không thể bị điều ác cám dỗ” (so sánh với Ha-ba-cúc 1:13).
Trong tất cả những điều này, sự tốt lành và vinh quang của Đức Chúa Trời gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi nhiều người tôn thờ oai quyền, Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng nhưng Ngài chỉ thi hành quyền năng của mình theo những cách công bình và yêu thương. Không phải ngẫu nhiên mà khi Môi-se cầu xin Chúa, “Xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài,” Đức Chúa Trời đáp lại rằng “Ta sẽ khiến mọi sự tốt lành của Ta vượt qua trước mặt ngươi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:18, 19).
Tại sao một Đức Chúa Trời tốt lành như vậy lại cho phép quá nhiều điều ác xảy ra trên thế gian này? Thảo luận câu trả lời trong lớp.
Đọc Ma-la-chi 3:6 và Gia-cơ 1:17. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về bản tính của Đức Chúa Trời?
Trong Ma-la-chi 3:6, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi”. Một số người đọc phần này của đoạn 3:6 và cho rằng Đức Chúa Trời không hề thay đổi dưới mọi hình thức; nhưng phần tiếp theo của câu Kinh Thánh trên và bối cảnh trực tiếp của nó cho thấy rằng sự không thay đổi xác định ở đây chính là sự bất biến về mặt luân lý đạo đức của Đức Chúa Trời. Phần còn lại của câu cho thấy rằng Đức Chúa Trời có thể thay đổi mối liên hệ, vì Ngài phán: “Vì thế, hỡi con trai Gia-cốp, các ngươi chẳng bị diệt vong.” Và ngay trong câu tiếp theo, Đức Chúa Trời tuyên bố với dân Ngài: “Hãy trở lại cùng Ta thì Ta sẽ trở lại cùng các ngươi” (Ma-la-chi 3:7).
Đức Chúa Trời có những mối quan hệ qua lại với tạo vật của Ngài, nhưng qua tất cả những mối liên hệ ấy và nhiều điều khác, bản tính của Đức Chúa Trời không thay đổi. Điều này cũng được khẳng định trong Gia-cơ 1:17 “Mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống. Trong Ngài chẳng có một sự thay đổi.” Đức Chúa Trời không phải là nguồn gốc của điều ác.
Kinh Thánh nhiều lần dạy rằng bản tính của Đức Chúa Trời không thể thay đổi. Nói cách khác, Kinh Thánh luôn dạy rằng Đức Chúa Trời không thay đổi về mặt đạo đức. Tuy nhiên, Ngài có thể và đã bước vào mối quan hệ thật sự với các vật thọ tạo, là những loài mà Đức Chúa Trời luôn đáp ứng bằng tình yêu thương và sự công bình.
Đọc 2 Ti-mô-thê 2:13; Tít 1:2; và Hê-bơ-rơ 6:17, 18. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về Đức Chúa Trời?
Đức Chúa Trời không thể phủ nhận chính Ngài; Chúa không bao giờ nói dối; và những lời hứa của Ngài là chắc chắn. Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh cũng chính là Đức Chúa Trời, Đấng (trong Đấng Christ), sẵn sàng phó chính Ngài vì chúng ta trên thập giá. Ngài là Đức Chúa Trời đáng tin cậy, chúng ta không cần phải dè dặt, nhưng có thể hoàn toàn tin tưởng và hy vọng vào tương lai, bởi vì, như Hê-bơ-rơ 13:8 đã nói, “Đức Chúa Giê-su Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi”.
Làm sao chúng ta có thể học tin cậy vào sự nhân lành của Đức Chúa Trời dầu bao biến cố khó khăn xảy ra trong đời sống chúng ta? Hình ảnh Chúa trên thập giá có giúp được gì cho bạn học cách tin cậy vào sự nhân lành của Ngài?
Đức Chúa Trời có thể “ăn năn” không? Nếu có, thì điều đó có nghĩa gì? Chúng ta đã thấy bản tính của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, một số câu Kinh Thánh nói về Đức Chúa Trời “ăn năn” hoặc “bỏ qua”. Ít nhất đối với con người, sự ăn năn bao hàm việc thừa nhận rằng mình đã làm sai điều gì đó. Thế sao một số câu Kinh Thánh lại miêu tả Đức Chúa Trời “ăn năn”?
Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 32:14 và so sánh với Giê-rê-mi 18:4–10. Bạn nghĩ gì về những đoạn Kinh Thánh này diễn tả sự “bỏ qua” của Đức Chúa Trời?
Trong những câu này và nhiều câu khác, Đức Chúa Trời được tả là Ngài bỏ tay trong sự phán xét để đáp lại sự ăn năn hoặc cầu thay của dân sự. Đức Chúa Trời hứa rằng, nếu dân chúng từ bỏ sự gian ác của họ, thì Ngài sẽ từ bỏ sự phán xét mà Ngài đã hoạch định. Việc Chúa từ bỏ sự phán xét vì sự ăn năn của con người là một chủ đề phổ biến xuyên suốt Kinh Thánh.
Đọc Dân số Ký 23:19 và 1 Sa-mu-ên 15:29. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về việc Đức Chúa Trời có “ăn năn” hay “bỏ qua” hay không?
Những câu Kinh Thánh này tuyên bố rõ ràng rằng Đức Chúa Trời “không phải là loài người mà ăn năn’” (1 Sa-mu-ên 15:29) và “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” (Dân-số-ký 23:19). Cũng đọc các câu Kinh Thánh khác, những câu này không nên được hiểu rằng Đức Chúa Trời không bao giờ “bỏ qua” nhưng phải được hiểu rằng Ngài không “ăn năn” hay “bỏ qua” theo kiểu loài người vẫn làm. Đúng hơn, Đức Chúa Trời luôn giữ lời hứa Ngài, và mặc dù Ngài sẽ thay ý định để đáp lại sự ăn năn của con người, nhưng Ngài làm vậy theo sự tốt lành và Lời Ngài. Đức Chúa Trời nới tay trong sự phán xét để đáp lại sự ăn năn, chính là vì bản chất của Ngài là tốt lành, công bình, yêu thương và nhân từ.
Sự “bỏ qua” của Đức Chúa Trời được mô tả trong Kinh Thánh có ý nghĩa như thế nào? Điều này bày tỏ gì về sự không thay đổi của bản tính Đức Chúa Trời, là Đấng sẵn lòng bước vào mối tương giao cho-và-nhận, là điều thật sự tạo nên sự khác biệt đối với Ngài?
Kinh Thánh luôn dạy rằng “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9). Bản chất tốt lành và yêu thương của Ngài đã được Đức Chúa Giê-su thể hiện một cách tuyệt vời trên thập giá (xem Rô-ma 3:25, 26; Rô-ma 5:8). Theo Thi thiên 100:5, “Vì Đức Giê-hô-va thật tốt lành; Sự nhân từ Ngài hằng có mãi mãi; và sự thành tín Ngài còn đến đời đời” (so sánh với Thi thiên 89:2). Vì vậy, Đức Chúa Trời đáng được tin cậy; Ngài chỉ ban những món quà tốt lành cho con cái Ngài (Gia-cơ 1:17; so sánh với Lu-ca 11:11–13). Trên thực tế, Ngài ban những điều tốt lành ngay cả cho những người tự xem mình là kẻ thù Ngài.
Đọc Ma-thi-ơ 5:43–48. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về tình yêu diệu kỳ của Đức Chúa Trời? Chúng ta nên cư xử thế nào đối với người khác theo lời dạy của Đức Chúa Giê-su?
Ma-thi-ơ 5 mô tả tình yêu của Đức Chúa Trời như một tình yêu toàn hảo. Tình yêu không toàn hảo là tình yêu chỉ yêu những người yêu bạn. Nhưng Đức Chúa Trời yêu thương ngay cả những người ghét Ngài, ngay cả những người xem họ là kẻ thù của Ngài. Tình yêu của Chúa trọn vẹn, vì vậy, đó là tình yêu hoàn hảo.
Mặc dù tình yêu và lòng thương xót của Chúa vượt xa mọi mong đợi hợp lý, nhưng không bao giờ vượt quá hoặc trái với công lý. Ngược lại, nó kết hợp sự công bình và lòng thương xót (Thi thiên 85:10). Tương tự, Kinh Thánh khuyến khích chúng ta: “Hãy giữ sự nhân từ và sự công bình, luôn luôn trông đợi Đức Chúa Trời ngươi” (Ô-sê 12:7, so sánh với Lu-ca 11:42).
Cuối cùng, chính Đức Chúa Trời sẽ mang lại công bình hoàn hảo. Rô-ma 2:5 nói rằng “sự phán xét công bình của Ngài sẽ được bày tỏ”. Những người được cứu chuộc sẽ hát: “Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời Toàn Năng! Công việc Chúa lớn lao và và lạ lùng thay! Hỡi Vua của muôn đời, đường lối Ngài là công bình và chân thật! Lạy Chúa, ai là kẻ không kính sợ và không ngợi khen danh Ngài? Vì chỉ có Ngài là thánh, mọi dân tộc sẽ đến thờ phượng trước mặt Ngài, vì các sự phán xét Ngài đã được tỏ ra” (Khải huyền 15:3, 4; so sánh với Khải huyền 19:1, 2).
Ê-sai 25:1 tuyên bố: “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Đức Chúa Trời của tôi! Tôi tôn sùng Ngài, tôi ngợi khen danh Ngài; vì Ngài đã làm những sự mới lạ, là những mưu đã định từ xưa, cách thành tín chơn thật.” Làm sao chúng ta có thể học cách ngợi khen Đức Chúa Trời, ngay cả trong những lúc khó khăn? Bằng những cách nào để chính cuộc đời chúng ta là một lời ngợi khen Đức Chúa Trời?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “Lòng Bác Ái của Đức Chúa Trời ” tr. 7 – 13 , trong quyển Con Đường Giải Thoát.
“Lời Đức Chúa Trời đã bày tỏ bổn tánh Ngài. Chính Chúa đã truyền phán về tình yêu và lòng thương xót vô biên của Ngài. Khi Môi-se khẩn nguyện, “Xin Ngài cho con xem sự vinh hiển của Ngài,” Chúa đáp rằng, “Ta sẽ làm cho các sự nhân từ Ta phát ra trước mặt con” (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:18, 19). Đây là sự vinh hiển của Ngài. Chúa đi ngang qua mặt Môi-se và Ngài phán rằng, “Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thật, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6, 7). Ngài “chậm giận, giàu ơn” (Giô- na 4:2) “vì Ngài lấy sự nhân từ làm vui thích” (Mi-chê 7:18).
Chúa đã kết chặt lòng ta với lòng Ngài bằng hằng hà sa số chứng cớ trong trời đất. Ngài đã tự bày tỏ Ngài cho ta qua thiên nhiên và qua mối liên kết sâu nhiệm êm ái nhất trần đời mà lòng người có thể hiểu thấu. Tuy vậy, những sự việc ấy chỉ diễn tả được tình yêu của Ngài một cách mù mờ. Dầu mọi chứng cớ dường ấy được phô bày, kẻ thù của điều thiện vẫn làm mờ tối tâm thần loài người đến nỗi họ nhìn lên Chúa với nỗi sợ hãi, họ nghĩ rằng Ngài là Đấng nghiêm khắc và cố chấp. Sa-tan đã gây cho loài người tưởng tượng Đức Chúa Trời là nhân vật có thái độ khắc nghiệt—một quan tòa không hề thương xót, một chủ nợ tàn nhẫn. Nó hình dung Đức Chúa Trời là Đấng dò xét soi mói với cặp mắt ganh tị, tìm mọi lỗi lầm của loài người để hành phạt họ. Chính để phá tan bóng âm u hãi hùng nầy và để phô bày cho thế gian tình yêu vô lượng của Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Giê-su đã giáng lâm để sống với người phàm.”—Ellen G. White, Con Đường Giải Thoát, tr. 8, 9.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 5, 25 – 31 Tháng 1
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Thi thiên 78; Giô-na 4:1–4; Mathi-ơ 10:8; Ma-thi-ơ 21:12, 13; Giê-rê-mi 51:24, 25; Rô-ma 12:17–21.
CÂU GỐC: ‘“Nhưng Ngài, vì lòng thương xót, tha tội ác cho; chẳng hủy diệt chúng nó: Thật, nhiều khi Ngài xây cơn giận Ngài khỏi, chẳng nổi giận đến cực kì”’ (Thi thiên 78:38).
Đức Chúa Trời của Kinh Thánh yêu thích sự công bằng và ghét điều ác. Tội lỗi và điều ác đã khích động sự tức giận của Ngài, sự tức giận được tỏ bày thay cho những người bị áp bức và lạm dụng, và ngay cả trong những trường hợp khi sự ác của một người chỉ là sự tự hại bản thân. Đức Chúa Trời ghét điều ác vì điều ác luôn làm tổn thương các tạo vật của Ngài, ngay cả khi họ tự gây ra. Qua các câu chuyện trong Thánh Kinh, Đức Chúa Trời liên tục bị chọc giận bởi cái mà các học giả Kinh Thánh gọi là chu kỳ nổi loạn. Chu kỳ này diễn ra như sau:
Dân sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời và làm điều ác, thậm chí đôi khi còn có những hành động tàn bạo khủng khiếp, chẳng hạn như dâng tế lễ trẻ con và làm những điều ghê tởm khác trước mắt Ngài.
Chúa rút lui theo quyết định của dân sự.
Dân sự bị ngoại bang áp bức.
Dân sự kêu cầu Chúa giải thoát.
Chúa nhân từ giải cứu dân sự.
Dân sự lại nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, thường còn nghiêm trọng hơn trước.
Tuy nhiên, trước cái vòng luẩn quẩn của điều ác và sự bất trung tột độ này, Đức Chúa Trời trả lời cho sự vô tín của dân sự với sự thành tín vô tận, nhịn nhục lâu dài, ân điển diệu kỳ và lòng trắc ẩn sâu xa của Ngài.
Đọc Thi thiên 78. Đoạn Kinh Thánh này nói gì về phản ứng của Đức Chúa Trời trước những cuộc nổi loạn liên tục của dân Ngài?
Theo Kinh Thánh, tình yêu và công lý gắn liền với nhau. Cơn giận của Đức Chúa Trời là phản ứng thích hợp của tình yêu chống lại điều ác, vì điều ác luôn làm tổn thương người được Chúa yêu thương. Không có trường hợp nào trong Kinh Thánh nói đến Đức Chúa Trời nổi giận hoặc giận dữ một cách chuyên chế hoặc bất công.
Và trong khi dân sự của Đức Chúa Trời liên tục bỏ rơi và phản bội Ngài, qua nhiều thế kỷ, Ngài vẫn tiếp tục kiên nhẫn ban lòng thương xót trên cả mong đợi hợp lý (Nê-hê-mi 9:7–33). Điều đó chứng tỏ chiều sâu khôn lường của lòng trắc ẩn nhịn nhục và tình yêu nhân từ của Ngài. Thật vậy, theo Thi Thiên 78:38, Đức Chúa Trời “vì lòng thương xót, đã tha tội họ; và không hủy diệt họ; Ngài thường phải kiềm hãm cơn giận của Ngài, Và không bộc lộ hết cơn thịnh nộ của Ngài.”
Chắc chắn bạn đã nhiều lần tức giận vì thấy sự bất công áp bức đã xãy đến cho người khác. Vậy cảm xúc này giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào về cơn thịnh nộ của Chúa đối với điều ác?
Đức Chúa Trời nổi giận trước điều ác vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Ngài đầy lòng nhân từ và trắc ẩn đến nỗi một vị tiên tri trong Kinh Thánh phải than phiền Ngài sao quá nhân từ!
Chúng ta hãy đọc câu chuyện Giô-na và suy ngẫm về phản ứng của ông trước sự tha thứ vì lòng trắc ẩn của Đức Chúa Trời dành cho dân Ni-ni-ve, trong Giô-na 4:1–4. Điều này cho chúng ta biết gì về Giô-na và về Đức Chúa Trời? (Cũng xem Ma-thi-ơ 10:8.)
Phản ứng của Giô-na trước sự thương xót của Đức Chúa Trời biểu lộ hai điều chính. Thứ nhất, nó cho thấy sự cứng lòng của Giô-na. Ông oán ghét người A-si-ri vì cách họ đối đãi với dân Y-xơ-ra-ên đến độ ông không muốn Chúa thương xót họ.
Đúng là một bài học cho chúng ta! Chúng ta phải cẩn thận đề phòng thái độ tương tự, dẫu nó có thể là đáng thông cảm. Hơn ai hết, những người đã nhận được ân điển của Đức Chúa Trời phải nên nhận thức rằng ân điển ban cho họ là vô giá và do đó họ nên sẵn lòng chia sẻ ân phước cho người khác.
Thứ nhì, phản ứng của Giô-na củng cố lòng thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời là trung tâm của bản tính của Ngài. Giô-na quá quen thuộc với lòng nhân từ của Đức Chúa Trời—chính vì Đức Chúa Trời là Đấng “nhân từ, hay thương xót” cũng như “chậm giận và giàu ơn” (Giô-na 4:2)— ông biết rằng Chúa sẽ động lòng thương khi phán xét Ni-ni-ve. Đức Chúa Trời đối xử công bằng và nhân hậu với mọi dân tộc và mọi quốc gia.
Mặc dù con người nổi giận cách nhanh chóng, nhưng Đức Chúa Trời lại vô cùng nhẫn nại và kiên trì, ban ân phước cách tự do và dồi dào, nhưng không biện minh cho tội lỗi hay nhắm mắt làm ngơ trước sự bất công. Thay vào đó, chính Đức Chúa Trời chuộc tội lỗi và điều ác qua thập tự giá để Ngài vừa là Đấng công bình vừa là Đấng xưng công bình cho những ai tin Ngài (Rô-ma 3:25, 26).
Bạn có bao giờ thiếu sót trong việc bày tỏ lòng thương xót hay khoan dung cho người có lỗi với bạn? Có cách nào giúp bạn nhớ rõ ràng những ơn phước Chúa đã ban cho bạn, để bạn trở nên nhân từ hơn với người khác, hầu đáp lại những ân phước dư dật mà Chúa đã thể hiện trên bạn? Và chúng ta làm việc này ra sao, bày tỏ lòng thương xót và sự khoan dung, nhưng không dung túng cho tội lỗi hoặc tạo điều kiện cho sự lạm dụng hay áp bức?
Tuy có nhiều hình thức giận dữ không thích hợp, nhưng Kinh Thánh cũng dạy rằng có “sự phẫn nộ chính đáng”.
Hãy tưởng tượng một người mẹ đang trông chừng đứa con gái ba tuổi của mình đang chơi ở sân, đột nhiên có một người đàn ông tấn công con gái mình. Người mẹ không nên tức giận sao? Dĩ nhiên rồi. Giận dữ là phản ứng thích hợp của tình yêu trong hoàn cảnh như vậy. Ví dụ này giúp chúng ta hiểu được “sự phẫn nộ chính đáng” của Đức Chúa Trời.
Đọc Ma-thi-ơ 21:12, 13 và Giăng 2:14, 15. Phản ứng của Đức Chúa Giê-su về việc đền thờ bị lạm dụng, cho chúng ta biết gì về sự giận dữ của Đức Chúa Trời trước điều xấu xa?
Trong những trường hợp này, Đức Chúa Giê-su biểu lộ sự phẫn nộ chính đáng đối với những kẻ coi thường đền thờ của Đức Chúa Trời và đã biến nó thành “hang trộm cướp” để lợi dụng các góa phụ, trẻ mồ côi và người nghèo khó (Ma-thi-ơ 21:13; so sánh với Giăng 2:16). Đền thờ và các nghi lễ, đáng lẽ phải được xem như là tiêu biểu cho lòng nhân từ đầy vị tha của Đức Chúa Trời và sự thanh tẩy của Ngài với tội nhân, thì lại được dùng để lừa gạt và áp bức những người yếu đuối, đơn côi. Đức Chúa Giê-su có nên tức giận trước sự gớm ghiếc này không?
Mác 10:13, 14 và Mác 3:4, 5 bày tỏ thêm những ví dụ về sự phẫn nộ chính đáng của Ngài. Khi người ta đem trẻ em đến với Đức Chúa Giê-su thì “các môn đồ quở trách những người mang chúng đến”, Chúa Giê-su “rất không hài lòng”—nghĩa đen là “tức giận”. Ngài phán với họ: “Hãy để con trẻ đến cùng Ta” (Mác 10:13, 14).
Một lần khác, khi những người Pha-ri-si chờ đợi để buộc tội Đức Chúa Giê-su vi phạm ngày Sa-bát bởi Ngài chữa bệnh trong ngày đó, Ngài hỏi họ: “Trong ngày Sa-bát, nên làm việc lành hay việc dữ, cứu người hay giết người?” (Mác 3:4). Ngài “nhìn họ, vừa giận vừa buồn vì lòng họ cứng cỏi” rồi chữa lành người đàn ông bị bệnh đó (Mác 3:5). Sự tức giận của Đấng Christ ở đây gắn liền với sự đau buồn trước sự cứng lòng của họ; đó là sự giận dữ chính đáng của tình yêu, cũng như cơn giận của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước là cơn giận chính đáng của tình yêu. Làm sao tình yêu có thể không bất bình trước điều ác, nhất là khi điều ác làm tổn thương đối tượng của tình yêu đó?
Chúng ta nên cẩn thận thế nào để không tìm cách biện minh sự tức giận ích kỷ như là “sự phẫn nộ chính đáng”? Tại sao điều ấy rất dễ xảy ra, và làm sao chúng ta có thể tự bảo vệ chính mình khỏi cái bẫy tinh vi nhưng rất thật đó?
Trong suốt Kinh Thánh, Đức Chúa Trời nhiều lần bày tỏ lòng thương xót của Ngài trước những người khốn cùng và bị áp bức, cũng như sự phẫn nộ chính đáng của Ngài đối với những kẻ chủ mưu gây áp bức. Nếu không có sự ác, Đức Chúa Trời sẽ không nổi giận. Sự tức giận của Ngài chỉ để và luôn luôn chống lại những gì làm tổn hại đến sự sáng tạo của Ngài.
Theo Ca Thương 3:32, 33, bản tính Đức Chúa Trời không muốn gây đau khổ. Ngài không muốn đưa ra phán xét chống lại những kẻ bất lương, nhưng cuối cùng, tình yêu đòi hỏi sự công bằng.
Lẽ thật này được minh chứng qua việc Đức Chúa Trời cứ tiếp tục tha thứ cho dân Ngài và ban cho họ cơ hội để ăn năn và hòa giải với Ngài. Biết bao lần, qua các tiên tri, Đức Chúa Trời đã kêu gọi dân Ngài nhưng họ từ chối lắng nghe (Giê-rê-mi 35:14–17, Thi thiên 81:11–14).
Đọc Ê-xơ-ra 5:12 và so sánh với Giê-rê-mi 51:24, 25, 44. Điều này giải thích gì về sự phán xét giáng xuống Giê-ru-sa-lem qua người Ba-by-lôn? (Cũng xem 2 Sử ký 36:16).
Theo Ê-xơ-ra 5, sau khi dân sự vẫn không ăn năn và tiếp tục chọc giận Đức Chúa Trời, cuối cùng Ngài đã rút lui và “giao” dân “vào tay Nê-bu-cátnết-sa, vua của Ba-by-lôn” (Ê-xơ-ra 5:12). Nhưng Đức Chúa Trời chỉ làm vậy sau khi “không còn phương chữa” (2 Sử ký 36:16), và sau đó Đức Chúa Trời phán xét Ba-by-lôn vì sự tàn phá quá mức mà nó đã gây trên Giu-đa (Giê-rê- mi 51: 24, 25, 44; so sánh với Xa-cha-ri 1:15).
Nhiều sự phán xét khác mà Kinh Thánh mô tả là do Đức Chúa Trời mang lại được giải thích như những trường hợp Đức Chúa Trời “phó” dân sự vào tay kẻ thù của họ (Các quan xét 2:13, 14; Thi thiên 106: 41, 42), để phù hợp với nguyện vọng của dân chúng là từ bỏ Chúa và phục vụ “các thần” của các quốc gia khác (Các quan xét 10:6–16, Phục truyền 29:24–26). Cơn giận của Chúa chống lại sự ác, cuối cùng sẽ lên đến đỉnh điểm trong việc tiêu diệt mọi điều ác một lần chót và vĩnh viễn, bắt nguồn từ tình yêu của Ngài dành cho tất cả mọi người, và ước mong của Ngài có một vũ trụ tốt lành.
Việc Đức Chúa Trời không muốn phán xét bất cứ ai ảnh hưởng ra sao đến sự hiểu biết của bạn về cơn giận và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời? Nếu Đức Chúa Trời chậm giận, lẽ nào chúng ta lại không thể kiên nhẫn và nhịn nhục hơn với những người xung quanh sao? Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện được điều đó và đồng thời cũng bảo vệ và chăm sóc các nạn nhân của hành vi sai quấy?
Mặc dù cơn thịnh nộ của Chúa là một điều “khủng khiếp”, nhưng nó không hề vô đạo đức hay thiếu yêu thương. Trong Cựu Ước và Tân Ước, Đức Chúa Trời bày tỏ sự phẫn nộ đối với sự hung ác bởi vì tình yêu của Ngài. Cơn thịnh nộ của Chúa thật khủng khiếp vì sự xấu xa xảo quyệt của điều ác trái ngược với lòng nhân từ vô lượng và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.
Tình yêu, chớ không phải sự phẫn nộ, là điều thiết yếu đối với Đức Chúa Trời. Nơi nào không có điều ác và sự bất công, nơi đó không có sự thịnh nộ. Cuối cùng, hành động yêu thương nhất của Đức Chúa Trời trong việc tiêu diệt điều ác khỏi vũ trụ cũng sẽ loại bỏ cơn giận và thịnh nộ một cách hiệu quả. Đó là vì sẽ không bao giờ còn sự bất công hay tội ác nào nữa. Mãi mãi, sẽ chỉ có sự vĩnh cửu của hạnh phúc và công lý trong một mối quan hệ yêu thương trọn vẹn. Sẽ không bao giờ có cơn thịnh nộ của Chúa nữa vì sẽ không bao giờ cần đến nó nữa. Thật là một ý tưởng tuyệt vời!
Một số người lo ngại rằng sự phẫn nộ thiêng liêng có thể vô tình được xem như sự cho phép người ta báo thù. Đọc Phục truyền Luật lệ Ký 32:35, Châm ngôn 20:22, Châm ngôn 24:29, Rô-ma 12:17–21 và Hê-bơ-rơ 10:30. Những câu Kinh Thánh này ngăn cản sự báo thù của con người ra sao?
Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời có quyền phán xét và khi Ngài làm vậy, Ngài luôn thi hành với sự công bằng hoàn hảo. Cả Cựu Ước và Tân Ước đều nói rõ rằng sự báo thù thuộc về Đức Chúa Trời. Như Phao-lô viết trong Rô- ma 12:19: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng” (trích dẫn Phục truyền luật lệ ký 32:35).
Trong khi Đức Chúa Trời không sớm thì muộn sẽ phán xét sự bất công và điều ác, thì Đấng Christ đã mở đường cho tất cả những ai tin Ngài. Thật vậy, chính “Đức Chúa Giê-su là Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến” (1 Tê-sa-lô 1:10; so sánh Rô-ma 5:8, 9).Và đây là theo kế hoạch của Đức Chúa Trời: “Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho giải cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9). Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không bị vô hiệu hóa, nhưng những ai có đức tin trong Đức Chúa Giê-su sẽ được giải thoát khỏi cơn thịnh nộ đó nhờ Đấng Christ.
Sự chuộc tội của Đấng Christ đã duy trì sự công bình đồng thời giải thoát chúng ta khỏi cơn thịnh nộ ra sao? Chúng ta nhận được ơn phước ấy dầu chúng ta đầy khiếm khuyết, vậy bạn nên nhân từ hơn với người khác đến mức nào?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “Idolatry at Sinai,” tr. 315–330, trong Patriarchs and Prophets.
Trong bối cảnh về tội bò con vàng, Ellen G. White đã viết: “Dân Y-sơ-ra- ên đã phạm tội phản quốc và chống lại vị Vua, là Đấng đã ban cho họ biết bao lợi ích và họ đã tự hứa nguyện vâng theo thẩm quyền của Ngài. Để chính phủ thiêng liêng có thể duy trì công lý, và những kẻ phản bội phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, ngay cả ở đây lòng thương xót của Đức Chúa Trời cũng đã được thể hiện. Trong khi duy trì luật pháp của mình, Ngài ban cho tất cả mọi người quyền tự do lựa chọn và cơ hội ăn năn. Chỉ có những ai cố chấp nổi loạn mới bị hủy diệt.
“Tội lỗi này cần phải bị trừng phạt, như một bằng chứng cho các quốc gia xung quanh về sự tức giận của Đức Chúa đối với việc thờ hình tượng. Bằng cách thi hành công lý đối với kẻ có tội, Môi-se, với tư cách là công cụ của Đức Chúa Trời, phải ghi lại một sự phản đối long trọng và công khai chống lại tội ác của họ. Vì dân Y-sơ-ra-ên từ nay về sau phải lên án việc thờ hình tượng của các bộ tộc lân cận, kẻ thù của họ có thể sẽ đưa ra lời cáo buộc rằng những người xưng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của họ đã làm một bò con và thờ phượng nó ở Hô-rép. Khi đó, dù bị buộc phải thừa nhận sự thật đáng hổ thẹn, Y-sơ-ra-ên có thể nêu lên số phận khủng khiếp của những kẻ phạm tội, để làm bằng chứng cho thấy tội lỗi của họ không được chấp nhận hay bào chữa.
“Tình yêu không kém gì công lý đòi hỏi phải có sự phán xét cho tội lỗi này. . . . Chính lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã khiến hàng ngàn người phải chịu đau khổ, để tránh việc cần thiết phải trừng phạt hàng triệu người. Để cứu nhiều người, Ngài phải trừng phạt số ít.”—Ellen G. White, Patriarchs and Prophets, tr. 324, 325.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 4, 18 – 24 Tháng 1
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Lu-ca 15:11–32, Sô-phô-ni 3:17, Ê-phê-sô 5:25–28, Ê-sai 43:4, Rô-ma 8:1, Rô-ma 5:8, Mác 9:17–29.
CÂU GỐC: ‘“Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dẫu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi”’ (Ê-sai 49:15).
Có lẽ tình yêu lớn nhất mà con người được kinh nghiệm là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Kinh Thánh thường xử dụng hình ảnh mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái để mô tả lòng thương xót diệu kỳ của Đức Chúa Trời đối với con người, nhấn mạnh rằng lòng thương xót của Ngài lớn hơn gấp nhiều lần so với những tình mẫu tử/phụ tử sâu sắc nhất và đẹp đẽ nhất của con người.
Đọc Thi thiên 103:13, Ê-sai 49:15 và Giê-rê-mi 31:20. Những miêu tả này nói gì về bản chất và chiều sâu của lòng thương xót của Đức Chúa Trời?
Theo những câu Kinh Thánh này, Đức Chúa Trời xem chúng ta như những đứa con yêu dấu của Ngài, yêu thương chúng ta như một người cha, một người mẹ nhân từ yêu thương con cái mình. Tuy nhiên, như Ê-sai 49:15 giải thích, ngay cả một người mẹ cũng có thể “quên đứa con mình cho bú” hoặc “không thương xót đứa con trai mình cưu mang”, nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ quên con cái Ngài, và lòng thương xót của Ngài không bao giờ phai nhạt (Ca-thương 3:22).
Đáng chú ý, chữ raham trong tiếng Hê-bê-rơ được dùng để chỉ lòng trắc ẩn ở đây và trong nhiều câu khác mô tả tình yêu nhân từ dồi dào của Chúa, được cho là bắt nguồn từ tiếng Do Thái có nghĩa là tử cung (reham). Và do đó, như các học giả đã lưu ý, lòng trắc ẩn của Đức Chúa Trời giống như là “tình yêu từ bụng mẹ”. Thật vậy, tình yêu đó lớn lao hơn bất cứ lòng thương xót nào của con người, kể cả lòng trắc ẩn của một người mẹ dành cho đứa con sơ sinh của mình.
Theo Giê-rê-mi 31:20, Đức Chúa Trời xem dân sự giao ước của Ngài là “con yêu dấu” và “đứa con ưa thích” của Ngài, mặc dù thực tế là họ thường nổi loạn chống lại Ngài và làm buồn lòng Ngài. Dù vậy, Đức Chúa Trời vẫn tuyên bố: “Ta còn nhớ đến nó lắm” “Ta đã động lòng vì nó” và “Phải, Ta sẽ thương xót nó”. Từ được dịch lòng thương xót ở đây là (raham), để chỉ lòng từ ái thiêng liêng. Hơn nữa, cụm từ “Ta còn nhớ đến nó lắm” có thể được dịch theo nghĩa đen là “Nội tâm Ta gào thét”. Ngôn ngữ nội tâm sâu đậm ở đây diễn tả cảm xúc thiêng liêng, biểu thị độ sâu tận cùng của tình yêu trắc ẩn của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Ngay cả khi họ không chung thủy, Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ dồi dào sự thương xót và lòng nhân từ Ngài cho dân Ngài, vượt quá mọi mong đợi hợp lý.
Trong chúng ta, biết rằng lòng nhân từ Đức Chúa Trời dành cho chúng ta giống như lòng nhân từ của cha mẹ yêu thương con cái mình là một điều an ủi lớn. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó khăn vì họ không được cha mẹ yêu thương. Lòng thương xót của Đức Chúa Trời có thể được bày tỏ bằng những cách nào khác?
Chiều sâu khôn lường của tình yêu trắc ẩn Đức Chúa Trời dành cho nhân loại được thể hiện qua Ô-sê. Đức Chúa Trời đã truyền lệnh cho tiên tri Ô-sê: “Hãy đi, lấy một người vợ gian dâm, và con cái ngoại tình; vì đất này chỉ phạm sự tà dâm, lìa bỏ Đức Giê-hô-va” (Ô-sê 1:2). Ô-sê 11 sau này mô tả mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài, nhưng với ẩn dụ về một người cha yêu thương con mình.
Đọc Ô-sê 11:1–9. Hình ảnh trong những câu này làm sống động cách Chúa yêu thương và chăm sóc dân Ngài ra sao?
Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài được ví như tình cảm dịu dàng của cha mẹ dành cho con cái. Kinh Thánh dùng hình ảnh cha mẹ dạy một đứa bé tập đi; ôm đứa con yêu quý của mình vào lòng; chữa lành và nuôi dưỡng; và chăm sóc ân cần. Kinh Thánh cũng nói rằng Đức Chúa Trời “đã bồng” dân Ngài “Như một người bồng con trai mình” (Phục truyền 1:31). “Chính Ngài đã lấy lòng yêu đương thương xót mà chuộc họ. Ngài đã ẵm bồng, và mang họ trong các ngày thuở xưa” (Ê-sai 63:9).
Trái với sự thuỷ chung không lay chuyển của Đức Chúa Trời, dân sự Ngài đã nhiều lần bất tín, rồi cuối cùng đẩy Ngài ra xa để tự chuốc lấy sự phán xét và khiến Ngài vô cùng đau buồn. Đức Chúa Trời đầy lòng trắc ẩn nhân hậu, nhưng không bao giờ loại trừ công lý. (Như chúng ta sẽ thấy trong bài học sau, tình yêu và công lý đi chung với nhau.)
Bạn đã bao giờ phiền muộn về điều gì đó đến mức lòng dạ bạn quặn đau? Đó là hình ảnh được dùng để diễn tả chiều sâu cảm xúc của Chúa đối với dân Ngài. Hình ảnh tấm lòng quặn thắt và lòng trắc ẩn như nung như đốt là ngôn ngữ tượng hình diễn tả những xúc cảm sâu đậm, được dùng cho Chúa lẫn con người.
Hình ảnh về lòng thương xót như bị nung đốt (kamar), được dùng trong trường hợp hai người đàn bà đến trước Sô-lô-môn, mỗi người đều nhận cùng một đứa bé là con mình. Khi Sô-lô-môn ra lệnh xẻ đôi đứa trẻ (không có ý định làm hại nó), hình ảnh này mô tả phản ứng đầy cảm xúc của người mẹ thật (1 Các vua 3:26; so sánh với Sáng thế Ký 43:30).
Ai đã từng làm cha mẹ đều biết bài học muốn nói gì. Không một tình yêu trần thế nào có thể so sánh được. Điều này giúp chúng ta hiểu thế nào về tình yêu Đức Chúa Trời dành cho chúng ta? Và sự hiểu biết này sẽ cho chúng ta niềm an ủi nào?
Tân Ước cũng dùng hình ảnh tương tự như trong Cựu Ước để mô tả lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Phao-lô gọi Đức Chúa Cha là “Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi” (2 Cô-rinh-tô 1:3). Hơn nữa, Phao-lô giải thích trong Ê-phê-sô 2:4 rằng Đức Chúa Trời “giàu lòng thương xót” và cứu chuộc con người “vì cớ lòng yêu thương lớn lao Ngài đem mà yêu chúng ta”
Trong nhiều câu chuyện ngụ ngôn khác nhau, chính Đấng Christ liên tục dùng những từ ngữ diễn tả cảm xúc đau thấu ruột gan để mô tả lòng thương xót của Đức Chúa Cha (Ma-thi-ơ 18:27, Lu-ca 10:33, Lu-ca 15:20). Và ngôn ngữ mô tả lòng thương xót thiêng liêng trong Cựu Ước lẫn Tân Ước cũng được dùng trong các sách Phúc âm để diễn tả sự phản ứng đầy trắc ẩn của Đức Chúa Giê-su đối với những người gặp nạn.
Đọc Ma-thi-ơ 9:36, 14:14; Mác 1:41, 6:34; và Lu-ca 7:13. Xem thêm Ma-thi-ơ 23:37. Những câu này làm sáng tỏ phản ứng của Đấng Christ ra sao trước hoàn cảnh khốn cùng của con người?
Trong các sách Phúc âm, Đấng Christ đã nhiều lần động lòng thương xót trước những người đang tuyệt vọng hoặc thiếu thốn. Và Ngài không chỉ cảm thương mà còn giải quyết những nhu cầu của họ.
Đức Chúa Giê-su cũng than khóc về dân sự Ngài. Chúng ta có thể hình dung những giọt lệ trong mắt Đấng Christ khi Ngài nhìn về phía thành Giê- ru-sa-lem—“Bao lần Ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, nhưng các ngươi chẳng khứng!” (Ma-thi-ơ 23:37). Ở đây, chúng ta thấy rằng lời đau buồn của Đấng Christ rất gần gũi với lời đau buồn của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. Thật ra, nhiều học giả Kinh Thánh lưu ý rằng hình ảnh một con chim đang chăm sóc chim non là hình ảnh chỉ được dùng cho thần thánh ở vùng Cận Đông cổ xưa. Chúng ta thấy ở đây sự ám chỉ đến hình ảnh trong Phục truyền Luật lệ Ký 32:11, về Đức Chúa Trời như một con chim bay lượn chung quanh, bảo vệ và chăm sóc con nhỏ.
Không có dẫn chứng nào về tình yêu thương bao la của Đức Chúa Trời vĩ đại hơn việc chính Đức Chúa Giê-su—Đấng đã phó chính Ngài vì chúng ta để thể hiện tình yêu thương tột cùng ấy. Tuy nhiên, Đấng Christ không chỉ là hình ảnh hoàn hảo của Đức Chúa Trời, Ngài cũng là mẫu mực hoàn hảo của nhân loại. Làm thế nào chúng ta có thể uốn nắn cuộc đời mình theo cuộc đời Đấng Christ, chú tâm vào nhu cầu của người khác, và do đó, chúng ta không chỉ rao giảng về tình yêu của Chúa mà còn bày tỏ tình yêu ấy qua những việc làm cụ thể?
Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là “Đức Chúa Trời nhân từ”. Trong tiếng Hê-bê-rơ, Chúa được gọi là el rahum (Phục truyền 4:31). Từ “el” có nghĩa là “Chúa” và rahum là một dạng khác của gốc lòng trắc ẩn (raham). Dầu vậy, Đức Chúa Trời được gọi không những là Đức Chúa Trời nhân từ mà cũng là Đức Chúa Trời ghen tương, ‘el qana’. Như Phục truyền Luật lệ Ký 4:24 nói, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là ngọn lửa hay thiêu đốt, một là Đức Chúa Trời ghen tương” [el qana’]. (Xem Phục truyền 4:24, 6:15; Giô-suê 24:19; Na-hum 1:2.)
Lời tuyên bố trong 1 Cô-rinh-tô 13:4 tuyên bố rằng “tình yêu thương không ghen tị”. Vậy có thể nào Đức Chúa Trời lại là một “Đức Chúa Trời ghen tương”? Đọc 2 Cô-rinh-tô 11:2 và xem xét cách dân sự Đức Chúa Trời – qua các chuyện kể lại trong Kinh Thánh – đã không tín trung với Ngài (ví dụ, xem Thi thiên 78:58). Những đoạn Kinh Thánh này làm sáng tỏ điều gì về sự “ghen tương” thiêng liêng.
Sự “ghen tuông” của Đức Chúa Trời thường bị hiểu lầm. Nếu chúng ta gọi ai đó là một bà vợ/ông chồng hay ghen, thì chắc đó không phải là lời khen. Từ ghen tị thường mang hàm ý tiêu cực trong nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, sự ghen tương của Chúa không có hàm ý tiêu cực. Đó là tình cảm chính đáng của một người chồng yêu thương dành độc quyền trong mối liên hệ với vợ mình.
Trong khi có một loại ghen tương trái với tình yêu (1 Cô-rinh-tô 13:4), thì lại có có một loại “ghen tuông” tốt và chính đáng theo như 2 Cô-rinhtô 11:2. Phao-lô gọi đó là “cái ghen của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 11:2 Bản dịch 2011). Chỉ có sự ghen tương của Đức Chúa Trời luôn luôn là chính đáng và có thể được diễn tả chính xác hơn, đó là tình yêu nồng nàn của Chúa dành cho dân sự Ngài.
Sự tha thiết của Đức Chúa Trời (qana’) đối với dân Ngài bắt nguồn từ tình yêu sâu sắc của Ngài dành cho họ. Chúa mong muốn một mối liên hệ dành riêng cho dân Ngài; chỉ một mình Ngài là Chúa của họ. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời thường được miêu tả như một người yêu bị khinh thường, tình yêu của Ngài không được đáp lại (xem Ô-sê 1–3, Giê-rê-mi 2:2, Giê-rê-mi 3:1–12). Vì thế, “sự ghen tương” hay “tình yêu tha thiết” của Đức Chúa Trời không bao giờ vô cớ mà là phản ứng trước sự không chung thuỷ và gian ác của dân sự Ngài. Sự ghen tuông của Chúa (hay “tình yêu tha thiết”) không mang hàm ý tiêu cực về sự ghen tuông của con người. Nó không bao giờ là sự ghen tị mà luôn là niềm đam mê chính đáng của một tình yêu độc quyền với dân sự Ngài và vì lợi ích của họ.
Làm thế nào chúng ta có thể học cách phản chiếu loại “ghen tương” tốt đối với người khác, như là Đức Chúa Trời đã bày tỏ với chúng ta?
Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là Đấng nhân từ và đầy nhiệt huyết, và những cảm xúc thiêng liêng này được thể hiện rõ nhất qua Chúa Giê-su Christ. Một Đức Chúa Trời đầy thông cảm (so sánh với Ê-sai 63:9, Hê-bơ-rơ 4:15), cảm xúc sâu xa trước nỗi khốn khổ của dân Ngài (Các Quan xét 10:16, Lu-ca 19:41), và Ngài sẵn sàng lắng nghe, trả lời và an ủi (Ê-sai 49:10, 15; Ma-thi-ơ 9:36, 14:14)
Đọc 1 Cô-rinh-tô 13:4–8. Đoạn Kinh Thánh này kêu gọi bạn phản chiếu tình yêu nhân ái và diệu kỳ của Đức Chúa Trời trong các mối tương giao của bạn với người khác bằng những cách nào?
Ta ao ước được làm thân với những người có tình thương như được mô tả trong 1 Cô-rinh-tô 13:4–8. Nhưng chính ta có bao giờ tìm cách trở nên những người có đức tính như vậy đối với người khác không? Ta không thể khiến mình nhịn nhục và tử tế; ta không thể khiến mình không đố kỵ, không tự phụ, không thô lỗ hoặc không tư lợi. Ta không thể tạo trong mình một tình yêu thương để có thể “dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự” và “chẳng hề hư mất bao giờ” (1 Cô-rinh-tô 13:7, 8). Tình yêu như thế chỉ được thể hiện trong đời sống như là trái của Đức Thánh Linh. Hãy ngợi khen Chúa, vì Đức Thánh Linh tuôn đổ tình yêu Ngài vào lòng những ai ở trong Chúa Giê-su Christ qua đức tin (Rô-ma 5:5).
Nhờ ân điển Chúa và quyền năng của Đức Thánh Linh, ta có thể đáp lại và phản chiếu tình yêu sâu sắc và tha thiết, nhưng luôn công bình và hợp lý của Chúa theo những cách thiết thực nào? Thứ nhất, sự đáp lại thích hợp duy nhất là thờ phượng Chúa của sự yêu thương. Thứ nhì, ta nên đáp lại tình yêu Chúa bằng cách tích cực thể hiện lòng trắc ẩn và lòng nhân ái đối với người khác. Ta không nên chỉ tìm sự an ủi cho bản thân nơi Đấng Christ, mà còn phải để mình được thúc đẩy mang sự an ủi đến cho người khác. Cuối cùng, ta phải nhận thức rằng ta không thể tự thay đổi lòng mình, nhưng chỉ có Chúa mới có thể làm việc ấy.
Thế nên, ta hãy cầu xin Chúa ban cho ta một tấm lòng mới dành cho Ngài và cho người khác—một tình yêu tinh khiết và trong trắng—nâng cao những gì tốt lành và loại bỏ những gì xấu xa.
Đây là lời cầu nguyện của chúng ta: “Nguyện xin Chúa làm đức tin của chúng con cứ gia tăng, và tình yêu của chúng con đối với nhau và đối với mọi người luôn đầy tràn… Xin Ngài làm cho lòng chúng con được vững vàng trong sự thánh khiết để chúng con được trọn vẹn trước mặt Chúa, khi Đức Chúa Giê-su, Chúa chúng ta, hiện đến với tất cả các thánh đồ của Ngài. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12, 13).
Tại sao làm chết bản ngã, sự ích kỷ, và sự bại hoại của tấm lòng tự nhiên của bạn lại là cách duy nhất để thể hiện loại tình yêu này? Bạn có những lựa chọn nào để có thể chết đi bản ngã của bạn?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “The Beatitudes” tr. 6–44, trong Thoughts From the Mount of Blessing.
“Tất cả những ai cảm thấy sự nghèo nàn sâu xa của tâm hồn mình, những ai cảm thấy mình chẳng có gì tốt đẹp, họ có thể tìm được sự công bình và sức mạnh bằng cách nhìn lên Đức Chúa Giê-su. Ngài phán: ‘Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta.” Ma-thi-ơ 11:28. Ngài mời gọi bạn đánh đổi sự nghèo khó của mình để lấy sự phong phú của ân điển Ngài. Chúng ta không xứng đáng với tình yêu của Đức Chúa Trời, nhưng Đấng Christ, Đấng bảo đảm của chúng ta, xứng đáng và dư khả năng để cứu tất cả những ai đến cùng Ngài. Bất kể kinh nghiệm quá khứ của chúng ta ra sao, hoàn cảnh hiện tại của chúng ta chán nản thế nào, nếu chúng ta đến với Đức Chúa Giê-su như con người hiện tại của mình—yếu đuối, bất lực và tuyệt vọng—thì Đấng Cứu Rỗi nhân từ sẽ đón chúng ta từ xa, và sẽ dang cánh tay nhân ái Ngài mà ôm lấy chúng ta và choàng lên chúng ta chiếc áo công bình của Ngài. Đấng Christ sẽ giới thiệu chúng ta, được mặc áo choàng tinh trắng của chính bản tính Ngài, với Đức Chúa Trời. Ngài sẽ cầu xin Đức Chúa Trời thay cho chúng ta rằng: ‘Con đã thay thế tội nhân. Đừng nhìn vào đứa con tội lỗi này, nhưng hãy nhìn vào Con.’ Nếu Sa-tan lớn tiếng kiện cáo chúng ta, buộc tội chúng ta và tuyên bố chúng ta là con mồi của hắn, thì quyền năng vô lượng trong huyết Đấng Christ sẽ biện hộ cho chúng ta.”—Ellen G. White, Thoughts From the Mount of Blessing, tr. 8, 9.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 3, Ngày 11 – 17 Tháng 1
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Lu-ca 15:11–32, Sô-phô-ni 3:17, Ê-phê-sô 5:25–28, Ê-sai 43:4, Rô-ma 8:1, Rô-ma 5:8, Mác 9:17–29.
CÂU GỐC: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi; Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ” (Sô-phô-ni 3:17).
Như chúng ta đã thấy trong một bài học trước, không có ai—dù là người tội lỗi nhất hay kẻ làm điều ác độc nhất—mà Đức Chúa Trời không yêu thương. Và bởi vì Chúa coi trọng con người hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng, Ngài không đẹp lòng với tội lỗi vì Ngài yêu thương chúng ta và biết tội lỗi đã tàn phá chúng ta như thế nào.
Đọc Lu-ca 15:11–32. Ngụ ngôn đứa con hoang đàng bày tỏ điều gì về lòng thương xót và tình yêu của Đức Chúa Trời? Câu chuyện có lời cảnh báo nào cho những người ở lại nhà, như người con lớn kia?
Trong câu chuyện Đức Chúa Giê-su kể, người con trai đòi được hưởng gia tài sớm, có nghĩa là cậu ta ruồng bỏ gia đình với cha và anh mình. Người con hoang đàng sau đó tiếp tục phung phí tài sản thừa kế của mình và rơi vào cảnh nghèo đói, đến nỗi ghen tị với cả những con heo ăn trong máng. Ý thức được rằng những người làm mướn trong nhà cha mình có đầy đủ thức ăn, cậu ta quyết định trở về nhà với hy vọng được làm người làm mướn.
Những gì xảy ra kế tiếp thật là tuyệt vời. Người cha có thể lạnh lùng không chấp nhận đứa con khi hắn trở về. “Mày đã lấy tài sản thừa kế của mày và tự cắt đứt quan hệ với gia đình rồi. Mày đâu còn phần gì với gia đình nữa.” Đó có thể là một thái độ hợp lý và phải lẽ, phải không? Trong mắt một số bậc cha mẹ, đứa con đã đi quá mức để được gia đình chấp nhận lại, nhất là khi cậu ta là con trai trong gia đình.
Nhưng trong câu chuyện ngụ ngôn, người cha (đại diện cho chính Đức Chúa Trời) đã không hề phản ứng như vậy. Thay vào đó, “Khi [đứa con hoang đàng] còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ nó mà hôn” (Lu-ca 15:20). Mặc dù trong thời đại đó, việc chủ nhà chạy ra ngoài ngõ gặp ai đó thường bị xem là không có tư cách, nhưng người cha với lòng thương xót sâu rộng đã chạy ra đón con trai mình; và điều đáng kinh ngạc hơn là ông đã phục hồi đứa con vào lại gia đình, thậm chí mở tiệc ăn mừng. Điều ấy biểu thị lòng trắc ẩn lớn lao của Đức Chúa Trời đối với những kẻ ương nghạnh, và niềm mừng vui của Ngài khi một người quay trở về nhà. Thật là một hình ảnh tuyệt vời của Đức Chúa Trời!
Phản ứng của người anh ra sao? Tại sao phản ứng này rất là “người” vì nếu dựa trên sự công bằng thì cũng là dễ hiểu? Tuy nhiên, câu chuyện của người con này dạy gì cho chúng ta rằng sự công bằng theo tiêu chuẩn con người không làm sao thấu hiểu được chiều sâu của phúc âm hay tình yêu Đức Chúa Trời dành cho chúng ta?
Chúng ta khó có thể tưởng tượng được rằng Đức Cúa Trời luôn coi trọng mỗi người, đó là lý do tại sao Ngài vui mừng về sự cứu rỗi dầu chỉ một linh hồn.
Đọc Sô-phô-ni 3:17. Câu này làm sáng tỏ ngụ ngôn đứa con hoang đàng ra sao?
Sô-phô-ni 3:17 bày tỏ rõ ràng sự hân hoan của Đức Chúa Trời đối với dân sự được chuộc của Ngài. Hầu như mọi từ diễn tả sự vui mừng hân hoan trong tiếng Hê-bê-rơ đều được dùng trong câu này để nói lên niềm vui của Chúa dành cho dân sự mà Ngài đã chuộc. Dường như không một từ riêng lẻ nào đủ để mô tả mức độ vui mừng của Chúa vào ngày hôm đó.
Theo như câu này, chúng ta cũng hãy chú ý xem Đức Chúa Trời ở đâu—ở “giữa” dân Ngài. Sự hòa giải nảy sinh từ mối liên hệ tràn đầy tình yêu thương cùng với sự hiện diện trực tiếp của Đức Chúa Trời. Cũng giống như người cha—khi nhìn thấy đứa con từ xa, ông chạy ra đón con mình—ở đây Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Trong Ê-sai 62:4, hình ảnh tương tự được diễn đạt bằng phép ẩn dụ về hôn nhân. Theo Ê-sai 62:4, dân của Đức Chúa Trời sẽ “được gọi là Hephzibah,” có nghĩa là “Kẻ mà Ta ưa thích” và xứ sẽ được gọi là “Beulah,” có nghĩa là “đã kết hôn”. Tại sao? Bởi vì, câu Kinh Thánh nói, “Người ta sẽ gọi ngươi là Kẻ mà Ta ưa thích; và đất sẽ được xưng là kẻ có chồng; vì Đức Giê-hô-va sẽ ưa thích ngươi, và đất ngươi sẽ có chồng.” Đỉnh cao của sự hân hoan của Đức Chúa Trời được dành cho ngày phục hồi, khi Ngài sẽ tiếp đón dân của Ngài và vui mừng vì chúng ta, như người cha vui mừng vì đứa con hoang đàng của mình đã trở về.
Đọc Ê-phê-sô 5:25–28. Điều này nói gì về loại tình yêu mà chúng ta được gọi để bày tỏ?
Đoạn Kinh Thánh này khuyến khích người chồng hãy yêu vợ mình “như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh và phó chính mình Ngài vì Hội Thánh” và yêu vợ “như chính thân mình” (Ê-phê-sô 5:25, 28). Những câu Kinh Thánh này không chỉ làm nổi bật tình yêu vô vị kỷ và hy sinh mà người chồng dành cho vợ mình, mà còn cho thấy rằng chính Đấng Christ yêu dân Ngài (hội thánh) như một phần của bản thân Ngài.
Làm sao một Đức Chúa Trời của vũ trụ lại có thể hân hoan được với loài người thấp hèn, là những sinh vật nhỏ nhoi sống tạm bợ trên một hành tinh nhỏ bé giữa một vũ trụ vô tận? Làm sao con người lại có thể quan trọng đến vậy đối với Đấng Tối Cao, Đấng toàn năng và không cần gì cả? Những câu hỏi này có thể được phân tích thành hai khía cạnh. Thứ nhất, làm thế nào chính Đức Chúa Trời có thể đẹp lòng được? Thứ hai, làm thế nào con người có thể làm đẹp lòng Ngài, khi chúng ta đầy dẫy tội lỗi? Chúng ta nghiên cứu khía cạnh thứ nhất hôm nay, và khía cạnh thứ hai vào ngày mai.
Đọc Ê-sai 43:4; Thi thiên 149:4; và Châm ngôn 15:8, 9. Những câu này cho chúng ta biết gì về việc Đức Chúa Trời vui lòng với dân sự Ngài?
Như chúng ta thấy, Đức Chúa Trời có thể được đẹp lòng với loài người vì Chúa yêu thương họ với một tình yêu chỉ muốn những gì tốt nhất cho họ, như bất kỳ ai đã từng yêu thương và lo lắng cho người khác.
Ngược lại, Đức Chúa Trời không hài lòng với dân Ngài khi họ làm điều ác. Thật vậy, Châm ngôn 15:8, 9 dạy rằng, trong khi “của-lễ hy sinh” và “đường lối” của kẻ ác đều là “sự gớm ghiếc đối với Đức Giê-hô-va”, thì “lời cầu nguyện của người ngay thẳng được đẹp lòng Ngài” và “Ngài thương mến người nào theo đuổi sự công bình”. Các câu Kinh Thánh này không chỉ cho thấy rằng Đức Chúa Trời không đẹp lòng với điều ác mà Ngài còn ưa thích điều tốt lành. Chúng cũng đặt sự vui mừng và tình yêu thiêng liêng song song với nhau, cho thấy mối liên hệ sâu sắc giữa tình yêu của Chúa và niềm vui của Ngài, một yếu tố xuất hiện thường xuyên suốt Kinh Thánh.
Theo Thi thiên 146:8, “Đức Giê-hô-va yêu thương người công bình”. 2 Cô-rinh-tô 9:7 nói thêm, “Đức Chúa Trời yêu thương người dâng hiến cách vui lòng”. Trước tiên, hãy lưu ý những gì các câu Kinh Thánh này không nói đến. Những câu này không nói rằng Đức Chúa Trời chỉ yêu người công bình hay Đức Chúa Trời chỉ yêu người dâng hiến cách vui lòng. Chúa yêu thương mọi người. Tuy nhiên, để những câu Kinh Thánh này có ý nghĩa, chúng phải có nghĩa là Chúa yêu thương những người “công bình” và “người dâng hiến cách vui lòng” theo một nghĩa đặc biệt nào đó. Những gì chúng ta thấy trong Châm ngôn 15:8, 9 cung cấp manh mối: Đức Chúa Trời yêu thương người này, người kia theo nghĩa Ngài hài lòng về họ.
Hãy nghĩ xem trời và đất đã gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức nào để Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, có thể có mối thân tình đến vậy với chúng ta. Ý tưởng tuyệt vời này mang lại cho bạn hy vọng gì, đặc biệt là khi bạn đang trải qua một giai đoạn khó khăn?
Làm sao chúng ta, những tạo vật sa ngã, tội lỗi, lại có thể làm đẹp lòng một Đức Chúa Trời thánh khiết?
Đọc Rô-ma 8:1 và Rô-ma 5:8. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về vị thế của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời?
Đức Chúa Trời ban ân điển cho con người trước khi họ đáp lại tình yêu của Ngài. Trước khi chúng ta nói hay làm điều gì, Chúa đến với chúng ta và cho chúng ta cơ hội để chấp nhận hay từ chối tình yêu của Ngài. Như Rô- ma 5:8 nói, “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (so sánh với Giê-rê-mi 31:3). Và chúng ta có thể được hòa giải với Đức Chúa Trời, thậm chí làm hài lòng Ngài, bởi đức tin nơi việc làm của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Đọc 1 Phi-e-rơ 2:4–6 và so sánh với Hê-bơ-rơ 11:6. Điều này cho chúng ta biết gì về cách chúng ta có thể làm vui lòng Đức Chúa Trời?
Nếu không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời, con người sa ngã không thể mang lại bất cứ điều gì có giá trị cho Ngài. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời, với ân điển và lòng thương xót, đã mở một con đường, qua sứ mạng của Đấng Christ. Cụ thể là, “qua Đức Chúa Giê-su Christ”, chúng ta có thể “dâng của tế lễ thiêng liêng đẹp ý Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 2:5). Mặc dù “nếu không có đức tin thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp ý Ngài” (Hê-bơ-rơ 11:6), nhưng qua công việc hoà giải của Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ “khiến cho” những người tin Chúa “trở nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và làm ra sự đẹp ý Ngài trong chúng ta; sự vinh hiển đáng về Ngài đời đời vô cùng. A-men” (Hê-bơ-rơ 13:21).
Những ai đáp lại Đức Chúa Trời bằng đức tin đều được coi là công bình trước mặt Ngài nhờ sự hòa giải của Đấng Christ, Đấng mà chỉ có sự công chính của Ngài mới được chấp nhận. Và những ai đáp lại lời mời gọi yêu thương của Đức Chúa Trời, đều được kể là xứng đáng nhờ sự hoà giải của Đấng Christ (Lu-ca 20:35), và Ngài biến đổi họ trở nên giống như Ngài (1 Cô-rinh-tô 15:51–57; 1 Giăng 3:2). Công việc cứu chuộc của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho chúng ta mà còn ở trong chúng ta nữa.
Tại sao ý tưởng về Đấng Christ làm trung gian cho bạn trên thiên đàng lại đáng khích lệ đến vậy?
Với lòng thương xót và qua sự trung gian, Đức Chúa Trời lấy làm hài lòng ngay cả với những sự hồi đáp tích cực, dầu nhỏ bé nhất, trước tình yêu của Ngài. Qua Đấng duy nhất đáng được yêu mến và là Đấng hoàn toàn công bình, mỗi người chúng ta được kể là công bình và được tính vào số những người yêu dấu của Đức Chúa Trời, những người sẽ sống với Ngài trong tình yêu trọn vẹn cho đến đời đời. Đây là niềm hy vọng lớn lao của sự cứu chuộc, điều liên quan đến công việc của Đấng Christ ở trên trời vì chúng ta.
Nhưng, bạn có thể tự hỏi, tôi có thể ở trong số những người này không? Nếu tôi không đủ tốt thì sao? Nếu tôi e sợ rằng mình không đủ đức tin thì sao?
Đọc Mác 9:17–29. Chúa phản ứng thế nào với người đàn ông trong câu chuyện? Đức tin bao nhiêu là đủ?
Các môn đồ không thể đuổi được quỷ; mọi hy vọng xem như đã tiêu tan. Nhưng Đức Chúa Giê-su đến và nói với người cha: “Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả” (Mác 9:23). Và người cha trả lời trong nước mắt: “Lạy Chúa, tôi tin; xin giúp đỡ trong sự không tin của tôi!” (Mác 9:24).
Chúng ta lưu ý, Đức Chúa Giê-su không nói với người đàn ông: “Hãy trở lại khi ngươi có thêm đức tin”. Thay vào đó là tiếng kêu khóc của ông ta: “Xin giúp đỡ trong sự không tin của tôi” là đủ.
Không có đức tin thì không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời (Hê-bơ- rơ 11:6), dầu vậy Đức Chúa Giê-su chấp nhận ngay cả đức tin bé nhỏ nhất và nhờ đức tin (qua sự trung gian của Đấng Christ), chúng ta có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Qua đức tin và nhờ việc làm của Đấng Christ đã thực hiện vì cho chúng ta, chúng ta có thể đáp lại theo những cách làm hài lòng Đức Chúa Trời, giống như một người cha hài lòng khi đứa con mang đến cho mình một món quà thật ra chẳng có giá trị gì.
Vì thế chúng ta nên theo lời khuyên của Phao-lô đặt mục tiêu “được làm đẹp lòng” Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 5:9, 10; so sánh với Cô-lô-se 1:10, 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1, Hê-bơ-rơ 11:5). Và chúng ta nên cầu xin Chúa biến đổi những sở thích của chúng ta, kể cả những sở thích của những người chúng ta yêu thương; và cũng mở rộng tình yêu của chúng ta để nó vươn tới người khác. “Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau. Hãy siêng năng và chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa. Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện. Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ; hãy ân cần tiếp khách” (Rô-ma 12:10–13).
Nếu Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta qua Đấng Christ, thì chúng ta phải nên chấp nhận người khác đến mức nào? Mệnh lệnh yêu người lân cận như chính mình (Lê-vi Ký 19:18, Ma-thi-ơ 22:39) và luật vàng về việc đối xử với mọi người theo cách bạn muốn được đối xử làm sáng tỏ ý tưởng này ra sao?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “Let Not Your Heart Be Troubled”, tr. 662–680, trong The Desire of Ages.
“Đức Chúa Trời thất vọng khi dân Ngài đánh giá thấp chính họ. Ngài mong muốn cơ nghiệp được chọn của Ngài sẽ định giá bản thân họ theo cái giá mà Ngài đã đặt trên họ. Chúa muốn có họ, nếu không thì Ngài đã chẳng sai Con Ngài phải trả giá đắt để cứu chuộc họ. Ngài có thể dùng họ, và Ngài rất hài lòng khi họ đưa ra những đòi hỏi cao nhất nơi Ngài, để họ có thể tôn vinh danh Ngài. Họ có thể mong đợi những điều lớn lao nếu họ có đức tin vào các lời hứa Ngài.
“Nhưng cầu nguyện trong danh Đấng Christ có ý nghĩa rất lớn. Điều đó có nghĩa là ta chấp nhận bản tính Ngài, bày tỏ tinh thần của Ngài và thực hiện công việc Ngài. Lời hứa của Đấng Cứu Rỗi được ban cho với điều kiện. Như Ngài phán: ‘Nếu các ngươi yêu mến Ta, thì hãy giữ các điều răn Ta.’ Ngài cứu loài người, không phải trong tội lỗi, nhưng khỏi tội lỗi; và những ai yêu mến Ngài sẽ thể hiện tình yêu của mình bằng sự vâng lời.
“Mọi sự vâng phục chân thực đều xuất phát từ tấm lòng. Đó là công việc của Đấng Christ. Nếu ta đồng ý, Ngài sẽ kết hiệp chính Ngài với những suy nghĩ và mục đích của ta, làm cho tấm lòng và tâm trí ta phù hợp với ý muốn Ngài, đến nỗi khi vâng lời Ngài, ta sẽ cảm thấy như đang thực hiện những thôi thúc của chính mình. Ý chí, được tinh luyện và thánh hóa, sẽ tìm thấy niềm vui dâng trào khi phục vụ Ngài. Khi ta biết Chúa đó chính là đặc ân được biết Ngài, đời sống ta sẽ là một đời sống liên tục vâng phục. Việc chiêm ngưỡng bản tính Đấng Christ, qua sự thông công với Chúa, ta sẽ thấy tội lỗi là đáng kinh tởm.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 668.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 2, Ngày 4 – 10 Tháng 1
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: 2 Phi-e-rơ 3:9, Phục truyền Luật lệ Ký 7:6–9, Rô-ma 11:22, 1 Giăng 4:7–20, Giăng 15:12, 1 Giăng 3:16.
CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và, trong người” (Giăng 14:23).
Kinh Thánh nói rõ ràng: Đức Chúa Trời yêu thương mọi người. Câu Kinh thánh nổi tiếng nhất, Giăng 3:16, tuyên bố lẽ thật này: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
Đọc Thi thiên 33:5 và Thi thiên 145:9. Những câu này dạy về lòng nhân từ, trắc ẩn và thương xót của Đức Chúa Trời mở rộng đến bao xa?
Một số người có thể nghĩ rằng họ không đáng được yêu, hoặc Chúa có thể yêu thương mọi người khác, nhưng không yêu họ. Tuy nhiên, Kinh Thánh luôn tuyên bố rằng mỗi người đều được Đức Chúa Trời yêu thương. Không có ai mà Ngài không yêu. Và, vì Chúa yêu thương mọi người, nên Ngài cũng muốn mọi người đều được cứu.
Đọc 2 Phi-e-rơ 3:9, 1 Ti-mô-thê 2:4 và Ê-xê-chi-ên 33:11. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về niềm ao ước của Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu?
Câu tiếp theo Giăng 3:16 cho biết thêm: “‘Vì Đức Chúa Trời không sai Con Ngài đến thế gian để đoán xét thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con ấy mà được cứu’” (Giăng 3:17). Nếu chỉ tùy thuộc vào Đức Chúa Trời, thì mỗi người sẽ đón nhận tình yêu của Ngài và được cứu. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời Chúa sẽ không áp đặt tình yêu của Ngài trên bất cứ ai. Mọi người có quyền tự do chấp nhận hoặc chối từ tình yêu ấy.
Và mặc dù có những người từ chối, nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ ngừng yêu thương họ. Trong Giê-rê-mi 31:3, Ngài tuyên bố với dân Ngài: “Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhân từ mà kéo ngươi đến.” Ở những chương khác, Kinh Thánh nhiều lần dạy rằng tình yêu của Đức Chúa Trời còn đến đời đời (ví dụ, xem Thi thiên 136). Tình yêu của Ngài không bao giờ cạn kiệt. Tình yêu ấy vĩnh cửu. Chúng ta khó hiểu thấu điều này, vì không yêu thương người khác là chuyện quá dễ dàng đối với chúng ta!
Tuy nhiên, nếu cá nhân chúng ta muốn có được kinh nghiệm về tình yêu đó—nghĩa là chính mình biết được tình yêu của Chúa—thì biết đâu cách chúng ta sống và đối xử với kẻ khác sẽ thay đổi biết chừng nào!
Vì Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, nghĩa là Ngài yêu luôn cả những kẻ đê tiện (thật vậy, rất nhiều trong xã hội). Tình yêu của Chúa dành cho những người này dạy chúng ta thế nào về việc chúng ta cũng nên tìm cách liên hệ với họ?
Kinh Thánh thường mô tả mối liên hệ tình cảm đặc biệt giữa Đức Chúa Trời với chúng ta bằng cách dùng những ẩn dụ về gia đình hay họ hàng, đặc biệt là những ẩn dụ về tình yêu vợ chồng hay tình yêu của một người mẹ hiền đối với con mình. Những ẩn dụ này được dùng riêng để mô tả mối liên hệ đặc biệt giữa Đức Chúa Trời và dân sự giao ước của Ngài. Đây là mối liên tình giao ước, không chỉ bao gồm tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài mà cũng cả lòng mong ước rằng mọi người sẽ chấp nhận tình yêu này và yêu mến Ngài (và yêu thương lẫn nhau).
Đọc Phục truyền Luật lệ Ký 7:6–9. Những câu này dạy gì về mối liên hệ giữa việc Chúa lập giao ước và lòng nhân từ của Ngài?
Phục truyền Luật lệ Ký 7:9 mô tả một loại tình yêu đặc biệt mà Đức Chúa Trời dành cho dân sự giao ước của Ngài, một mối quan hệ tùy thuộc phần nào vào việc họ có trung thành hay không. Tình yêu của Chúa không có điều kiện, nhưng mối quan hệ giao ước với dân Ngài thì có.
“Lòng nhân từ” hoặc “lòng thương xót” trong Phục truyền Luật lệ Ký 7:9, được dịch từ chữ hesed. Từ này thường được dùng để mô tả sự vĩ đại của lòng thương xót, sự tốt lành và tình yêu của Đức Chúa Trời.
Hesed của Đức Chúa Trời cho thấy lòng nhân từ của Ngài vô cùng đáng tin cậy, kiên định, và bền bỉ. Tuy nhiên, việc nhận được ơn huệ của hesed là có điều kiện, nó tuỳ thuộc vào dân Ngài có sẵn lòng vâng phục và duy trì mối quan hệ hay không (xem 2 Sa-mu-ên 22:26, 1 Các vua 8:23, Thi thiên 25:10,
Thi thiên 32:10, 2 Sử ký 6:14).
Tình yêu vững bền của Đức Chúa Trời là nền tảng của mọi mối liên hệ đặt trên tình yêu thương, và chúng ta không bao giờ có thể sánh được với tình yêu đó. Đức Chúa Trời không những vui lòng ban cho chúng ta sự hiện hữu, mà trong Đấng Christ Ngài đã tự nguyện ban chính mình Ngài cho chúng ta. “Không có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15:13). Không nghi ngờ gì nữa, sự bày tỏ lớn nhất về tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã được thể hiện khi Chúa “tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:8).
Kể ra những cách có thể giúp chúng ta liên tục giữ sự hiện diện của tình yêu Đức Chúa Trời trong tâm trí mình? Tại sao điều đó là quan trọng?
Đức Chúa Trời kêu gọi và mời mọc mỗi người hãy vào mối tương giao yêu thương mật thiết với Ngài (xem Ma-thi-ơ 22:1–14). Sự đáp ứng thích hợp cho lời kêu gọi này bao gồm việc tuân theo điều răn của Chúa là yêu mến Ngài và yêu thương kẻ lân cận (xem Ma-thi-ơ 22:37–39). Một người có hưởng được những ơn phước từ mối quan hệ này với Chúa hay không, tùy thuộc vào quyền tự do của người đó quyết định chấp nhận hay từ chối tình yêu của Ngài.
Đọc Ô-sê 9:15, Giê-rê-mi 16:5, Rô-ma 11:22 và Giu-đe 21. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về việc những ơn phước của tình yêu Đức Chúa Trời có thể bị khước từ —thậm chí bị mất đi?
Trong nhiều đoạn Kinh Thánh, việc tận hưởng những lợi ích của mối tương giao yêu thương với Đức Chúa Trời được mô tả như một điều kiện tùy thuộc vào sự đáp ứng của con người đối với tình yêu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ sai lầm rằng Chúa thực sự đã ngừng yêu thương một ai đó. Như chúng ta đã thấy, tình yêu của Đức Chúa Trời là vĩnh cửu. Và, mặc dù Ô-sê 9:15 ghi lại câu nói của Đức Chúa Trời về dân Ngài, “Ta sẽ chẳng thương yêu chúng nó nữa,” điều quan trọng cần nhớ là sau đó, cũng trong sách ấy, Đức Chúa Trời đã tuyên bố về dân Ngài, “Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó” (Ô-sê 14:4). Ô-sê 9:15 không có nghĩa là Đức Chúa Trời hoàn toàn chẳng còn yêu thương dân Ngài. Thật ra nó đề cập đến điều kiện của một vài khía cạnh hoặc lợi ích cụ thể của mối liên hệ yêu thương với Chúa. Cách chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài là điều quan trọng để mối thân tình này tiếp tục.
“Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến Ta; người nào yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu lại, Ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết Ta” (Giăng 14:21). Tương tự như vậy, Đức Chúa Giê-su tuyên bố với các môn đồ Ngài: “Chính Cha yêu thương các ngươi, nhân các ngươi đã yêu mến Ta, và tin rằng Ta từ Cha mà đến’” (Giăng 16:27).
Những câu Kinh Thánh này và nhiều câu khác dạy rằng việc duy trì ơn phước của mối quan hệ cứu rỗi với Đức Chúa Trời tuỳ thuộc vào việc chúng ta có chấp nhận tình yêu của Ngài hay không (điều này cũng bao gồm việc chúng ta có sẵn sàng trở thành phương tiện của tình yêu đó). Một lần nữa, điều này không có nghĩa là tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ chấm dứt. Đúng hơn—giống như chúng ta không thể ngăn mặt trời chiếu sáng, nhưng chúng ta có thể tự tách mình khỏi những tia nắng—chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn tình yêu vĩnh cửu của Chúa, nhưng cuối cùng chúng ta có thể từ chối mối thân tình với Chúa và do đó, tự cắt đứt chính mình khỏi những gì tình yêu ấy mang lại, đặc biệt là lời hứa về sự sống đời đời.
Những cách nào mà mọi người có thể thấy và kinh nghiệm thực sự tình yêu của Đức Chúa Trời, cho dù họ có đáp lại tình yêu ấy hay không? Ví dụ, thế giới thiên nhiên, ngay cả sau tội lỗi, tiết lộ tình yêu của Ngài ra sao?
Tình yêu của Đức Chúa Trời là vĩnh cửu và luôn luôn là vô giá. Tuy nhiên, con người có thể từ chối nó. Chúng ta có cơ hội chấp nhận hoặc từ chối tình yêu đó, chỉ vì Chúa yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện với một tình yêu hoàn hảo, bất diệt trước bất cứ điều gì chúng ta làm (Giê-rê-mi 31:3). Tình yêu chúng ta dành cho Ngài là sự đáp lại những gì đã được ban cho chúng ta ngay cả trước khi chúng ta cầu xin.
Đọc 1 Giăng 4:7–20, đặc biệt nhấn mạnh vào câu 7 và câu 19. Chúng ta biết gì về sự ưu tiên của tình yêu của Đức Chúa Trời?
Tình yêu của Đức Chúa Trời luôn đến trước. Nếu Ngài không yêu chúng ta trước thì chúng ta không thể yêu Ngài lại. Trong khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên chúng ta với khả năng biết yêu và được yêu, thì chính Ngài là nền tảng và nguồn gốc của mọi tình yêu. Tuy nhiên, chúng ta có quyền lựa chọn nếu chúng ta chấp nhận tình yêu ấy và để nó phản chiếu trong cuộc sống của mình. Lẽ thật này được nêu lên qua câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Christ về người đầy tớ không tha thứ (xem Ma-thi-ơ 18:23–35).
Trong chuyện ngụ ngôn này, chúng ta thấy người đầy tớ không cách nào trả nỗi món tiền anh ta nợ chủ. Theo Ma-thi-ơ 18, người đầy tớ nợ chủ 10 ngàn ta-lâng. Một ta-lâng trị giá khoảng sáu ngàn đơ-ni-ê, và một quan đơ- ni-ê là tiền công một ngày cho một người lao động trung bình (so sánh Ma- thi-ơ 20:2). Vì vậy, một người lao động trung bình phải mất 6,000 ngày lao động để kiếm được một ta lâng. Giả sử sau khi tính số ngày nghỉ, một người lao động có thể làm việc 300 ngày mỗi năm, do đó kiếm được 300 đơ-ni-ê trong một năm. Anh ta sẽ mất khoảng hai mươi năm để hoàn trả một ta- lâng, bao gồm 6,000 đơ-ni-ê (6,000/300 = 20). Để kiếm được 10,000 ta-lâng, anh sẽ phải làm việc 200,000 năm. Tóm lại, người đầy tớ không bao giờ có thể trả được món nợ này. Thế nhưng, người chủ động lòng thương xót người đầy tớ của mình và sẵn lòng tha món nợ khổng lồ cho anh ta.
Tuy nhiên, khi người đầy tớ được tha nợ này từ chối tha món nợ nhỏ hơn rất nhiều, chỉ 100 đơ-ni-ê của một trong những người bạn đồng công của mình và tống anh ta vào tù vì món nợ, thì người chủ đã tức giận và hủy bỏ sự tha nợ đầy thương xót của mình. Người đầy tớ đã đánh mất tình yêu và sự tha thứ của chủ mình. Mặc dù lòng thương xót và nhân từ của Đức Chúa Trời không bao giờ dứt, nhưng cuối cùng người ta có thể từ chối, thậm chí đánh mất, những ân huệ của lòng nhân từ và thương xót của Chúa.
Hãy nghĩ về những điều bạn đã được tha thứ và giá bạn phải trả để được tha thứ bởi Đức Chúa Giê-su. Điều này nói gì với bạn về việc tha thứ kẻ khác?
Người đầy tớ không bao giờ có thể trả nỗi món nợ cho chủ, ta không bao giờ có thể đền đáp được tình yêu của Chúa. Ta không bao giờ có thể kiếm được hoặc xứng đáng với tình yêu của Ngài. “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Thật là một tình yêu diệu kỳ! Như 1 Giăng 3:1 nói: “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời!”.
Dầu vậy, điều ta có thể và nên làm là phản chiếu tình yêu của Chúa đối với người khác hết mực nếu có thể. Nếu ta đã nhận được lòng nhân từ và sự tha thứ vĩ đại như vậy, thì ta nên có lòng nhân từ và tha thứ cho người khác đến mực nào? Hãy nhớ người đầy tớ đã đánh mất lòng trắc ẩn và sự tha thứ của chủ, vì anh ta đã không có lòng trắc ẩn và tha thứ cho người bạn đồng công mình. Nếu chúng ta thực sự yêu mến Chúa, ta sẽ không thất bại trong việc phản chiếu tình yêu của Ngài cho người khác.
Đọc Giăng 15:12, 1 Giăng 3:16 và 1 Giăng 4:7–12. Những câu Kinh Thánh này dạy gì về mối quan hệ giữa tình yêu của Chúa, tình yêu của chúng ta dành cho Ngài và cho người khác?
Ngay sau Giăng 15:12, Chúa Giê-su phán với các môn đồ của Ngài: “ Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta” (Giăng 15:14). Đức Chúa Giê-su đã ban cho họ điều răn nào? Cùng với những điều răn khác, Ngài đã truyền lệnh cho họ phải yêu thương người khác như Ngài đã yêu thương họ. Ở đây và những chỗ khác, Chúa đã phán dạy ta phải yêu mến Đức Chúa Trời và yêu thương lẫn nhau.
Tóm lại, chúng ta nên nhận biết rằng chúng ta đã được tha một món nợ vô hạn, một món nợ mà chúng ta không bao giờ có thể trả được, một món nợ chỉ được trả tại thập tự giá. Vì vậy, chúng ta nên yêu mến, ca ngợi Chúa và sống với tình yêu thương và nhân ái đối với người khác. Như trong Lu-ca 7:47, “tội lỗi người đàn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều; song kẻ được tha ít thì yêu mến ít.” Ai trong chúng ta không ý thức được rằng mình đã được tha thứ nhiều như thế nào?
Yêu mến Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải yêu thương kẻ khác, nên chúng ta phải lập tức chia xẻ thông điệp về tình yêu của Ngài, cả bằng lời nói lẫn việc làm. Chúng ta nên giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày của họ, và cũng tìm cách trở thành một dây truyền tình yêu của Chúa và hướng mọi người đến với Đấng ban cho họ lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu trong trời mới và đất mới—một sự sáng tạo hoàn toàn mới từ thế gian này, một thế gian đã bị hoen ố và tàn phá bởi tội lỗi và sự chết, hậu quả buồn thảm của việc khước từ tình yêu của Chúa.
Những bước cụ thể nào bạn có thể thực hiện để yêu mến Chúa qua việc yêu thương người khác? Bạn có thể làm gì hôm nay và trong những ngày sắp tới để bày tỏ cho mọi người thấy tình yêu của Chúa; và sau đó mời họ tận hưởng ý nghĩa của việc có được lời hứa về sự sống đời đời?
NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “Đặc Ân Cầu Nguyện,” tr. 80-90, trong quyển Con Đường Giải Thoát.
“Hãy trình bày cho Chúa mọi nhu cầu, mọi niềm vui, mọi nỗi khổ đau, mọi sự lo âu cũng như sợ hãi. Bạn không thể nào làm cho Chúa mang quá nặng đâu, cũng không có thể làm cho Ngài mệt mỏi được. Chúa là Đấng thường đếm tóc trên đầu bạn, sẽ không làm ngơ trước những sự thiếu thốn của con cái Ngài. “Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ” (Gia-cơ 5:11). Tấm lòng đầy nhân từ và yêu thương của Chúa vô cùng xúc động trước những sự đau khổ của chúng ta, ngay khi ta vừa thốt nên lời. Hãy dâng cho Chúa mọi phiền lo trong tâm trí mình. Không có gì quá lớn mà Ngài không mang nổi, vì Ngài nâng thế giới trên tay và điều khiển mọi sự trong vũ trụ. Không có gì liên quan đến sự an khang của Chúa chúng ta mà lại quá nhỏ để Ngài không lưu ý đến. Những đoạn đời của chúng ta không có chỗ nào quá đen tối đến nỗi Ngài đọc không được; không một rối rắm nào quá khó đến nỗi Ngài giải quyết không xong. Không một tai ương nào có thể xảy ra cho đứa con hèn mọn nhất của Ngài. Không một lo âu nào vò xé linh hồn, không một niềm vui nào tươi nở, không một lời cầu nguyện thành thật nào thoát khỏi đôi môi của con cái Ngài mà Cha chúng ta ở trên trời không chú ý đến ngay. “Chúa chữa lành người có lòng đau thương, và bó vít của họ” (Thi thiên 147:3). Mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và mỗi linh hồn trong thế gian gắn bó mật thiết quá rõ ràng trọn vẹn đến nỗi dường như không có một linh hồn nào không được Ngài chăm lo, cũng như không còn có một linh hồn nào mà Ngài không ban Con yêu quí duy nhất của Ngài chết thay cho họ.”—Ellen G. White, Con Đường Giải Thoát, tr. 86, 87.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Bài Học 1, 28 Tháng 12 – 3 Tháng 1
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Xuất Ê-díp-tô Ký 33:15–22; Ô-sê 14:1–4; Khải huyền 4:11; Giăng 17:24; Ma-thi-ơ 22:1–14; Giăng 10:17, 18.
CÂU GỐC: “Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó; vì cơn giận của ta đã xây khỏi nó rồi” (Ô-sê 14:4).
Đức Chúa Trời không chỉ hỏi chúng ta: “Con yêu Ta chăng?” Mà chính Ngài cũng yêu thương mỗi người và yêu cách hết lòng. Thật vậy, Ngài yêu bạn và tôi, Ngài yêu mọi người cách sâu đậm hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Và chúng ta biết được tình yêu này qua cách Ngài hành động trong lịch sử của dân sự Ngài.
Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 33:15-22 và xem xét bối cảnh của những câu này trong câu chuyện được thuật lại. Đoạn Kinh Thánh này, đặc biệt là câu 19, bày tỏ gì về ý muốn và tình yêu của Chúa?
Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ. Không lâu sau khi Đức Chúa Trời giải cứu dân Ngài khỏi ách nô lệ ở Ai Cập một cách đáng kinh ngạc, dân Y-sơ- ra-ên đã nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời và quay ra thờ phượng một con bò vàng. Khi từ trên núi xuống, Môi-se thấy những gì họ đã làm, ông quăng bảng Mười Điều Răn xuống vỡ tan. Mặc dù dân chúng đã đánh mất những đặc ân và giao ước phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ một cách dư dật, nhưng Ngài vẫn tiếp tục chọn họ trong mối liên hệ giao ước—bất chấp việc họ không xứng đáng với các phước lành của giao ước.
Những lời trong Xuất Ê-díp-tô Ký 33:19, “[Ta sẽ] làm ơn cho ai ta muốn làm ơn, và thương xót ai ta muốn thương xót”, thường bị hiểu lầm là Đức Chúa Trời tùy ý bày tỏ lòng thương xót và ân điển với một số người, nhưng với những người khác thì không. Tuy nhiên, theo ngữ cảnh, Đức Chúa Trời không tuyên bố ở đây rằng Ngài sẽ tùy tiện tỏ lòng nhân từ và thương xót với một số người này, chứ không phải với những người kia. Đó không phải là cách Đức Chúa Trời làm việc, trái ngược với một số thần học phổ biến cho rằng Chúa định trước một số người sẽ hư mất và họ phải đối mặt với sự kết án đời đời.
Vậy thì Đức Chúa Trời công bố điều gì ở đây? Chủ yếu ở đây, Ngài tuyên bố rằng, là Đấng Tạo Hóa của tất cả mọi người, Ngài có quyền và thẩm quyền ban ân điển và bày tỏ lòng trắc ẩn một cách tự do cho ngay cả những người không xứng đáng nhất. Và Ngài đã làm như vậy, ngay sau cuộc nổi loạn bò vàng, bằng cách bày tỏ lòng nhân từ cho dân sự Ngài, dân Y-sơ-ra- ên, ngay cả khi họ không xứng đáng nhận được ân phước đó.
Đây là một trong nhiều trường hợp Đức Chúa Trời thể hiện tình yêu thương của Ngài và Ngài đã hành động vượt quá mọi mong đợi hợp lý. Đây là Tin lành cho tất cả chúng ta, có phải không?
Đức Chúa Trời đã tiếp tục bày tỏ và thể hiện tình yêu của Ngài dành cho bạn bằng những cách nào—thậm chí vượt xa mọi mong đợi hợp lý?
Ví dụ nổi bật của Đức Chúa Trời về tình yêu của Ngài dành cho nhân loại sa ngã được thấy trong câu chuyện Ô-sê. Đức Chúa Trời đã truyền lệnh cho tiên tri Ô-sê: “Hãy đi cưới một người vợ gian dâm, và con cái ngoại tình; vì đất này chỉ phạm sự tà dâm, lìa bỏ Đức Giê-hô-va” (Ô-sê 1:2). Ô-sê và người vợ không chung thủy của ông chính là một bài học sống động về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài, ngay cả khi dân Y-sơ-ra-ên không chung thủy và gian dâm thuộc linh. Đây là câu chuyện về tình yêu vô bờ bến của Đức Chúa Trời dành cho những con người dầu không xứng đáng.
Thật vậy, bất chấp sự thành tín và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, dân chúng cứ liên tục nổi loạn chống lại Ngài. Kinh Thánh rất nhiều lần mô tả Đức Chúa Trời như là người yêu đơn phương đối với một người phối ngẫu không chung thủy. Ngài đã yêu thương dân Ngài một cách trọn vẹn và thành tín, nhưng họ đã khinh miệt Ngài, phục vụ và tôn thờ các thần khác, làm Ngài vô cùng đau buồn. Họ đã phá vỡ mối liên hệ, hầu như không thể hàn gắn được.
Đọc Ô-sê 14:1–4. Những câu này bày tỏ điều gì về tình yêu vững bền của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài?
Sau nhiều lần dân sự nổi loạn, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch của chúng nó, ta sẽ yêu thương chúng hết lòng (bản dịch 2011)” Thuật ngữ “Ta sẽ yêu họ cách hết lòng” có nghĩa là những gì được cho đi cách tự nguyện. Đó cũng là chữ được dùng cho các lễ vật dâng tự nguyện trong hệ thống đền thánh.
Suốt câu chuyện Ô-sê và những câu chuyện khác trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bày tỏ sự cam kết và lòng trắc ẩn diệu kỳ của Ngài đối với dân Ngài. Mặc dù họ liên tục theo đuổi những người yêu khác, phá vỡ mối quan hệ giao ước xem như không thể hàn gắn được, nhưng Đức Chúa Trời vẫn tự nguyện tiếp tục ban bố tình yêu của Ngài trên họ. Dân sự không xứng đáng với tình yêu của Chúa; họ đã chối bỏ và khước từ mọi đặc ân đến từ tình yêu đó. Dầu vậy, Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục ban bố tình yêu thương trên họ cách tự nguyện và hết lòng.
Nhiều người nghĩ về Đức Chúa Trời như một đấng cai trị và phán xét khắc nghiệt và xa cách. Hình ảnh Chúa bị khinh miệt và đau buồn như người tình đơn phương với một người phối ngẫu không chung thủy giúp bạn nhận thức về Chúa khác đi như thế nào? Nó thay đổi quan điểm của bạn về mối liên hệ giữa bạn và Chúa ra sao?
Đức Chúa Trời không chỉ tiếp tục ban phát tình yêu của Ngài cách vô điều kiện cho dân Y-sơ-ra-ên, bất chấp những cuộc nổi loạn liên tục. Cũng vậy, Ngài vẫn tiếp tục ban phát tình yêu thương ấy cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta là tội nhân. Chúng ta không xứng đáng với tình yêu của Chúa và chúng ta cũng không thể nào kiếm được tình yêu ấy qua công sức mình. Ngược lại, Chúa không cần chúng ta. Đức Chúa Trời của Kinh Thánh không cần bất cứ điều gì (Công vụ 17:25). Tình yêu của Ngài dành cho bạn, cho tôi và cho tất cả mọi người hoàn toàn là tự nguyện theo ý Ngài.
So sánh Khải huyền 4:11 và Thi thiên 33:6. Những câu này cho chúng ta biết điều gì về quyền tự do của Đức Chúa Trời liên quan đến Sự Sáng Tạo?
Đức Chúa Trời đã tự do tạo ra thế giới này, và vì vậy, Ngài xứng đáng với mọi vinh quang, với sự tôn kính và quyền năng. Chúa không cần phải tạo ra bất kỳ thế giới nào. Trước khi tạo dựng thế gian, Đức Chúa Trời đã tận hưởng mối liên hệ yêu thương mà đã có trong Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Giăng 17:24 cho chúng ta biết gì về tình yêu của Đức Chúa Trời trước khi có thế gian?
Đức Chúa Trời không cần các vật thọ tạo làm đối tượng cho tình yêu của Ngài. Nhưng, theo bản tính yêu thương của mình, Đức Chúa Trời đã chọn tạo dựng thế gian và bước vào mối liên hệ yêu thương với các vật thọ tạo.
Đức Chúa Trời không chỉ tự do sáng tạo thế giới này như một sự tuôn đổ tình yêu quảng đại của Ngài, mà Ngài còn tiếp tục yêu thương con người một cách vô điều kiện, ngay cả sau khi con người sa vào tội lỗi trong vườn Ê-đen, và ngay cả sau khi cá nhân chúng ta phạm tội.
Sau sự sa ngã ở vườn Ê-đen, A-đam và Ê-va không có quyền tiếp tục sống và nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời, Đấng “lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật” (Hê-bơ-rơ 1:3), với tình yêu, lòng thương xót và ân điển vĩ đại của Ngài, đã duy trì cuộc sống của nhân loại và đã tìm ra cách để hòa giải nhân loại trở lại với chính Ngài trong tình yêu thương. Và sự hòa giải đó cũng bao gồm cả chúng ta.
Việc Chúa tiếp tục tuôn đổ tình yêu trên thế gian này, bất chấp sự sa ngã và tội ác của nó, cho chúng ta biết gì về tình yêu và bản tính của Ngài? Lẽ thật này khiến chúng ta nên đáp lại.
Đức Chúa Trời không chỉ yêu thương loài người cách tự nguyện, mà Ngài cũng muốn được họ yêu mến lại. Việc Đức Chúa Trời ban cho loài người khả năng tự do lựa chọn, chấp nhận hay từ chối tình yêu của Chúa, được thể hiện rõ ràng trong ngụ ngôn tiệc cưới của Đức Chúa Giê-su, (và ở những nơi khác).
Đọc Ma-thi-ơ 22:1–14. Ý nghĩa của ngụ ngôn này là gì?
Trong ngụ ngôn về tiệc cưới này của Đức Chúa Giê-su, một vị vua tổ chức hôn lễ cho con trai mình và sai đầy tớ đi “nhắc những người được mời đến dự tiệc cưới nhưng họ không chịu đến” (Ma-thi-ơ 22:2,3). Vua sai đầy tớ đi nhiều lần mời gọi họ, nhưng họ làm ngơ lời mời gọi của vua, thậm chí họ còn bắt và giết các đầy tớ của vua (Ma-thi-ơ 22:4–6).
Sau đó, khi đã giải quyết những kẻ đã sát hại một số tôi tớ của mình, vua bảo các tôi tớ rằng: “Tiệc cưới đã dọn xong rồi; song những người được mời không xứng dự tiệc đó. Vậy, các ngươi hãy đi khắp các ngã tư, hễ gặp người nào thì mời cả đến dự tiệc” (Ma-thi-ơ 22:8, 9). Sau đó, nhà vua thấy một người đàn ông không mặc áo lễ trong buổi tiệc, nên sai đầy tớ quăng ông ra ngoài nơi tối tăm, điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nhận áo lễ từ nhà vua để đến dự tiệc cưới, Đức Chúa Giê-su kết thúc ngụ ngôn bằng câu khó hiểu, nhưng đầy ý nghĩa: “Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn” (Ma-thi-ơ 22:14).
Điều đó có nghĩa gì? Những người cuối cùng được “chọn”, là những người đã chấp nhận lời mời dự tiệc cưới của Chúa. Chữ được dịch “gọi” và “mời” trong suốt ngụ ngôn là kaleo (gọi, mời) trong tiếng Hy-lạp, và điều quyết định ai cuối cùng được “chọn” (eklektos) là tùy vào người đó có tự ý chấp nhận lời mời hay không.
Thực ra, Đức Chúa Trời mời gọi mọi người đến dự tiệc cưới. Tuy nhiên, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể từ chối tình yêu của Ngài. Tự do là điều cần thiết cho tình yêu. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ áp đặt tình yêu của Ngài trên bất cứ ai. Đáng buồn thay, chúng ta có thể từ chối mối tương giao yêu thương với Chúa.
“Người được chọn” là những người chấp nhận lời mời. Với những ai yêu mến Đức Chúa Trời, Ngài đã chuẩn bị những điều tuyệt vời hơn cả mọi điều chúng ta có thể tưởng tượng. Một lần nữa, tất cả đều xoay quanh vấn đề tình yêu và sự tự do vốn có trong tình yêu.
Điều gì trong cuộc sống của bạn cho thấy rằng bạn đã nhận lời mời dự tiệc cưới và mặc lễ phục của buổi tiệc?
Đức Chúa Trời mời gọi mọi người hãy có một mối quan hệ yêu thương với Ngài, nhưng chỉ những ai tự nguyện chấp nhận lời mời ấy mới tận hưởng được kết quả vĩnh cửu. Như đã thấy trong ngụ ngôn tiệc cưới, nhiều người được vua gọi mời nhưng lại “không muốn đến” (Ma-thi-ơ 22:3).
Ngay trước khi bị đóng đinh, Đức Chúa Giê-su đã không cầm lòng được, Ngài buồn rầu kêu lên: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những người được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!” (Ma-thi-ơ 23:37). Đấng Christ muốn tụ họp họ lại, nhưng họ lại không muốn vậy. Động từ “muốn” trong tiếng Hy Lạp là thelo được dùng để diễn tả cho cả hai việc Đấng Christ muốn cứu họ và việc họ không muốn được cứu (cũng là chữ tương tự được dùng trong Ma-thi-ơ 22:3 ở trên).
Vậy mà Đức Chúa Giê-su đã đi đến thập giá cho những người này và cho chúng ta. Một tình yêu tuyệt vời! Trong khi con người đáng phải chết vì tội lỗi mình, thì chính Đức Chúa Trời (trong Đấng Christ) đã phải trả giá và đã tìm cách hàn gắn mối liên kết đã rạn nứt giữa trời và đất. Trong khi đó, Ngài tiếp tục ban tình yêu của Ngài cho chúng ta, mặc dù Ngài không có nghĩa vụ nào ngoài sự cam kết tự nguyện của Ngài để làm điều đó.
Đọc Giăng 10:17, 18. So sánh với Ga-la-ti 2:20. Những đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta thông điệp gì?
Trong sự thể hiện tình yêu vô đối của Đức Chúa Trời—Thập tự giá, chúng ta thấy rằng Đấng Christ đã phó chính mình vì chúng ta theo ý muốn tự do của chính Ngài. Không ai lấy đi mạng sống của Ngài; Ngài đã “khởi xướng” và tự nguyện dâng hiến sự sống mình, theo kế hoạch cứu chuộc đã được thỏa thuận trên thiên đàng trước khi tạo dựng thế gian.
“Kế hoạch cứu chuộc chúng ta không phải là một kế hoạch được nghĩ ra vào giờ chót, hay một kế hoạch được thành hình sau sự sa ngã của A-đam. Đó là một khải thị về ‘sự mầu nhiệm đã được giữ kín từ mọi đời trước’ (Rô- ma 16:25). Đây là sự tiết lộ các nguyên tắc mà từ muôn đời đã là nền tảng của ngai Đức Chúa Trời. Ngay từ đầu, Đức Chúa Trời và Đấng Christ đã biết về sự bội đạo của Sa-tan và sự sa ngã của con người qua quyền lực lừa dối của kẻ bội đạo. Đức Chúa Trời không chỉ định tội lỗi phải hiện hữu, nhưng Ngài thấy trước sự tồn tại của nó và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng tình trạng khẩn cấp khủng khiếp. Tình yêu của Ngài dành cho thế gian lớn lao đến nỗi Ngài đã giao ước ban Con Một của Ngài, ‘hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.’ Giăng 3:16.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 22.
Đọc Ellen G. White, “‘To Meet the Bridegroom” tr. 405–421 trong Christ’s Object Lessons.
“Bóng tối của sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời đang bao trùm thế gian. Con người mất đi sự hiểu biết về bản tính của Ngài. Họ hiểu lầm và giải thích sai. Vào lúc này, một thông điệp từ Đức Chúa Trời sẽ được công bố, một thông điệp soi sáng tầm ảnh hưởng, và có quyền năng cứu rỗi. Bản tính của Chúa sẽ được biết đến. Ánh sáng của sự vinh quang Ngài, của sự phước hạnh, nhơn từ và lẽ thật Ngài, sẽ tỏa chiếu trong bóng tối của thế gian.
“Đây là công việc được tiên tri Ê-sai nói đến: ‘Ai rao tin lành cho Giê-ru- sa-lem, hãy ra sức cất tiếng lên! Hãy cất tiếng lên, đừng sợ! Hãy bảo các thành của Giu-đa rằng: Đức Chúa Trời của các ngươi đây! Nầy, Chúa Giê-hô-va sẽ lấy quyền năng mà đến; Ngài dùng cánh tay mình và cai trị. Nầy, sự ban thưởng Ngài ở nơi Ngài, sự báo trả Ngài ở trước mặt Ngài’ (Ê-sai 40:9, 10).
“Những ai chờ đợi Chàng Rể đến sẽ nói với dân chúng: ‘Đây là Đức Chúa Trời của các người.’ Những tia sáng cuối cùng của sự thương xót, thông điệp cuối cùng của lòng thương xót được ban cho thế gian, là sự mặc khải về bản chất yêu thương của Ngài. Con cái Đức Chúa Trời phải bày tỏ sự vinh quang Ngài. Trong chính đời sống và tính hạnh của mình, họ phải bộc lộ những gì ân điển Chúa đã làm cho họ.
“Ánh sáng Mặt Trời Công Bình sẽ chiếu sáng qua những công việc tốt lành—trong những lời nói của lẽ thật và việc làm của sự thánh thiện.”—Ellen
G. White, Christ’s Object Lessons, tr. 415, 416.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Trường Sa-bát được bảo trợ bởi Cơ Quan Tiếng Nói Hy Vọng | Donate