2024 - Q3 | MÁC

Tên miền mới anhsanglethat.org

 Bài Học 13, 21-27 Tháng 9 

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 15:42–47, Mác 16, Cô-lô-se 2:10– 12, 1 Cô-rinh-tô 15:1–8, Đa-ni-ên 9:24–27, Giăng 20:11–18. 

CÂU GỐC: “’Song người nói cùng họ rằng: ‘Đừng sợ chi, các ngươi tìm Đức Chúa Giê-su Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh; Ngài sống lại rồi, chẳng còn ở đây; hãy xem nơi đã táng xác Ngài ’ ” (Mác 16:6). 

 

ĐỌC Mác 15:42–16:6. Điều gì xảy ra ở đây và tại sao việc này lại liên quan đến câu chuyện về sự sống lại? 

Các tác giả Phúc âm đều đồng ý rằng Đức Chúa Giê-su chết vào ngày được gọi là “Ngày Sắm Sửa”(Ma-thi-ơ 27:62; Mác 15:42; Lu-ca 23:54; Giăng 19:14, 31, 42). Hầu hết các nhà bình luận đều hiểu điều này ám chỉ đến hoàng hôn từ thứ Năm đến hoàng hôn thứ Sáu. Chúa Giê-su qua đời vào cuối chiều thứ Sáu và sau đó được chôn cất nhanh chóng trước khi mặt trời lặn.

Trong ngày Sa-bát, Chúa an nghỉ trong mộ, và tất cả các môn đồ của Ngài cũng an nghỉ. “Ngày Sa-bát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ”(Lu-ca 23:56). Nếu trên thực tế, Chúa Giê-su đã bỏ đi nghĩa vụ tuân giữ điều răn thứ tư, thì, ít nhất là trong tâm trí các môn đồ, đó là hành động kỳ lạ.

Vào tối thứ Bảy, các người đàn bà mua hương vị, và đến sáng Chủ nhật, họ đến mộ với lòng mong muốn hoàn tất thủ tục chôn cất thông thường. Tất nhiên, Chúa Giê-su không có ở đó!

Ngay từ thế kỷ thứ hai, Cơ Đốc nhân đã nhận thấy ý nghĩa của việc Chúa Giê-su sống lại vào ngày Chủ nhật. Điều này đã trở thành nền tảng cho sự thiêng liêng của ngày Chủ nhật. Nhưng đó có phải là sự dạy dỗ trong Tân Ước không? 

ĐỌC Cô-lô-se 2:10–12. Lễ tưởng niệm sự phục sinh của Chúa Giê-su trong Tân Ước là gì? 

Không một lời nào trong Kinh thánh ám chỉ sự thiêng liêng của ngày Chủ nhật như lễ tưởng niệm sự phục sinh. Lễ tưởng niệm là lễ báp-têm. “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”(Rô-ma 6:4).

Bất kể giáo lý sai lầm về việc thờ phượng vào ngày Chủ Nhật, là những người Cơ Đốc Phục Lâm, chúng ta cũng phải vui mừng về sự phục sinh vào sáng Chủ nhật của Chúa Giê-su. Bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa Giê-su đã chiến thắng sự chết, và trong sự phục sinh của Ngài, chúng ta có được sự chắc chắn về sự sống của mình.

“Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Giê-su Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống”(1 Phi-e-rơ 1:3). Phi-e-rơ rất là chắc chắn về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-su. Làm sao chúng ta cũng có thể có được sự chắc chắn đó? 

 

ĐỌC Mác 16:1–8 và 1 Cô-rinh-tô 15:1–8. Những đoạn Kinh Thánh này có chung điểm gì? 

Câu chuyện phục sinh được ghi chép trong tất cả Phúc âm. Mỗi tác giả trình bày câu chuyện từ một góc nhìn khác nhau, nhưng tất cả đều gồm có những khái niệm cốt lõi như trong 1 Cô-rinh-tô 15:1–8.

Bốn ý tưởng xuất hiện nhiều lần là – chết, chôn, sống lại, được thấy. Trong Mác, chết và chôn xuất hiện ở chương 15. Sự sống lại và được thấy xuất hiện ở chương 16, nhưng có một sự kết chặt. Mác 16:7 nói về một cuộc nhóm họp ở Ga-li-lê, và các ngươi sẽ thấy Ngài tại đó (xem Giăng 21).

Một số người cho rằng thật lạ lùng khi thấy Cơ Đốc nhân tin vào Chúa phục sinh. Nhưng bằng chứng về sự phục sinh của Ngài rất mạnh và phù hợp với lý trí.

Đầu tiên, điều tất cả một người cần phải làm là tin vào Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa (xem Sáng thế ký 1 và 2) và từ ấy ý tưởng về sự sống lại, về phép lạ, sẽ trở nên hợp lý. Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ và sau đó sự sống trên đất, chắc chắn có quyền năng làm cho Đức Chúa Giê- su sống lại nếu Ngài muốn. Sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không làm cho sự sống lại của Chúa Giê-su là tất yếu, mà chỉ là hợp lý.

Tiếp theo, ngôi mộ chắc chắn đã trống không. Ngay cả các sử gia vô thần cũng chấp nhận sự thật đó. Nếu không, lời tuyên bố về sự phục sinh của Ngài sẽ thất bại ngay từ đầu, bởi vì sự hiện diện của thân thể Ngài ở đó sẽ phá hủy mọi tuyên bố về việc Ngài đã sống lại.

Tiếp theo, thật vô lý khi cho rằng các môn đồ của Ngài đã lấy trộm xác.. Các môn đồ chắc chắn không thể vượt qua được lính canh. Và dẫu như họ làm được vậy, tại sao họ không bao giờ bị bắt vì tội đánh cắp xác? Là vì các nhà lãnh đạo tôn giáo biết rằng các môn đệ đã không làm điều đó.

Ngoài ra, có một số người đã làm chứng rằng họ nhìn thấy Đấng Christ phục sinh. Nhiều người, kể cả các môn đồ, lúc đầu đã không tin. Và một kẻ thù rất mạnh, Phao-lô, không chỉ tuyên bố đã nhìn thấy Chúa phục sinh, mà chính kinh nghiệm này đã thay đổi hoàn toàn hướng đi của cuộc đời ông, một sự thay đổi từ tận gốc rễ.

Cuối cùng (mặc dù còn nhiều lý do khác), người ta giải thích thế nào về sự trỗi dậy của hội thánh Chúa, được thành lập bởi những người tuyên bố đã nhìn thấy Đấng Christ phục sinh? Tại sao những người này lại sẵn sàng chết nếu điều họ biết là dối trá? Lời chứng chắc chắn của họ, ngay sau khi Ngài chết (Công vụ 3:15) và nhiều năm sau đó (1 Phi-e-rơ 1:3) cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về sự phục sinh của Ngài

Bạn sẽ nói gì nếu có người hỏi bạn đưa bằng chứng về sự phục sinh của Đấng Christ? 

 

Những người đàn bà đã đứng bên thập giá của Đấng Christ và đã chờ đợi cho ngày Sa-bát trôi qua. Vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, họ đến mộ, mang theo dầu thơm quý giá để xức lên thân thể Chúa Cứu Thế. Họ không nghĩ đến việc Ngài sống lại từ cõi chết. Mặt trời của hy vọng đã lặn và màn đêm đã bao phủ tấm lòng họ. Trên đường đến mộ, họ nhắc lại những việc làm từ bi của Đấng Christ và những lời an ủi của Ngài. Nhưng họ không nhớ đến lời của Ngài: ‘Ta sẽ lại thấy các ngươi’ Giăng 16:22.”— Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 788. 

ĐỌC Mác 16:1–8. Điều gì đã xảy ra, và những người đàn bà phản ứng ra sao? 

Ngay từ đầu Phúc âm, độc giả đã biết Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Nhưng trong Phúc âm, người đầu tiên tỉnh táo (không bị quỷ ám) tuyên bố Ngài là Đấng Mê-si là Phi-e-rơ, trong Mác 8:29. Và lời thú nhận này xuất hiện mãi ở nửa sau của sách!

Trong toàn sách Mác, Đức Chúa Giê-su bảo mọi người hãy giữ im lặng về Ngài là ai hoặc về sự Ngài chữa lành cho họ. Trong Mác 1:44, Ngài bảo người cùi đừng nói cho ai biết về việc anh ta được chữa lành. Trong Mác 5:43, Ngài bảo Giai-ru và vợ ông không được nói cho ai biết về việc con gái họ được sống lại. Trong Mác 7:36, Ngài cấm một nhóm người kể lại việc Ngài chữa lành một người câm điếc. Và sau đó Ngài ra lệnh cho các môn đồ của Ngài không được nói với mọi người rằng Ngài là Đấng Mê-si (Mác 8:30, xem thêm Mác 9:9). Chắc chắn lý do chính, khiến Đức Chúa Giê-su bảo họ im lặng, là để Ngài có thời gian hoàn thành chức vụ của Ngài theo những lời tiên tri về thời gian trong Đa-ni-ên 9:24–27.

Bây giờ, trong biến cố này, ngay cả sau khi họ được biết rằng Đức Chúa Giê-su đã sống lại, các người đàn bà đã chạy trốn khỏi mộ trong sợ hãi và sửng sốt, và cũng không nói gì (ít ra vào lúc đầu) về những điều đã xảy ra.

Tuy nhiên, sự im lặng không giữ được lâu. Khi đọc đến cuối sách Mác, chúng ta thấy “Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm việc với các môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo”(Mác 16:20).

Do đó, ý tưởng giữ im lặng về Chúa Giê-su, về Ngài là ai và những gì Ngài đã làm đã không còn được áp dụng. Sách Mác kết thúc với việc họ rao giảng “khắp mọi nơi”.

Tại sao chúng ta không được giữ im lặng về Đức Chúa Giê-su và những gì Ngài đã làm? Hôm nay bạn có thể nói với ai về Chúa Giê-su và chương trình cứu rỗi của Ngài? 

 

ĐỌC Mác 16:9–20. Những câu này thêm gì vào câu chuyện phục sinh? 

Mác 16:9–20 có nhiều điểm tương đồng với các đoạn Kinh Thánh khác trong Tân Ước—Ma-ri Ma-đơ-len tại mộ nhìn thấy Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 28:1, 9, 10; Giăng 20:11–18; so sánh Lu-ca 8:2); hai người đàn ông gặp Ngài trên đường về quê (Lu-ca 24:13–35); mười một người được giao nhiệm vụ rao giảng Tin lành (Ma-thi-ơ 28:16–20, Lu-ca 24:36–49, Giăng 20:19–23).

Người đầu tiên nhìn thấy Đức Chúa Giê-su sống lại là Ma-ri Ma-đơ-len (Giăng 20:11–18) và những người đàn bà khác (Ma-thi-ơ 28:8–10). Điều quan trọng là những người đầu tiên nhìn thấy Chúa phục sinh đều là giới nữ. Bởi vì phụ nữ, trong thế giới cổ xưa không được xem trọng để được làm nhân chứng, nên nếu câu chuyện là bịa đặt thì nên để cho nam giới làm chứng sẽ có hiệu quả hơn. Nhưng đây không phải là đàn ông, không phải mười một môn đồ, mà là một người phụ nữ. Bà đi báo tin vui cho các môn đồ, nhưng không có gì ngạc nhiên khi họ không tin lời chứng của bà, rất có thể vì nó ngoài sức tưởng tượng, và thật không may, Ma-ri là một người đàn bà.

Những người biện hộ cho câu chuyện phục sinh của Đức Chúa Giê-su đã xử dụng yếu tố này, rằng phụ nữ là những người đầu tiên nhìn thấy Chúa Giê-su, như bằng chứng mạnh mẽ cho sự chính xác của câu chuyện.

NẾU câu chuyện phục sinh này là bịa đặt thì điều gì xảy ra trong Mác 16:14 xem như là vô nghĩa? 

Dĩ nhiên, nếu họ bịa ra câu chuyện này thì đâu có lý do gì họ kể lại chuyện mình bị mất mặt? Đức Chúa Giê-su đã phải quở trách “sự cứng lòng” của họ. Các câu chuyện Phúc âm, từ lúc Ngài bị bắt cho đến những lần Ngài hiện ra sau khi sống lại, mô tả những người theo Chúa Giê-su dưới một góc nhìn rất tiêu cực: chạy trốn, phủ nhận, không tin, v.v. Những chi tiết ấy là vô nghĩa nếu câu chuyện phục sinh được bịa đặt.

Ngược lại, lời tuyên bố mạnh mẽ và chắc chắn sau này của họ về Đấng Christ phục sinh, cùng niềm hy vọng chúng mang lại cho mọi người, là bằng chứng hùng hồn cho sự xác thực của những gì họ tuyên bố. 

Làm thế nào chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi rơi vào cạm bẫy tâm linh của sự nghi ngờ và vô tín? Tại sao hàng ngày chúng ta phải liên kết chính chúng ta với Đấng Christ phục sinh? 

 

ĐỌC Mác 16:14–20. Đức Chúa Giê-su đã nói gì với các môn đồ khi Ngài hiện ra với họ, và những lời này có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay? 

Những lời đầu tiên Chúa Giê-su nói với các môn đồ chỉ được ghi lại trong Mác 16:14 cách gián tiếp. Ngài quở trách họ vì sự vô tín và cứng lòng. Sự vô tín này không chỉ là một vấn đề thời hiện đại. Như chúng ta thấy, các môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-su cũng đã chống chỏi với đức tin (Ma-thi-ơ 28:17, Giăng 20:24–29), dầu họ đã kề cận với Chúa Giê-su bằng xương bằng thịt và đã nhiều lần chứng kiến các phép lạ.

Nhưng qua nhiều bằng chứng khác nhau, Ngài đã chứng minh cho họ thấy sự phục sinh của Ngài là thật. Từ đó, lời chứng của họ, kết hợp với các bằng chứng được tóm tắt trong bài học hôm thứ Hai, tạo thành nền tảng vững chắc cho đức tin.

Đức Chúa Giê-su đã ủy thác cho các môn đồ Ngài rao giảng Phúc âm ra khắp mọi nơi. Mạng lịnh của Ngài rất bao quát. Họ phải đi khắp thế giới và rao giảng Phúc âm cho tất cả nhân loại. Sau đó, Chúa Giê-su giải thích, kết quả công việc của họ sẽ đem lại vui mừng lẫn buồn khổ —những người tin Chúa sẽ được cứu, những người không tin Chúa sẽ bị kết án.

Đức Chúa Giê-su cũng mô tả những dấu lạ đi kèm với công việc của các môn đồ: đuổi quỷ, nói tiếng lạ, được bảo vệ khỏi điều nguy hại, và chữa lành người bệnh. Một số người đã hiểu sai Mác 16:18 cho đó như lời khẳng định cho những Cơ Đốc nhân bày tỏ đức tin của mình bằng cách bắt rắn độc. Không có hành động tự phụ nào như vậy được cho phép ở đây. Điều Đức Chúa Giê-su muốn nói là tôi tớ Chúa nhận được sự che chở khi họ thi hành sứ mạng, chẳng hạn như Phao lô nhận được sự che chở khi phục vụ công việc Chúa, như đã được thuật lại trong Công vụ 28:3–6.

Tất nhiên, Kinh Thánh không dạy rằng Cơ Đốc nhân sẽ luôn luôn được bảo vệ khỏi hoạn nạn. Đôi khi Chúa cho một phép lạ xảy ra để đẩy mạnh mục đích Phúc âm. Nhưng cũng có khi người theo Chúa phải gặp cảnh gian nan vì sự làm chứng của họ. Trong hoàn cảnh ấy, sự kiên nhẫn chịu đựng của họ là một dấu hiệu khác về sức mạnh của đức tin cho những người không tin.

Và sau đó, khi Ngài hoàn tất công việc tại trần gian, “thì được đem lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời” (Mác 16:19). Chúa Giê-su được cất lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, nơi của quyền năng tối cao, vì Chúa Giê-su đã đánh bại mọi thế lực ma quỷ.

Hãy để ý câu cuối cùng. Mặc dù họ đi “khắp nơi” rao giảng phúc âm nhưng họ không đi một mình. “Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo” (Mác 16:20). Ngài ở cùng các môn đồ lúc ấy, và hứa sẽ ở bên chúng ta lúc này, khi chúng ta tiếp tục công việc mà họ đã bắt đầu.

 “ ‘Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế’ ”(Ma-thi-ơ 28:20). Chúng ta có thể và nên nhận được niềm an ủi nào từ lời hứa này, khi chúng ta cũng tìm cách rao truyền Phúc âm ra “khắp nơi”? 

 

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “‘The Lord Is Risen,” và “Go Teach All Nations,” trong The Desire of Ages, tr. 779–787 và tr. 818–828.

“Đối với người tin Chúa, Đấng Christ là sự sống lại và là sự sống. Trong Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, sự sống bị mất đi vì tội lỗi, sẽ được phục hồi; vì trong Ngài có sự sống để làm sống lại bất cứ ai theo ý Ngài. Ngài có quyền ban sự sống đời đời. Sự sống mà Ngài đã từ bỏ vì nhân loại, Ngài lấy lại và ban cho nhân loại. Ngài phán: ‘Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.’ ‘Ai uống nước Ta cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.’ ‘Ai ăn thịt và uống huyết Ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.’ Giăng 10:10; 4:14; 6:54.

“Đối với tín đồ, sự chết chỉ là chuyện nhỏ. Đấng Christ nói về nó như thể nó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi. ‘Nếu kẻ nào giữ lời Ta, sẽ chẳng thấy sự chết bao giờ.’ Đối với Cơ Đốc nhân, cái chết chỉ là một giấc ngủ, một khoảnh khắc của im lặng và bóng tối. Sự sống được giấu kín với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời, và ‘khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.’ Giăng 8:51, 52; Cô-lô-se 3:4.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 786, 787.

Ngay cả các sử gia vô thần, những người không thể chấp nhận thực tế về sự sống lại, cũng đã thừa nhận rằng không chỉ Đức Chúa Giê-su đã bị giết mà sau khi Ngài chết, nhiều người công nhận đã nhìn thấy Đấng Christ phục sinh, và kết quả là họ bắt đầu trở thành hạt nhân của hội thánh Đấng Christ. Một số người, trong nỗ lực giải thích lý do tại sao họ tuyên bố điều này, đã nói rằng Chúa Giê-su có một người anh em song sinh hoặc các môn đồ đầu tiên bị ảo giác, nghĩ rằng họ đã nhìn thấy Chúa Giê-su. Những người khác lại nói rằng Đức Chúa Giê-su thực sự không bao giờ chết, mà chỉ ngất đi và sau đó tỉnh lại. Một số người khác cho rằng người ở một hành tinh khác đã xuống và lấy xác. Để xem tất cả những lập luận này và chúng vô lý ra sao, hãy đọc Clifford Goldstein, Risen: Finding Hope in the Empty Tomb (Nampa, Idaho: Pacific Press, 2021).

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Đâu có lý do gì khiến các môn đồ phải nói dối về sự sống lại của Chúa Giê-su. Từ tất cả những gì chúng ta biết, họ phải đối mặt với những điều như thù hận, xa lánh và đàn áp vì đức tin của mình. Họ sẽ đạt được gì nếu họ bịa đặt ra câu chuyện này? 

2. Đối với bạn, bằng chứng nào về sự sống lại của Đức Chúa Giê-su có sức thuyết phục nhất? Hãy chia xẻ lý do bạn có với cả lớp. 

3. Suy gẫm thêm về hy vọng vĩ đại mà sự phục sinh của Đức Chúa Giê-su mang lại cho chúng ta. Đọc 1 Cô-rinh-tô 15. Phao-lô đặt tầm quan trọng của sự sống lại của Chúa Giê-su ra sao? 

 

 Bài Học 12, 14-20 Tháng 9 

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 15, Lu-ca 13:1, Thi thiên 22:18, Giăng 20:24–29, Giăng 1:1–3, Đa-ni-ên 9:24–27. 

CÂU GỐC: “’Ngài rằng: ‘A-ba, lạy Cha, mọi việc Cha làm được cả; xin Cha cất chén nầy khỏi con; nhưng không theo điều con muốn, mà theo điều Cha muốn’ ”(Mác 14:36).'”

 

ĐỌC Mác 15:1–15. Những tình huống trớ trêu nào xảy ra ở đây?

Bôn-xơ Phi-lát là thống đốc của xứ Giu-đê từ năm 26–36 Công nguyên. Ông không phải là một nhà lãnh đạo tử tế, và một số hành động của ông đã gây nên lắm bất bình với cư dân trong xứ (so sánh Lu-ca 13:1). Phiên án của người Do Thái xét xử Đức Chúa Giê-su và đã tuyên án tử hình Ngài vì tội phạm thượng. Nhưng dưới sự cai trị của La Mã, người Do Thái không có trọn quyền hành quyết các tội nhân, vì vậy họ đưa Chúa Giê-su đến Phi-lát để kết án.

Lời buộc tội Đức Chúa Giê-su trước Phi-lát không được kể lại đây, nhưng chúng ta có thể xác định được căn cứ trên câu hỏi ngắn gọn mà Phi-lát hỏi Ngài: “ ‘Ấy chính ngươi là Vua dân Giu-đa phải không?’ ”(Mác 15:2). Vào thời Cựu Ước, Y-sơ-ra-ên đã xức dầu cho các vị vua của mình; vì vậy, không có gì khó hiểu khi chữ Đấng Mê-si (“Người được xức dầu”) bị bóp méo khi mỉa mai bày tỏ sự tôn trọng Chúa như một vị vua, hầu kết án Chúa cạnh tranh với hoàng đế. Vì vậy, lời buộc tội đưa ra trước Tòa Công luận là tội phạm thượng, trong khi lời buộc tội đưa ra trước thống đốc là tội xúi giục nổi loạn, có thể bị xử tử.

Điều trớ trêu là Đức Chúa Giê-su vừa là Đấng Mê-si vừa là Vua dân Do Thái. Buộc tội Ngài về tội phạm thượng và gây loạn là sai lầm; đúng ra Ngài phải được tôn vinh và thờ phượng. Dầu vậy, Đức Chúa Giê-su vẫn hành động theo phong cách vương giả. Câu trả lời của Ngài với Phi-lát, “Thật như lời” (Mác 15:2), không cam kết gì hết. Ngài không phủ nhận hay xác nhận danh hiệu ấy. Câu trả lời này có thể gợi ý rằng Ngài là một vị vua, nhưng không phải vua của vương quốc thế gian (so sánh Giăng 18:33–38).

Mác 15:6 nhắc lại tục lệ thả tù nhân vào dịp Lễ Vượt Qua. Trong Mác 15:9, Phi-lát hỏi nếu họ muốn ông thả “Vua dân Giu-đa”, có thể ông có ý mỉa mai, nhưng điều trớ trêu thực sự đang xảy ra chống lại ông.

Mác 15:9,10 là nghiên cứu về nhận thức và vô cảm. Phi-lát nhận biết rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo đã giao nộp Đức Chúa Giê-su vì ghen tị, nhưng ông không nhận ra rằng, khi hỏi ý kiến đám đông, ông sẽ bị lợi dụng bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ kích động đám đông và kêu gọi đóng đinh Chúa Giê-su. Phi-lát rút lui. Bị đóng đinh là một cách chết khủng khiếp, đặc biệt đối với một người mà ông cho là vô tội. Thật mỉa mai thay khi vị thống đốc ngoại giáo muốn thả Đấng Mê-si, trong khi các nhà lãnh đạo tôn giáo lại muốn Ngài bị đóng đinh.

Điều gì có thể giữ bạn không chạy theo đám đông khi áp lực phải làm theo rất là mạnh?

ĐỌC Mác 15:15–20. Quân lính đã làm gì với Đức Chúa Giê-su, và điều đó có ý nghĩa gì?

Người La Mã xử dụng hình thức đánh đập nặng nề trước khi hành quyết tù nhân. Nạn nhân bị lột quần áo, trói vào cột rồi bị quất bằng roi da có gắn xương, miễng chai, đá, đinh.

Sau khi Đức Chúa Giê-su bị roi quất, những người lính được giao nhiệm vụ hành quyết Ngài tiếp tục lăng nhục Ngài bằng cách mặc cho Ngài một chiếc áo choàng màu tím, đội một mão gai trên đầu và chế nhạo Ngài là vua dân Do Thái. Nhóm lính được gọi là cơ binh trong Mác 15:16 là một tiểu đoàn, trong trường hợp này, có từ 200 đến 600 người.

Độc giả thấy rõ sự trớ trêu trong khung cảnh này, vì Đức Chúa Giê-su thực sự là Vua, và những lời chế giễu của bọn lính lại khẳng định sự thật ấy. Các người lính này bắt chước hay nhái lại cách những người lính ca tụng hoàng đế La Mã như “Hoan hô, Hoàng Đế, Sê-sa!”, Vì vậy, đây có một sự so sánh ngầm với hoàng đế.

Những hành động của bọn lính khi chế nhạo Chúa Giê-su là dùng cây sậy “đánh” vào đầu Ngài, “khạc nhổ” lên Ngài và “quỳ xuống” lạy để diễu cợt sự tôn kính. Cả ba hành động này đều được diễn tả trong tiếng Hy Lạp với thì imperfect (chưa hoàn thành). Cú pháp này cho thấy đây là những hành động lặp đi lặp lại. Vì vậy, họ tiếp tục đánh Ngài, khạc nhổ vào Ngài và tiếp tục quỳ xuống để tỏ lòng tôn kính cách nhạo báng trước mặt Ngài. Đức Chúa Giê-su im lặng đón nhận tất cả, không trả lời gì.

Bị xử tử bằng hình thức đóng đinh theo luật của người La Mã thường là như vầy: người bị kết án bị lột hết áo quần, vác thập giá đến nơi hành quyết. Hình thức này, một lần nữa, nhằm hạ nhục và làm xấu hổ hoàn toàn tội nhân trước công chúng.

Nhưng người Do Thái ghê tởm việc khỏa thân nơi công cộng. Mác 15:20 nêu lên rằng họ cởi bỏ chiếc áo choàng màu tím và mặc lại quần áo của Ngài cho Ngài. Vì vậy, đây dường như là một sự nhượng bộ mà người La Mã đã dành cho người Do Thái vào thời điểm đó và địa điểm đó.

Hãy suy nghĩ về tất cả những điều mỉa mai ở đây: họ cúi đầu và tỏ lòng “tôn kính” đối với Đức Chúa Giê-su là Vua, tất cả với tính cách nhạo báng mặc dù Ngài thực sự là Vua, không chỉ của người Do Thái mà còn là Vua của họ.

Những người này không biết họ đang làm gì. Tuy nhiên, tại sao sự thiếu hiểu biết của họ sẽ không bào chữa được cho họ vào Ngày Phán Xét?

ĐỌC Mác 15:21–38. Sự trớ trêu khủng khiếp và đau đớn nào xuất hiện trong những đoạn Kinh Thánh này?

Trong câu chuyện Thương Khó, Đức Chúa Giê-su là một nạn nhân thầm lặng, bị điều khiển bởi những người muốn Ngài phải chết. Trong suốt Phúc âm, cho đến khi bị bắt, Ngài làm chủ mọi hoạt động. Bây giờ Ngài ở thể bị động. Mặc dù Ngài là một nhà truyền giáo lưu động khỏe mạnh, nhưng việc bị đánh đập, thiếu ăn và thiếu ngủ đã khiến Đức Chúa Giê-su kiệt sức đến mức một người lạ phải vác thập giá cho Ngài.

Tại thập giá, áo xống của Ngài bị lột bỏ và trở thành tài sản của đám lính; họ bắt thăm xem áo ấy sẽ thuộc về ai (so sánh với Thi thiên 22:18). Đóng đinh là một phương pháp hành quyết khá ít đổ máu. Những chiếc đinh dùng để đóng một người vào thập giá (so sánh với Giăng 20:24–29) có thể được đóng xuyên qua cổ tay phía dưới lòng bàn tay, nơi không có mạch máu lớn chạy qua. (Trong cả tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp, chữ “bàn tay” có thể dùng để chỉ cả bàn tay và cánh tay.) Lòng bàn tay không có các cấu trúc cần thiết để chịu đựng trọng lượng của cơ thể khi bị đóng đinh. Dây thần kinh giữa chạy qua trung tâm cánh tay sẽ bị đinh đánh dập, gây đau đớn kinh hoàng cho cánh tay. Khó thở. Để được thở dễ chịu, các nạn nhân bị đóng đinh phải đẩy bàn chân có đinh đóng và cong cánh tay lên, một lần nữa gây ra những cơn đau đớn tột cùng. Sự ngộp thở kiệt sức là một trong những nguyên nhân gây cái chết.

Đức Chúa Giê-su đã nhận chịu biết bao sự nhạo báng và sỉ nhục khi Ngài bị đóng đinh. Phúc âm Mác có một điểm đặc biệt về chủ đề mặc khải/ bí mật vì đã ghi lại nhiều lần Đức Chúa Giê-su yêu cầu việc giữ im lặng về vấn đề Ngài là ai. Do đó, những danh hiệu thần học như “Chúa”, “Con Chúa Trời”, “Đấng Christ” không xuất hiện thường xuyên trong lời tường thuật.

Yếu tố này thay đổi tại thập tự giá. Ngài không thể bị che giấu. Điều trớ trêu là chính các nhà lãnh đạo tôn giáo lại xử dụng những danh hiệu này để chế nhạo Đức Chúa Giê-su. Những người này đang tự kết án chính mình!

Một trong những tuyên bố chế giễu nổi bật của họ được ghi trong Mác 15:31: “ ‘Hắn đã cứu kẻ khác; mà cứu mình không được!’ ” Để phơi bày sự bất lực của Ngài trên thập giá, họ chỉ ra rằng Ngài đã cứu người khác (động từ “cứu” tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là “giúp đỡ”, “chữa lành”, “giải thoát”). Vì vậy, mỉa mai thay, họ thừa nhận Ngài là Đấng Cứu Thế. Điều trớ trêu còn đi xa hơn—lý do Ngài không thể hoặc sẽ không tự cứu mình là vì tại thập tự giá, Ngài đang cứu những người khác.

Đọc Giăng 1:1–3, rồi suy gẫm xem đoạn Kinh Thánh này nói gì với chúng ta về Đức Chúa Giê-su, cũng chính là Đấng đang bị đóng đinh trong Mác. Làm sao chúng ta có thể hiểu được cái chết của Đấng Christ có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

ĐỌC Mác 15:33–41. Những lời duy nhất nào mà Đức Chúa Giê-su đã thốt lên trên thập giá được ghi lại trong Mác? Cái chết của Đấng Christ cuối cùng có ý nghĩa gì đối với tất cả chúng ta?

Phúc âm Mác trình bày thập giá như một nơi rất tối tăm, cả về thể chất lẫn tinh thần. Một bóng tối siêu nhiên bao trùm đồi Sọ từ khoảng trưa ngày thứ Sáu đó cho đến lúc 3 giờ chiều. “Đến giờ thứ sáu, khắp đất đều tối tăm mù mịt cho tới giờ thứ chín” (Mác 15:33).

Lời của Đức Chúa Giê-su trên thập giá được gọi là “Tiếng Khóc Của Sự Ruồng Bỏ” khi cầu nguyện, Ngài hỏi Đức Chúa Trời sao từ bỏ Ngài. Đức Chúa Giê-su trích dẫn Thi thiên 22:1. Mác 15:24 và 29 cũng trích dẫn cùng bài Thi thiên này, cho thấy Kinh Thánh đang được ứng nghiệm qua cái chết của Đức Chúa Giê-su. Ngay cả trong âm mưu độc ác của loài người, ý muốn của Đức Chúa Trời vẫn được thực hiện.

Những lời của Chúa Giê-su trên thập giá được tường thuật bằng tiếng Aramaic cùng với bản dịch. Những từ “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi” là Ê-lô-i, Ê-lô-i là phiên âm của tiếng Aramaic ‘elahi. Khi nghe tiếng kêu này một người sẽ dễ dàng tưởng như Đức Chúa Giê-su đang gọi Ê-li (tiếng Aramaic ’eliyyah’ có nghĩa là “Đức Chúa Trời của tôi là Đức Giê-hô-va”). Đây là sai lầm mà một số người chứng kiến cái chết của Ngài mắc phải.

Điều trở nên nổi bật trong đoạn Kinh Thánh này là nó có sự tương đồng với lễ báp-tem của Đức Chúa Giê-su, được ghi trong Mác 1:9–11.

L Báp-têm: Mác 1:9–11

Thp Giá: Mác 15:3439

Giăng làm báptêm cho Chúa

Chúa Giê-su báptêm (so sánhMác 10:38)

Giăng (hình nh Ê-li xem Mác 9:1113)

Gi Êli

Các từng trời m ra

Tm màn chia đôi

Thn khí (pneuma)

Chúa Giêsu

trút linh hn (expneō)

Tiếng Đức Chúa Trời Con Yêu Du

Thy đi nói Con Đc Chúa Tri

Điều mà những điểm tương đồng này gợi ý là lễ báp-têm của Chúa Giê-su trong Mác 1 là sự khởi đầu chức vụ của Ngài, như đã được tiên tri trong Đani-ên 9:24–27. Những gì xảy ra trong Mác 15 tại thập giá là tột đỉnh, hay mục tiêu của chức vụ Ngài, vì Ngài chết để làm giá chuộc nhiều người (Mác 10:45). Cái chết của Đức Chúa Giê-su trên thập giá cũng ứng nghiệm một phần lời tiên tri trong Đa-ni-ên 9:24–27. Việc bức màn trong đền thờ bị xé đôi (Mác 15:38) cho thấy sự hoàn tất của hệ thống dâng sinh lễ, hình và bóng gặp nhau, và một giai đoạn mới của lịch sử cứu rỗi bắt đầu.

Bất chấp âm mưu gian ác của con người, mục đích của Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Tại sao điều này giúp chúng ta học được rằng, bất kể điều gì xảy ra xung quanh chúng ta, chúng ta vẫn có thể tin cậy Chúa và biết rằng lòng nhân từ của Ngài cuối cùng sẽ chiến thắng?

ĐỌC Mác 15:42–47. Sự can thiệp của Giô-sép người A-ri-ma-thê có gì đặc biệt, nhất là khi các môn đồ của Đức Chúa Giê-su biến đâu mất cả?

Sau tất cả các bi kịch đó, những điều “trần tục” hơn xảy ra. Trước hết, người chết phải được chôn cất. Nhưng những gì xảy ra sau đó liên quan đến tâm linh, và nhiều điều khác cực kỳ quan trọng về mặt lịch sử.

Trong đoạn Kinh Thánh này của Phúc âm Mác, Giô-sép người A-ri-mathê xuất hiện lần đầu tiên và cũng là lần cuối. Ông là một thành viên được kính trọng của Tòa Công luận và là một trong những người được gọi là “giới thượng lưu thành thị”. Là một người giàu có và được kính trọng, ông có quan hệ với quan thống đốc, điều này giải thích tại sao ông có thể dám đến gặp Phi-lát và xin xác Chúa Giê-su. Thật là một chi tiết cảm động khi một thành viên trong hội đồng lại quan tâm đến việc chôn cất Chúa Giê-su đến vậy. Trong khi đó, các môn đệ đáng tin cậy của Đức Chúa Giê-su trốn đâu hết rồi?

Một chi tiết lịch sử cực kỳ quan trọng ở đây là việc xác minh cái chết của Đức Chúa Giê-su. Mác 15:43 kể về việc Giô-sép xin xác Chúa Giê-su. Nhưng Phi-lát ngạc nhiên khi biết Chúa Giê-su đã chết (Mác 15:44). Vì vậy, ông gọi viên đội trưởng phụ trách việc đóng đinh đến và hỏi xem Chúa Giê-su đã chết chưa. Viên sĩ quan xác nhận thật như vậy.

Lý do tại sao điều này quan trọng là vì sau này có một số người khẳng định rằng Chúa Giê-su không chết trên thập giá mà chỉ ngất đi. Lời chứng của viên đội trưởng với thống đốc La Mã trực tiếp bác lại khẳng định ấy. Thật đúng vậy, người La Mã rất giỏi về cách xử tử tội nhân.

Giô-sép lấy tấm vải liệm để bọc Đức Chúa Giê-su và đặt thi thể Ngài trong một ngôi mộ đẽo từ đá. Ngôi mộ này đủ rộng để bước vào (Mác 16:5). Cùng với Giô-sép, tác giả Phúc âm ghi nhận có hai người đàn bà đã nhìn thấy mộ phần đó—Ma-ri Ma-đờ-len, và Ma-ri, mẹ của Gia-cơ. Hai người này, cùng với Sa-lô-me, theo dõi vụ đóng đinh từ xa; cả ba người sẽ đến mộ vào sáng Chủ nhật để hoàn thành công việc ướp xác Chúa Giê-su (Mác 16:1).

Tại sao lại nhắc đến ba người đàn bà này? Họ sẽ là những chứng nhân về ngôi mộ trống trong Mác 16, và do đó là những nhân chứng quan trọng về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-su.

Thật trớ trêu khi những người theo Đức Chúa Giê-su “biến mất” (mising in action) trong khi một thành viên của Tòa Công Luận đã lên án Ngài, lại trở thành “anh hùng” ở đây. Làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng, trong những thời điểm quan trọng, chúng ta không “biến mất”?

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Đọc Ellen G. White, “In Pilate’s Judgment Hall,” “Calvary,” và “ ‘It Is Finished,’ ” trong The Desire of Ages, tr. 723–764.

“Phi-lát mong muốn giải thoát Đức Chúa Giê-su. Nhưng ông biết nếu làm vậy thì ông khó có thể giữ được địa vị và danh dự của mình. Thay vì mất đi quyền lực trần thế, ông chọn hy sinh một mạng sống vô tội. Có lắm người cũng như vậy, để tránh khỏi mất mát hay hoạn nạn, họ hy sinh nguyên tắc. Lương tâm và bổn phận chỉ về hướng này, trong khi tư lợi hướng về phía khác. Dòng nước chảy mạnh trật hướng, và kẻ thỏa hiệp với điều ác sẽ bị cuốn trôi vào bóng tối dày đặc của tội lỗi.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 738.

“Với Đấng Christ như người thay thế và là bảo đảm của chúng ta, tội lỗi của chúng ta đều chất hết lên Ngài. Ngài bị xem là kẻ phạm tội để có thể cứu chuộc chúng ta khỏi sự đoán phạt của luật pháp.Tấm lòng Ngài nặng trĩu vì tội lỗi của dòng dõi A-đam. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chống lại tội lỗi biểu hiện sự bất mãn sâu sắc của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác, khiến tâm hồn Con Ngài kinh hoàng. Suốt cuộc đời, Đấng Christ đã công bố cho thế gian sa ngã Phúc âm về lòng thương xót và tình yêu tha thứ của Chúa Cha. Sự cứu rỗi dành cho kẻ đứng đầu tội nhân là chủ đề của Ngài. Nhưng bây giờ với gánh nặng tội lỗi khủng khiếp mà Ngài mang, Ngài không thể nhìn thấy khuôn mặt hòa giải của Chúa Cha. Vẻ mặt thiêng liêng của Đức Chúa Cha đã rời khỏi Đấng Cứu Rỗi trong giờ đau khổ cùng cực, xuyên thấu vào tim Ngài một nỗi sầu muộn mà con người không bao giờ có thể thấu hiểu được. Nỗi thống khổ này của Ngài quá lớn đến nỗi Ngài không cảm nhận được nỗi đau thể xác của mình.”—The Desire of Ages, tr. 753.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Giáo lý về sự thay thế là trọng yếu đối với Ellen G. White (và Kinh thánh; chẳng hạn Ê-sai 53). Tại sao bất kỳ giáo lý nào hạ thấp vai trò quan trọng của sự thay thế và việc Đấng Christ chết thay cho chúng ta, sự Ngài gánh lấy hình phạt cho tội lỗi của chúng ta, là một giáo lý sai lầm?

2. Trong thế giới ngày nay, ai hoặc điều gì là “Ba-ra-ba” được yêu cầu thay vì Đức Chúa Giê-su?

3. Câu chuyện về Giô-sép người A-ri-ma-thê nói gì với chúng về việc chớ nên xét đoán vẻ bề ngoài?

4. Ôn lại Đa-ni-ên 9:24-27. Tại sao bạn nên hướng dẫn nghiên cứu phần Kinh Thánh này cho bất cứ người nào yêu cầu? Bạn có thể không?

 Bài Học 11, 7-13 Tháng 9 

 

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 14, Giăng 12:4–6, Rô-ma 8:28, Xuất Ê-díp-tô Ký 24:8, Giê-rê-mi 31:31–34, Xa-cha-ri 13:7. 

CÂU GỐC: “’Ngài rằng: ‘A-ba, lạy Cha, mọi việc Cha làm được cả; xin Cha cất chén nầy khỏi con; nhưng không theo điều con muốn, mà theo điều Cha muốn’ ”(Mác 14:36). ‘”

 

ĐỌC Mác 14:1-11. Hai câu chuyện nào đan xen nhau ở đây, và cách chuyện này hỗ trợ cho chuyện kia như thế nào? 

Mác 14:1 cho biết Lễ Vượt Qua còn hai ngày nữa. Cuộc họp mặt này có thể xảy ra vào tối thứ Ba hoặc thứ Tư của tuần lễ ấy. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có kế hoạch và thời gian. Họ chỉ cần một phương tiện để đạt được mục tiêu của mình. Nó sẽ đến từ một nguồn thông tin đáng ngạc nhiên.

Đoạn Kinh Thánh này là câu chuyện Kẹp Giữa thứ năm trong Mác (xem bài 3). Câu chuyện về âm mưu chống lại Đức Chúa Giê-su gắn liền với câu chuyện về một người phụ nữ xức dầu thơm quý giá lên đầu Đức Chúa Giê- su. Hai nhân vật song song thực hiện những hành động trái ngược nhau, thể hiện sự tương phản đầy mỉa mai.

Người phụ nữ ở đây là ai thì Mác đã không tiết lộ. Món quà tuyệt vời của nàng dành cho Đức Chúa Giê-su trái ngược với sự xảo trá của Giu-đa trong việc phản bội Chúa của mình. Người phụ nữ thì không được nêu tên. Người đàn ông thì được mệnh danh là một trong Mười Hai người đồ đệ thân cận của Chúa. Giá trị món quà của nàng được kể ra; giá của Giu-đa chỉ là một lời hứa về tiền bạc.

Không có lý do cụ thể nào được đưa ra cho lý do tại sao nàng làm điều này, nhưng những vị khách trong bữa tối đã kinh ngạc trước điều mà họ cho là sự phí phạm quá lớn, gần một năm tiền công, trị giá của lọ dầu thơm nàng xức lên Đức Chúa Giê-su. Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-su đã can thiệp vào để bảo vệ hành động của người này, và nói rằng những gì nàng đã làm sẽ được nhắc lại trong việc rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới như một sự tưởng nhớ đến nàng. Thật khó quên. Thật vậy, cả bốn sách Phúc âm đều kể câu chuyện này dưới hình thức này hay hình thức khác, có lẽ vì những lời của Đức Chúa Giê-su tưởng nhớ việc làm của nàng.

Sự phản bội của Giu-đa cũng không thể nào quên được. Mác ngụ ý rằng động lực thúc đẩy Giu-đa bán Chúa là từ lòng tham. Phúc âm Giăng nói rõ điều đó (Giăng 12:4–6).

Mác có một cách chơi chữ, ông dùng từ “tốt” để minh họa rằng hai động lực hoặc âm mưu khác nhau đang diễn ra trong các câu chuyện này. Đức Chúa Giê-su gọi hành động của người phụ nữ là “tốt” trong Mác 14:6. Ngài nói rằng bạn luôn có thể làm “điều tốt” cho người nghèo (Mác 14:7) và trong Mác 14:9, Ngài gọi hành động của cô ấy là một phần của “tin lành/ phúc âm”. Trong Mác 14:11, Giu-đa tìm kiếm “cơ hội tốt” để phản Đức Chúa Giê-su. Điều mà cách chơi chữ này gợi ý rằng âm mưu tiêu diệt Đấng Mê-si của con người, sẽ thực sự trở thành một phần của câu chuyện phúc âm, vì nó mang lại thành quả cho ý muốn của Đức Chúa Trời trong việc ban Con Ngài để cứu rỗi nhân loại. 

Rô-ma 8:28 giúp giải thích điều sẽ xảy ra ở đây như thế nào? 

 

ĐỌC Mác 14:22-31 và Xuất Ê-díp-tô Ký 24:8. Ý nghĩa quan trọng nào đối với niềm tin Cơ-đốc được tìm thấy trong các lời tường thuật này? 

Mác 14:12 lưu ý rằng đây là ngày đầu tiên của lễ bánh không men, khi chiên con của lễ Vượt Qua được hiến tế. Bữa ăn diễn ra vào tối thứ Năm.

Trong Bữa Tiệc Cuối Cùng, Đức Chúa Giê-su thiết lập một lễ tưởng niệm mới. Đây là sự chuyển tiếp từ việc cử hành Lễ Vượt Qua của người Do Thái và liên quan trực tiếp đến việc dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập và trở thành dân giao ước của Đức Chúa Trời tại Si-na-i. Khi hoàn tất buổi lễ lập giao ước, trong Xuất Ê-díp-tô Ký 24:8, Môi-se rảy huyết của con sinh tế lên dân chúng và nói: “ ‘Đây là huyết giao ước mà Đức Giê-hô-va đã lập với các ngươi theo những lời này’ ”.

Điều đáng chú ý là trong Bữa Tiệc Ly Biệt mà Đức Chúa Giê-su thiết lập ở đây, thịt chiên con của Lễ Vượt Qua không được dùng. Ấy bởi vì chính Đức Chúa Giê-su là Chiên Con của Đức Chúa Trời (so sánh với Giăng 1:29). Bánh Tiệc Thánh tượng trưng cho thân thể Ngài. Giao ước Mới (so sánh với Giê-rê-mi 31:31–34) được đóng ấn bằng huyết của Đức Chúa Giê- su, và chén tượng trưng cho điều này. Ngài phán: “ ‘Nầy là huyết Ta, huyết của sự giao ước đổ ra cho nhiều người ’ ”(Mác 14:24).

Sau đó, giữa tất cả những điều này, Đức Chúa Giê-su nói trước rằng tất cả các môn đồ của Ngài sẽ bỏ rơi Ngài. Ngài trích dẫn Xa-cha-ri 13:7, nói về gươm đâm người chăn và đàn chiên bị phân tán. Đức Chúa Giê-su là người chăn chiên và các môn đồ của Người là đàn chiên. Đó là một thông điệp đáng buồn và đầy tuyệt vọng. Nhưng Chúa Giê-su thêm một lời hy vọng, lặp lại lời tiên báo về sự phục sinh của Người. Nhưng Ngài nói thêm rằng Ngài sẽ đi trước các môn đồ đến Ga-li-lê. Lời tiên báo đó sẽ được thiên sứ nhắc đến tại mộ Chúa trong Mác 16:7, do đó các lời ấy có mức quan trọng đặc biệt ở đây.

Nhưng tất cả những điều này quá khó để các môn đồ chấp nhận, đặc biệt là Phi-e-rơ, người quả quyết rằng những người khác có thể bỏ Thầy, nhưng ông thì không. Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-su vẫn tiếp tục với ngôn ngữ long trọng và tiên đoán rằng Phi-e-rơ sẽ chối Chúa ba lần trước khi gà gáy hai lần. Lời tiên đoán sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh xét xử Đức Chúa Giê-su và việc Phi-e-rơ chối Chúa; vì vậy, nó cũng đóng một vai trò quan trọng ở đây.  

Bạn có thể học được gì từ những lần bạn hứa với Chúa rằng bạn sẽ làm hoặc không làm điều gì đó nhưng cuối cùng lại làm hoặc không làm điều đó? 

Mác 14:32–42. Đức Chúa Giê-su đã cầu nguyện điều gì trong vườn Ghết-sê-ma-nê và lời cầu nguyện của Chúa đã được đáp ứng thế nào?
 
Rời khỏi vòng thành Giê-ru-sa-lem, nơi họ đã ăn Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Giê-su và các môn đồ đi băng qua Thung lũng Kidron đến một khu vườn trên sườn núi Ô-li-ve. Cái tên Ghết-sê-ma-nê có nghĩa là chỗ ép dầu, chứng tỏ rằng đây là một vùng có các vườn trồng ô-liu và có máy chế biến dầu ô-liu ở vùng phụ cận. Vị trí chính xác của vườn, ngày nay, vẫn chưa được xác định vì người La Mã đã chặt tất cả cây cối trên núi Ô-li-ve trong cuộc vây hãm vào năm 70 Công nguyên.

Khi Đức Chúa Giê-su vào vườn, Ngài để các môn đồ ở đó, rồi cùng với Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi xa hơn. Nhưng sau đó, Ngài cũng rời ba người này và tự mình tiến xa hơn. Sự xa cách về không gian này cho thấy Đức Chúa Giê-su càng lúc càng trở nên cô đơn và lẻ loi khi Ngài phải đối mặt với nỗi đau sắp tới.

Đức Chúa Giê-su cầu nguyện cho chén đau thương được cất đi, nhưng chỉ khi đó là ý Đức Chúa Trời (Mác 14:36). Mác dùng tiếng Aramaic gọi là “Abba”, mà Mác dịch là “Cha”. Từ ngữ này không có nghĩa là “Bố” hay “Daddy” như một số người đã gợi ý—chữ mà một đứa con dùng khi xưng hô với cha mình là abi (xem Raymond E. Brown, The Death of the Messiah, Anchor Bible Reference Library [New York: Doubleday, 1994], tập 1, tr.172, 173). Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ Abba, Cha, nói lên mối liên kết gia đình chặt chẽ, không thể nào khác hơn.

Điều Đức Chúa Giê-su cầu nguyện là được cất đi chén đau thương. Nhưng Ngài vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời (so sánh với Lời của Bài Cầu nguyện chung Chúa dạy, Ma-thi-ơ 6:10). Rõ ràng là trong suốt phần còn lại của Trình thuật Sự Khổ nạn, câu trả lời của Đức Chúa Trời cho lời cầu nguyện của Con Ngài là “Không”. Ngài sẽ không cất chén đau thương, vì chính qua trải nghiệm đó, sự cứu rỗi được ban cho thế gian.

Khi bạn gặp khó khăn, thật đáng khích lệ khi có bạn bè luôn ủng hộ bạn. Trong Phi-líp 4:13, Phao-lô nói về việc ông làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho ông. Nhiều người quên đọc tiếp Phi-líp 4:14, nơi sứ đồ bắt đầu: “Nhưng anh em giúp tôi cơn hoạn nạn, thì đã làm đều thiện.” Đây là điều Đức Chúa Giê-su đã mong muốn ở vườn Ghết-sê-manê. Ba lần Ngài đến tìm sự an ủi từ các môn đồ. Ba lần họ đều ngủ. Cuối cùng, Ngài phải đánh thức họ để cùng Ngài bước đi đặng đối mặt với thử thách. Ngài đã sẵn sàng; họ thì không. 

 

ĐỌC Mác 14:43-52. Điều gì xảy ra ở đây mà thật rất quan trọng cho chương trình cứu rỗi? 
Thật không ngờ khi một trong những người cộng sự thân cận nhất của Đức Chúa Giê-su lại phản Ngài để giao Chúa vào tay các kẻ thù của Ngài. Các sách Phúc âm không đi sâu vào chi tiết về động lực nào thúc đẩy Giu-đa. Nhưng Ellen G. White viết: “Giu-đa vốn có lòng rất ham mê tiền; nhưng không phải lúc nào ông ta cũng thối nát đến mức làm một việc như thế này. Nhưng Giu-đa đã nuôi dưỡng tinh thần tham lam xấu xa cho đến khi nó trở thành động lực thống trị cuộc đời mình. Lòng ham mê bạc tiền đã lấn át lòng yêu mến của ông dành cho Đấng Christ. Người đã trở thành nô lệ của một thói xấu xa và qua việc ấy, Giu-đa đã để cho Sa-tan nhập vào, để rồi bị xô đẩy vào bất kỳ tội lỗi nào.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 716.

Sư phản bội, chính nó đã bị mọi người lên án, kể cả những người lợi dụng những kẻ phản bội (so sánh với Ma-thi-ơ 27:3–7). Nhưng hành động của Giu-đa đặc biệt gian ác, vì hắn tìm cách che giấu sự phản bội của mình dưới vỏ bọc tình bạn. Hắn nói với đám đông rằng người đàn ông mà hắn hôn chính là người cần bắt giữ. Có vẻ như Giu-đa muốn che giấu sự phản bội của mình với Chúa Giê-su và các môn đồ khác.

Khi đám đông bắt giữ Đức Chúa Giê-su mọi sự trở nên hỗn loạn. Có người rút gươm ra (Giăng 18:10, 11 cho biết đó là Phi-e-rơ) và chém đứt tai người đầy tớ của thầy tế lễ thượng phẩm. Đức Chúa Giê-su nói với đám đông, chê bai họ vì họ chỉ lén lút làm điều mà họ sợ không dám làm một cách công khai khi Ngài đang giảng dạy trong đền thờ. Nhưng Đức Chúa Giê-su kết thúc bằng việc nhắc đến lời Kinh Thánh được ứng nghiệm. Đó là một điểm khác về chủ đề kép được dùng trong suốt bài tường thuật về Sự Thương Khó—rằng ý muốn của Đức Chúa Trời sắp được thành tựu [“ý Cha được nên”] ngay cả khi ý muốn của con người hành động để tiêu diệt Đấng Mê-si.

Tất cả các môn đồ đều bỏ trốn, kể cả Phi-e-rơ, tuy nhiên, người sẽ quay trở lại, đi theo Chúa Giê-su từ xa và cuối cùng gặp rắc rối. Nhưng Mác 14:51, 52 kể về một thanh niên đi theo Đức Chúa Giê-su, một câu chuyện được tìm thấy ở đây và không ở chỗ nào khác trong các sách Phúc âm kia. Một số người cho rằng đó là chính Mác, nhưng điều đó không thể chứng minh được. Điều đáng chú ý là anh ta quăng cả khăn áo, trần truồng chạy trốn. Người thanh niên, thay vì bỏ tất cả để “theo” Đức Chúa Giê-su, lại bỏ tất cả để “chạy trốn” khỏi Đức Chúa Giê-su

Hãy nghĩ đến ý tưởng đáng sợ rằng việc chỉ làm nô lệ cho một thói xấu xa đã khiến Giu-đa làm điều hắn đã làm. Điều này cho chúng ta biết điều gì về việc ghét tội lỗi và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà vượt qua nó? 
 

ĐỌC Mác 14:60-72. So sánh các câu trả lời của Đức Chúa Giê-su với các câu trả lời của Phi-e-rơ. Chúng ta học được bài học nào trong sự khác biệt này? 
Mác 14:53–59 mô tả việc Đức Chúa Giê-su bị đưa đến Tòa Công luận và phần đầu của phiên tòa. Toàn bài tường trình đầy sự bất mãn cho chúng ta. Lần lượt các nhà lãnh đạo cố gắng đưa ra lời buộc tội chống lại Đức Chúa Giê-su. Tác giả Phúc âm lưu ý rằng lời khai đó là sai sự thật và các lời chứng không thống nhất nhau.

Cuối cùng, thầy tế lễ thượng phẩm đứng dậy và nói thẳng với Đức Chúa Giê-su. Lúc đầu Chúa không trả lời. Nhưng sau đó thầy tế lễ thượng phẩm buộc Ngài phải thề trước mặt Đức Chúa Trời (xem Ma-thi-ơ 26:63) và đặt câu hỏi trực tiếp xem Ngài có phải là Đấng Mê-si không. Đức Chúa Giê- su thẳng thắn và công khai thừa nhận rằng Ngài chính là Đấng Mê-si, rồi dùng Đa-ni-ên 7:13, 14 nói về Con Người ngồi bên hữu Đức Chúa Trời và đến giữa các đám mây trên trời. Điều này là quá đáng đối với thầy tế lễ thượng phẩm, người đã xé áo choàng của mình và lên án Đức Chúa Giê- su, điều mà hội đồng công luận đồng ý ngay lập tức. Những người lãnh đạo bắt đầu nhục mạ Đức Chúa Giê-su bằng cách nhổ vào mặt Ngài, che mặt Ngài, đánh đập và biểu Ngài hãy nói tiên tri cho chúng nghe.

Trong khi Đức Chúa Giê-su đang bị xét xử ở bên trong và đưa ra lời chứng trung thực thì ở bên ngoài Phi-e-rơ đưa ra lời khai dối. Đây là câu chuyện Bánh Kẹp Giữa thứ sáu và cũng là cuối cùng của sách Mác, và ở đây sự trớ trêu đặc biệt rõ ràng. Đây là hai nhân vật song song, Đức Chúa Giê-su và Phi-e-rơ, có những hành động trái ngược nhau. Đức Chúa Giê- su làm chứng trung thực, Phi-e-rơ làm chứng dối. Ba lần Phi-e-rơ bị một người hầu hoặc những người ngoài cuộc tố cáo ông cùng đồng bọn với Chúa, và mỗi lần ông đều phủ nhận việc liên hệ với Đức Chúa Giê-su, thậm chí còn nguyền rủa và thề trong các cuộc nói chuyện ấy.

Lúc này gà gáy lần thứ hai, và Phi-e-rơ chợt nhớ đến lời nói trước của Đức Chúa Giê-su rằng ông sẽ chối Chúa ba lần ngay trong đêm đó. Ông đã bật khóc. Đây là điều trớ trêu nổi bật—vào cuối cuộc xét xử, Đức Chúa Giê-su bị bịt mắt, đánh đòn và bị ra lệnh “nói tiên tri!” Chủ ý của họ là để chế nhạo Ngài vì Ngài không thể nhìn thấy ai đã đánh Ngài. Tuy nhiên, vào đúng thời điểm họ làm điều này, Phi-e-rơ đang chối Đức Chúa Giê-su ở sân bên dưới, ứng nghiệm một trong những lời tiên tri của Chúa. Do đó, khi chối Chúa, Phi-e-rơ chứng tỏ rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. 

Bạn có những lời hy vọng nào cho một người, dù muốn theo Đức Chúa Giê-su, nhưng đôi khi lại không thể làm được điều đó? Ai trong chúng ta đã chẳng từng không làm theo những gì chúng ta biết Chúa Giê-su muốn? 

 

Xin đọc chương “Before Annas and the Court of Caiaphas,” và “Giu-đa” trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White, tr. 698-722. 

“Trong khi những lời thề hèn nhác vừa mới dứt trên đôi môi Phi-e-rơ, và tiếng gà gáy chói tai vẫn còn văng vẳng bên tai ông, thì Đấng Cứu Rỗi đã quay lưng lại với những quan án đang giận dữ, và nhìn thật sâu vào người môn đồ đáng thương của Ngài. Cùng lúc ấy, ánh mắt của Phi-e-rơ hướng về Thầy mình. Trên vẻ mặt dịu dàng đó, ông nhìn thấy sự thương xót và đau buồn sâu xa, nhưng không gợn một chút tức giận nào.

“Trước khuôn mặt tái nhợt, đau khổ đó, đôi môi run rẩy đó, cái nhìn thương xót và tha thứ đó như một mũi tên xoáy vào tim Phi-e-rơ. Lương tâm đã thức tỉnh. Ký ức ùa về. Phi-e-rơ nhớ lại lời hứa của ông vài giờ trước đó rằng ông sẽ cùng Chúa vào tù và chịu chết. Ông nhớ lại nỗi đau buồn của mình khi Đấng Cứu Rỗi nói với ông ở phòng cao rằng ông sẽ chối Chúa ba lần ngay trong đêm đó. Phi-e-rơ vừa tuyên bố rằng ông không biết Đức Chúa Giê-su, nhưng giờ đây ông đau buồn cay đắng nhận ra rằng Chúa của ông biết rõ ông như thế nào và Ngài đã đọc được tấm lòng của ông chính xác đến mức nào, sự giả dối mà ngay cả chính ông cũng đã không biết.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 712, 713. 

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Làm thế nào, chỉ bằng cách đọc những gì Đức Chúa Giê-su nói trước trong Mác 14:9, chúng ta lại thấy một lời tiên đoán khác của Chúa—một lời tiên đoán rất khó xảy ra trong hoàn cảnh mà nó được thốt ra—thực sự được ứng nghiệm? 

2. So sánh Giu-đa và Phi-e-rơ. Họ giống nhau như thế nào và khác nhau như thế nào trong cách họ hành động trong bài tường thuật về Sự Thương Khó của Chúa? 


 
3. Thảo luận ý nghĩa của Bữa Tiệc Thánh. Làm thế nào chúng ta có thể làm cho điều này trở nên có ý nghĩa hơn trong hội thánh của chúng ta và thu hút nhiều thành viên tham gia vào lễ kỷ niệm này hơn? 


 
4. Thảo luận việc Đức Chúa Trời trả lời “Không” với lời cầu nguyện của Đức Chúa Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Khi Chúa nói “Không” với chúng ta có nghĩa là gì? 

5. Mặc dù Phi-e-rơ đã làm Đức Chúa Giê-su thất vọng rất nhiều với 
những lời chối bỏ của ông, nhưng Chúa đã không loại bỏ ông. Bạn 

có niềm hy vọng nào cho mình từ thực tế này? 

 Bài Học 10, 31 Tháng 8 – 6 Tháng 9 

 

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 12:41–44, Mác 13:1–32, Đa-ni-ên 9:24–27, Đa-ni-ên 7:25, 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13–18. 

CÂU GỐC: “‘Bấy giờ người ta sẽ thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự đến trên đám mây; Ngài sẽ sai các thiên sứ đặng nhóm những kẻ được chọn ở bốn phương, từ đầu cùng đất cho đến đầu cùng trời ’”(Mác 13:26, 27). 

 

 

ĐỌC Mác 12:41-44. Người đàn bà góa dâng bao nhiêu? Và Đức Chúa Giê-su đã nói gì về việc ấy? 

Đền thờ Giê-ru-sa-lem là một công trình kiến trúc đẹp đẽ và vô cùng huy hoàng. Ngôi đền thờ nổi bật giữa thành Giê-ru-sa-lem, và những tảng đá khổng lồ nặng hàng trăm tấn, được dùng để xây dựng nó, vẫn còn là một điều kỳ diệu cho đến ngày nay. Việc trùng tu, mở rộng đền thờ và ngọn đồi nơi đền thờ được dựng, bắt đầu dưới thời Hê-rốt Đại đế vào khoảng năm 20 trước Công nguyên, nhưng việc xây dựng và chỉnh trang công trình vẫn tiếp tục cho đến những năm 60 Công nguyên.

Rất nhiều người, khi đến đền thờ, mang nhiều tiền dâng để bỏ vào 13 chiếc rương đặt ở Sân Phụ nữ gần đền thờ sân trước của đền thờ nơi phụ nữ được phép vào. Chính tại đây, Đức Chúa Giê-su đang ngồi thì thấy một bà góa nghèo đến gần và bỏ hai đồng lepta vào. Số tiền này tương đương với 1/32 của một đơ-ni-ê, một đơ-ni-ê tương đương một ngày lương cho người làm công thông thường thời ấy. Như thế, tiền dâng của người đàn bà nầy thật rất ít.

Nhưng Đức Chúa Giê-su đã cảm động trước lễ vật của bà. Nhiều người giàu đã bỏ vào rương những số tiền lớn, nhưng Ngài không bình luận gì về của lễ của họ khi họ dâng. Nhưng tiền dâng của bà góa này đã làm Ngài thốt lên sự ca ngợi. Ngài nói rằng bà ta đã dâng nhiều hơn những người khác. Làm sao điều đó có thể được? Đức Chúa Giê-su nói rằng những người khác họ đã dâng sự dư thừa của họ, nhưng bà góa này dâng hiến trong sự nghèo khổ của mình. Những người giàu, họ dâng, nhưng họ vẫn còn lại rất nhiều; bà ta đã dâng hiến tất cả những gì bà ta có để sống.

Điều này khiến cho số tiền dâng của bà trở nên vô cùng lớn lao, mặc dù giá trị tiền tệ của nó rất nhỏ.

Câu chuyện này chứa đựng một bài học sâu sắc về việc quản lý các của dâng. Giá trị của việc dâng hiến cho công việc của Chúa, không phụ thuộc vào hành động của những người lãnh đạo. Giới lãnh đạo tôn giáo của đền thờ đã tham nhũng, nhưng không vì đó mà Đức Chúa Giê-su từ chối việc dâng lễ vật. Nếu đã từng có những nhà lãnh đạo tôn giáo tham nhũng (như Cai-phe? Hay An-na?), thì những người đó vào thời điểm này nằm trong số những người tồi tệ nhất. Và Đức Chúa Giê-su cũng biết điều đó.

Đúng là những người lãnh đạo có trách nhiệm thiêng liêng trong việc sử dụng các của dâng theo ý muốn của Chúa; nhưng ngay cả khi họ không làm như vậy, thì những người dâng hiến vì mục đích của Chúa vẫn được ban phước trong sự dâng hiến của họ, như người phụ nữ này.

Mặt khác, việc giữ lại phần mười hoặc lễ vật khi người lãnh đạo làm điều gì đó không đẹp lòng, có nghĩa là chúng ta xem việc dâng hiến của mình gắn liền với hành động của họ, thay vì được thực hiện để tạ ơn Chúa. Cho dù ý tưởng giữ lại phần mười hay dâng hiến có hấp dẫn đến mấy, thì làm điều đó vẫn là sai. 

Câu chuyện này dạy chúng ta điều gì về tầm quan trọng của việc trung tín trong những gì chúng ta dâng hiến cho công việc Chúa? 

 

 

ĐỌC Mác 13:1-13. Các môn đồ trả lời như thế nào trước những lời Đức Chúa Giê-su nói về đền thờ, và lời Chúa đáp lại với họ có ý nghĩa nghiêm trọng nào? 

Như chúng ta đã biết, toàn thể đền thờ và khuôn viên là một công trình kiến trúc thực sự tuyệt vời. Josephus (một sử gia người Do Thái) ghi chú rằng Cổng Hoàng gia ở phía nam của khuôn viên có 162 cây cột, mỗi cây cột lớn bằng ba người nắm tay nhau ôm vòng mới đủ (theo sách Antiquities, 15.11.5 §§413–414). Đức Chúa Giê-su nói rằng tất cả sẽ bị đổ xuống. Một lời tiên tri liên quan đến cấu trúc tuyệt vời này đối với người nghe sẽ giống như ngày tận thế.

“Khi sự chú ý của Đấng Christ bị thu hút bởi sự tráng lệ của ngôi đền, những suy nghĩ không thốt nên lời của Đấng bị Chối bỏ đó chắc phải là gì! Quang cảnh trước mặt Ngài quả thực rất đẹp, nhưng Ngài buồn bã nói: Ta thấy hết. Các tòa nhà thực sự tuyệt vời. Các ngươi chỉ những bức tường này dường như không thể phá hủy được; nhưng hãy nghe lời Ta: Sẽ đến một ngày ‘không còn hòn đá nào sót lại trên hòn đá khác nữa. Cả thảy đều đổ xuống.’ ”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 627.

Các môn đồ muốn biết khi nào lời tiên đoán của Đức Chúa Giê-su sẽ thành hiện thực. Vì vậy, trong Mác 13:4, một nhóm nhỏ, Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng và Anh-rê, xin Ngài cho biết về thời điểm ấy. Họ muốn biết khi nào tất cả những điều này sẽ xảy ra và dấu hiệu nào cho thấy chúng sắp xảy ra.

Điều lạ lùng trong Mác 13:5–13 là Đức Chúa Giê-su dành phần lớn thời gian của Ngài không phải để mô tả sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem mà để cảnh báo các môn đồ về những gì họ có thể mong đợi trong chức vụ thành lập hội thánh Cơ Đốc ban đầu. Nghe thấy dường như cũng không phải là một công tác dễ dàng.

Trên thực tế, họ sẽ bị bức hại, đưa ra xét xử và một số sẽ bị giết. Nhưng qua tất cả những điều này, Đức Chúa Giê-su cho thấy rằng đó cũng chưa phải là cuối cùng. Họ chớ nên bị lừa dối bởi những sự kiện hỗn loạn. Hơn nữa, Đức Thánh Linh sẽ ban cho họ lời nói vào đúng thời điểm, ngay cả khi gia đình và bạn bè rời bỏ họ.

Điểm rút ra từ những lời mở đầu này trong lời tiên tri của Đức Chúa Giê-su, là con dân Đức Chúa Trời không phải sợ trước những hỗn loạn và thử thách, vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ giúp họ vượt qua khó khăn. Nhưng họ phải thận trọng. 

Kinh nghiệm của riêng bạn về những thử thách xảy ra từ việc theo Đức Chúa Giê-su là gì? Nếu bạn chưa có, bạn cần phải hỏi xem, bạn có thực sự theo Ngài không?

 

Đức Chúa Giê-su đi đến điểm chính về sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem trong Mác 13:14. Ngài nói đến “sự tàn nát gớm ghiếc”. Chúa nói rằng người đọc nên hiểu. Với những lời này, Đức Chúa Giê-su đang hướng các môn đồ đến với sách Đa-ni-ên. Thuật ngữ này xuất hiện trong Đa-ni-ên 9:27, Đa-ni-ên 11:31 và Đa-ni-ên 12:11, với sự tương đồng trong Đa-ni-ên 8:13. 

ĐỌC Đa-ni-ên 9:26, 27. Ai là “Đấng được xức dầu” và ai là “kẻ hủy phá sẽ đến”? 

“Đấng được xức dầu” trong Đa-ni-ên 9:26 là từ trong tiếng Do Thái māšiah, trong tiếng Anh có nghĩa là Đấng Mê-si. Khi nghiên cứu kỹ Đa-ni- ên 9:24–27, rõ ràng người được xức dầu này ám chỉ sự đến của Đức Chúa Giê-su Christ.

Nhưng ai là “kẻ hủy phá sẽ đến”, kẻ mang đến sự hoang tàn cho thành Giê-ru-sa-lem? Thành phố này, vào năm 70 Công nguyên, đã bị tướng La Mã Titus phá hủy. Vì vậy, có vẻ hợp lý khi cho rằng ông là “kẻ hủy phá sẽ đến” được nhắc đến trong Đa-ni-ên 9:26, 27. Hai người này có mối liên hệ với nhau vì cách đối xử với Đấng Mê-si đã cho thấy sự diệt vong của thành phố.

Tuy nhiên, “sự tàn nát gớm ghiếc” mà Đức Chúa Giê-su nói đến trong Đa-ni-ên là gì? Thật không may, nhiều học giả tin rằng sự ghê tởm này ám chỉ việc Antiochus Epiphanes xúc phạm đền thờ vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Tuy nhiên điều đó cũng không đúng. Đức Chúa Giê-su mô tả “sự tàn nát gớm ghiếc” là điều xảy ra sau thời gian của Ngài ở đây, vì vậy nó không thể ám chỉ điều gì đó đã xảy ra hai thế kỷ trước chức vụ trên đất của Đấng Christ.

Thay vào đó, sự gớm ghiếc có thể đề cập đến việc thiết lập các tiêu chuẩn ngoại giáo, của người La Mã ở Y-sơ-ra-ên trong cuộc vây hãm Giê-ru-sa-lem vào cuối những năm 60 Công Nguyên. Đây là dấu hiệu cho những Cơ Đốc nhân chạy trốn và họ đã làm như vậy .

Đúng như lời tiên tri của Đức Chúa Giê-su, thành Giê-ru-sa-lem thất thủ. Làm thế nào chúng ta có thể học cách tin cậy Ngài và mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh? 

 

 

ĐỌC Mác 13:19. Câu này nói về điều gì?
Mác 13:14 liên quan đến sự tàn phá gớm ghiếc là những cột trụ mà đoạn này xoay quanh (xem phần nghiên cứu của ngày thứ Ba). Mác 13:19 cũng đánh dấu một điểm chuyển tiếp, đề cập đến một cơn đại nạn mà từ khi khai thiên lập địa chưa hề có như vậy. Điều này báo trước một cuộc đàn áp lớn hơn hoặc rộng hơn những gì đã xảy ra vào thời điểm thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Mác 13:19 cũng chuyển sang thì tương lai, hướng tới những sự kiện xa hơn thời Đức Chúa Giê-su.

Giống như Mác 13:14 lặp lại lời tiên tri của Đa-ni-ên 9, trong Mác 13:19–23, cuộc bắt bớ lớn được mô tả ở đây cũng lặp lại lời tiên tri trong Đa-ni-ên 7 và 8, khi quyền lực của cái sừng nhỏ bắt bớ dân Đức Chúa Trời trong “một kỳ, những kỳ và nửa kỳ” (Đa-ni-ên 7:25). Khoảng thời gian 1,260 ngày được tiên tri này tương đương với 1,260 năm theo nghĩa đen (Dân số Ký 14:34, Ê-xê-chi-ên 4:6). Thời gian này kéo dài từ năm 538 Công nguyên đến năm 1798 Công nguyên. Vào năm 1798 Công nguyên, Napoleon cử tướng của mình đi bắt giáo hoàng. Trong khoảng thời gian 1,260 năm này, thế lực của cái sừng nhỏ đã đàn áp và giết chết những người không đồng ý với hệ thống quản trị hội thánh của nó. 

Mác 13:20–23. Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài niềm hy vọng nào trong thời kỳ bắt bớ, và Ngài đưa ra lời cảnh báo nào cho họ khi cuộc đại nạn kết thúc?
 
Mác 13:20 nói về việc sự bắt bớ được rút ngắn lại vì cớ dân Chúa. Về mặt lịch sử, ngọn lửa bách hại đã giảm đi sau khi phong trào Cải cách Tin lành nổi lên, rút ngắn thời gian đau khổ. Khi quyền lực của chiếc sừng nhỏ suy yếu, ngày càng có nhiều người tham gia phong trào cải cách. Nhưng sức mạnh của cái sừng nhỏ sẽ lại trỗi dậy, như lời tiên tri trong Khải huyền 13 đã chỉ ra.
 
Trong Mác 13:21–23, Đức Chúa Giê-su cảnh báo về một mối đe dọa khác, đó là các tiên tri giả và christ giả, những kẻ sẽ trỗi dậy trước khi Ngài trở lại. Chúa cảnh báo những người theo Ngài hãy cẩn thận với họ. 
Vào thời điểm Đức Chúa Giê-su cảnh báo về các christ giả, phong trào của Ngài thậm chí còn chưa bắt đầu, tuy nhiên, Ngài đã có thể đưa ra một lời tiên đoán đầy kinh ngạc đến mức đã trở thành sự thật. Lời báo trước của Chúa làm tăng niềm tin của chúng ta vào Lời Chúa như thế nào? 

 

ĐỌC Mác 13:24-32. Sự kiện lớn lao nào được diễn tả ở đây? 
Không gì khác hơn là sự hồi lai của Đức Chúa Giê-su Christ trong vinh quang, báo trước bởi những hiện tượng lạ về mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Tân Ước chứa đầy những lời tiên tri hướng đến sự kiện kỳ diệu này. Sứ đồ Phao-lô mô tả chi tiết đó trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13–18, là phần ông nói về những người đã ngủ trong Đấng Christ được sống lại và được cùng với các thánh đồ còn sống để gặp Đấng Christ trên không trung. Trong 1 Cô-rinh-tô 15, sứ đồ nói chi tiết về thực tế sự sống lại của người chết, xảy ra khi Đấng Christ trở lại.

Phi-e-rơ cũng mô tả ngày trọng đại đó trong 2 Phi-e-rơ 3:3–13, giải thích rằng Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài, mà muốn tất cả mọi người đều ăn năn. Và Khải huyền có những mô tả sống động về sự tái lâm của Đấng Christ (xem Khải huyền 1:7, Khải huyền 6:12–17, Khải huyền 14:14–20 và Khải huyền 19:11–21). Lời dạy nhất quán của Tân Ước là sự tái lâm của Đấng Christ đối với mỗi con người là hữu hình, thấy được và nghe được. Mọi người sẽ nhìn thấy Ngài khi Ngài tái lâm.

Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-su muốn nói gì khi nói “thế hệ này”, “ngày đó” hay “giờ đó”? Những lời này đã làm nhiều người bối rối vì rõ ràng thế hệ mà Đức Chúa Giê-su nói đến đã chết từ lâu.

Người ta đưa ra một số lời giải thích cho đoạn Kinh Thánh này. Một số người cho rằng từ “thế hệ” có thể ám chỉ một chủng tộc, trong trường hợp này là người Do Thái. Điều đó có nghĩa là chủng tộc Do Thái sẽ không bị diệt vong trước khi Đấng Christ trở lại. Một giải thích khác là nói về thế hệ những người chứng kiến tất cả các dấu hiệu được ứng nghiệm, họ sẽ không chết trước khi Đấng Christ tái lâm.

Nhưng một giải thích đơn giản hơn là lưu ý rằng trong Mác 13:30, Đức Chúa Giê-su dùng từ “này” như trong “thế hệ này” và trong Mác 13:32 từ “đó” như trong “ngày và giờ đó”. Trong Mác 13, từ “này” (houtos, hautē, touto) xuất hiện nhiều hơn trong các câu 1–13, dẫn đến sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem. Từ “đó” mô tả về phần sau của đoạn 13.

Vì vậy, “thế hệ này” rất có thể ám chỉ thế hệ ở thế kỷ thứ nhất, thế hệ đã chứng kiến sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem, như Mác 13:30 mô tả. Tuy nhiên, Mác 13:32 đề cập đến sự tái lâm của Đấng Christ, vẫn còn trong tương lai và vẫn còn rất xa so với thế kỷ thứ nhất. Do đó, Mác 13:32 dùng từ “đó” để nói về những sự kiện xa hơn kể từ thế kỷ thứ nhất. 

 

Xin đọc chương “On the Mount of Olives,” tr. 627-636 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White. 

Có nhiều điều đang xảy ra trên thế giới rất đáng lo ngại. Người ta thực sự sợ hãi về những gì đang diễn ra. Làm thế nào chúng ta, những người Cơ Đốc Phục Lâm, là những người được ban cho khả năng “theo dõi các dấu hiệu” của các sự kiện, có thể sử dụng những điều này để hướng mọi người đến niềm hy vọng mà chúng ta có nơi Đức Chúa Giê-su và lời hứa về sự tái lâm của Ngài?

Bởi vì chúng ta không biết chính xác thời gian Ngài đến nên chúng ta được lệnh phải thức canh. ‘Phước cho những đầy tớ nào khi Chúa đến thấy họ thức canh.’ Lu-ca 12:37. Những người chờ đợi sự tái lâm của Chúa không chờ đợi trong sự chờ đợi vu vơ. Sự kỳ vọng về sự tái lâm của Đấng Christ là làm cho loài người kính sợ Chúa và sợ sự phán xét của Ngài đối với những vi phạm. Đó là đánh thức họ về tội lỗi lớn lao khi khước từ những lời thương xót của Ngài. Những ai đang trông đợi Chúa là đang thanh tẩy tâm hồn mình bằng cách vâng phục lẽ thật. Với việc cẩn thận thức canh, họ kết hợp với sự làm việc nghiêm túc. Bởi vì họ biết rằng Chúa đang ở trước cửa, nên lòng nhiệt thành của họ được thúc đẩy để cộng tác với những sự khôn sáng thiên thượng trong việc cứu rỗi các linh hồn. Đây là những đầy tớ trung tín và khôn ngoan sẽ “phát lương phạn cho họ” đúng lúc cho người nhà của Chúa.’ Lu-ca 12:42. Họ đang tuyên bố lẽ thật mà đặc biệt phù hợp cho thời đại hôm nay. Giống như Ê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham và Môi-se, mỗi người đều tuyên bố lẽ thật cho thời đại của mình, thì các tôi tớ của Đấng Christ giờ đây cũng sẽ đưa ra lời cảnh báo đặc biệt cho thế hệ của họ.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 634. 

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1.Dâng hiến cho công việc của Chúa là một chuyện. Dâng hiến với lòng hy sinh là một chuyện khác. Sự khác biệt là gì và tại sao sự khác biệt đó lại quan trọng? 

2. Tại sao Đức Chúa Trời không ngăn chặn cuộc bách hại dân Ngài qua bao nhiêu thế kỷ và cả trong thế giới ngày nay? Làm thế nào chủ đề Thiện Ác Đấu Tranh giúp chúng ta phần nào hiểu được tại sao sự bắt bớ đàn áp lại tồn tại?


 
3. Những dấu hiệu nào về sự tái lâm của Đấng Cơ Đốc đặc biệt nổi bật đối với bạn trong thế giới hiện tại?


 
4. Hãy nghĩ về tình trạng của người chết và sự thật là người chết ngủ yên cho đến khi Đấng Christ trở lại. Mọi người nhắm mắt khi chết, và điều tiếp theo họ biết là gì? Đối với mỗi người, làm thể nào để ý tưởng này giúp chúng ta thấy sự tái lâm Đấng Christ luôn rất gần?
 

 

 Bài Học 9, 24 – 30 Tháng 8 

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 11; 1 Các vua 1:32–48; Xa-cha-ri 9:9, 10; Ê-sai 56:7; Giê-rê-mi 7:11; Mác 12:1–34.  

CÂU GỐC: ‘Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi ’”(Mác 11:25). 

 


ĐỌC Mác 11:1-11 và Xa-cha-ri 9:9,10. Điều gì được ghi lại trong hai đoạn Kinh Thánh này? 

Một nửa câu chuyện này là về việc Đức Chúa Giê-su sai hai môn đồ đến một ngôi làng gần đó để dắt một con lừa cho Ngài cưỡi vào Giê-ru-sa-lem. Tại sao lại dành quá nhiều thời gian cho sự kiện này?

Câu trả lời có hai phần. Thứ nhất, nó thể hiện quyền năng tiên tri của Đức Chúa Giê-su, nâng cao giá trị của sự xuất hiện của Ngài và liên kết nó với ý muốn của Đức Chúa Trời. Thứ hai, khía cạnh này của câu chuyện liên kết với Xa-cha-ri 9:9, 10, nói về việc nhà vua cưỡi lừa vào Giê-ru-sa-lem. Nó gợi nhắc đến việc Sa-lô-môn cưỡi lừa vào Giê-ru-sa-lem (1 Các vua 1:32–48), khi A-đô-ni-gia cố gắng chiếm đoạt ngai vàng, và Đa-vít ra lệnh cho Sa-lô-môn phải đội vương miện ngay lập tức.

“Năm trăm năm trước khi Chúa giáng sinh, tiên tri Xa-cha-ri đã tiên báo về việc Vua đến xứ Y-sơ-ra-ên. Lời tiên tri này bây giờ sắp được ứng nghiệm. Đấng bấy lâu đã từ chối danh hiệu hoàng gia giờ đây đến Giê-rusa-lem với tư cách là người thừa kế ngai vàng của Đa-vít.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 569.

Giê-ru-sa-lem tọa lạc trên vùng đồi núi, ở độ cao khoảng 2,400 feet (khoảng 740 mét). Vào thời Đức Chúa Giê-su, dân số ở đây có lẽ là 40,000– 50,000 người, nhưng con số này đã tăng lên vào dịp Lễ Vượt Qua. Thành phố chỉ có diện tích khoảng 250 mẫu Anh, nhưng khu đền thờ có diện tích khoảng 37 mẫu Anh. Sự huy hoàng đẹp đẽ của đền thờ nổi bật trên toàn thành.

Đức Chúa Giê-su đi vào từ phía đông, đi xuống Núi Ô-li-ve và có thể đi qua Cổng Vàng để lên Núi Đền (một cánh cổng ngày nay đã bị đóng bằng gạch). Cả thành phố xôn xao trước sự vào thành của Ngài, mọi người đều nhận ra tầm quan trọng của hành động biểu tượng của Ngài. Đám đông đi cùng Đức Chúa Giê-su hò vang “Hô-sa-na,” một chữ vốn có nghĩa là “cứu ngay bây giờ” nhưng về sau đã mang cái nghĩa là “ngợi khen Đức Chúa Trời.”

Thời gian phải giữ bí mật Ngài là ai mà Đức Chúa Giê-su đã nhấn mạnh trong phần lớn của sách Mác, đã qua. Bây giờ Đức Chúa Giê-su công khai tiến vào Giê-ru-sa-lem bằng một hành động mang tính biểu tượng nổi tiếng của hoàng gia. Ngài vào đền thờ, nhưng vì trời đã tối, nên Ngài chỉ nhìn quanh rồi cùng mười hai môn đồ lui về Bê-tha-ni. Những sự náo nhiệt lẽ ra đã có thể trở thành một cuộc bạo loạn hoặc nổi loạn, lại kết thúc bằng việc Ngài lặng lẽ nghỉ ngơi. Nhưng ngày hôm sau sẽ khác đi. 

Ý tưởng cưỡi lừa gợi lên ý tưởng về sự khiêm tốn. Tại sao đó là một đặc điểm quan trọng như vậy, đặc biệt đối với tín đồ Đấng Christ? Dưới ánh sáng thập giá, chúng ta có gì để tự hào? 

 

ĐỌC Mác 11:12-26. Các sự kiện này có ý nghĩa quan trọng nào? 

Vào buổi sáng, từ làng Bê-tha-ni, chỉ cách Giê-ru-sa-lem khoảng hai dặm (hơn 3km), Đức Chúa Giê-su đói. Nhìn thấy một cây vả đang sum suê lá, Ngài đến đó để tìm một số trái đầu mùa. Hành động này không bị xem là ăn trộm, vì theo luật Cựu Ước, một người có thể ăn thức ăn từ ruộng hoặc vườn cây ăn trái của hàng xóm để làm dịu cơn đói (Lê-vi Ký 19:9, Lê-vi Ký 23:22, Phục truyền 23:25). Nhưng Ngài chẳng thấy có trái nào trên cây, Ngài phán với cây ấy rằng: “ ‘Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa!’ ”(Mác 11:14). Đó là một hành động rất kỳ lạ và không thích hợp đối với Đức Chúa Giê-su, nhưng những gì diễn ra ngay sau đó càng trở nên đáng chú ý hơn.

Điều xảy ra tiếp theo là sự kiện có thể đã xảy ra tại Sân dành cho dân ngoại, nơi diễn ra việc buôn bán các vật làm của lễ hy sinh (là một thói tục do thầy Tế lễ Cả Cai-phe cho phép mới đây). Sự buôn bán đổi chác ồn ào, và Đức Chúa Giê-su đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi sân, để lập lại việc thờ phượng yên tĩnh. Hành động của Ngài là sự xúc phạm trực tiếp đến những người phụ trách hệ thống đền thờ.

Đức Chúa Giê-su liên kết hai đoạn Cựu Ước như một lời khiển trách gay gắt đối với việc buôn bán không thánh khiết. Ngài khẳng định đền thờ phải là nhà cầu nguyện cho mọi người (Ê-sai 56:7), đặc biệt kể cả dân ngoại. Sau đó, Ngài nói những người lãnh đạo đã biến đền thờ thành hang trộm cướp (Giê-rê-mi 7:11). Sau đó, vào cuối của ngày lạ lùng này, Đức Chúa Giê-su rời thành Giê-ru-sa-lem cùng với các môn đồ của Ngài (Mác 11:19).

Sáng hôm sau, khi trở lại thành (xem Mác 11:20–26), các môn đồ ngạc nhiên khi thấy cây vả khô héo tới rễ. Đức Chúa Giê-su đưa ra một bài học về sự cầu nguyện và sự tha thứ trong lời giải thích của Ngài về những gì đã xảy ra. Tất cả điều này có nghĩa là gì?

Hai câu chuyện này, là thể loại Câu chuyện Kẹp Giữa thứ tư của Mác (xem bài 3). Trong những câu chuyện như vậy, tình huống trớ trêu được dàn dựng, xảy ra khi các nhân vật song song thực hiện các hành động trái ngược nhau, hoặc các nhân vật đối nhau thực hiện các hành động song song. Trong câu chuyện này, cây vả và đền thờ đứng song song. Đức Chúa Giê-su nguyền rủa cây vả nhưng lại thanh tẩy đền thờ, hành động ngược lại. Nhưng điều trớ trêu là giờ đây các nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ âm mưu giết Ngài, và hành động đó sẽ báo hiệu sự kết thúc ý nghĩa của các buổi lễ trong đền thờ, vốn đã được ứng nghiệm nơi Đức Chúa Giê-su. 

Bạn cần Đức Chúa Giê-su làm sạch những điều gì trong cuộc sống của bạn? Làm thế nào điều này xảy ra? 

ĐỌC Mác 11:27-33. Thách đố nào các lãnh đạo tôn giáo mang đến với Đức Chúa Giê-su, và Ngài đáp ứng thế nào? 
Một ngày sau khi Đức Chúa Giê-su làm sạch đền thờ, các nhà lãnh đạo tôn giáo đối chất với Ngài trong sân đền thờ, hỏi Ngài bởi thẩm quyền nào mà Ngài hành động như thế. Họ không tìm kiếm lẽ thật mà tìm cách gài bẫy Ngài. Nếu Ngài nói rằng thẩm quyền của Ngài đến từ Đức Chúa Trời, thì họ sẽ phủ nhận rằng một người thợ mộc tầm thường quê mùa lại có thể có thẩm quyền như vậy. Nếu Ngài thừa nhận rằng thẩm quyền của Ngài là từ con người, họ sẽ coi Ngài là kẻ ngu dại.

Nhưng Đức Chúa Giê-su nhìn thấu cái bẫy của họ và nói rằng, Ngài sẽ trả lời câu hỏi của họ nếu họ trả lời câu hỏi của Ngài. Điều Ngài hỏi là phép báp-têm của Giăng Báp-tít đến từ Đức Chúa Trời hay từ loài người. Ngay lập tức, những người lãnh đạo nhận ra rằng họ chính là những người bị mắc kẹt. Nếu họ nói từ Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-su sẽ nói: “Tại sao các ông không tin người?” Nếu họ nói từ loài người, thì họ sợ dân chúng. Vì vậy, họ nói dối và nói rằng họ không biết. Điều này tạo cơ hội cho Đức Chúa Giê-su từ chối trả lời câu hỏi của họ  

Đọc Mác 12:1–12. Đức Chúa Giê-su tiếp tục từ chối trả lời như thế nào, và kết quả là gì? 

Đức Chúa Giê-su kể dụ ngôn về vườn nho, người chủ và những người làm công được chủ cho thuê vườn nho. Câu chuyện Chúa kể có những điểm rất tương đồng với dụ ngôn vườn nho trong Ê-sai 5, nơi Đức Chúa Trời buộc tội dân Y-sơ-ra-ên bất trung. Mọi người đều nhận ra sự tương đồng, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Câu chuyện diễn ra một cách bất thường nhất khi những người làm công từ chối đưa bất kỳ thâu hoạch nào của vườn nho cho chủ. Thay vào đó, họ ngược đãi và giết chết những người đầy tớ của ông. Cuối cùng, người chủ sai đứa con trai yêu quý của mình đến, người mà ông mong họ sẽ kính trọng. Nhưng không phải vậy. Họ lý luận một cách kỳ lạ rằng nếu họ giết đứa con trai thì vườn nho sẽ là của họ. Sự phi lý của họ thật đáng kinh ngạc và sự phán xét dành cho họ là hợp lẽ.

Đức Chúa Giê-su đã dùng câu chuyện này là để đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng cho các nhà lãnh đạo tôn giáo về những bước đi của họ. Nhìn dưới khía cạnh này, dụ ngôn của Ngài là một lời báo trước đầy yêu thương. Không quá muộn để họ thay đổi và tránh bị sự phán xét đã định. Một số người sẽ ăn năn, thay đổi và tiếp nhận Đức Chúa Giê-su. Những người khác thì không. 

 

ĐỌC Mác 12:13-27. Chuyện gì đang xảy ra ở đây và Đức Chúa Giê-su dạy dỗ lẽ thật nào? 

Các nhà lãnh đạo tôn giáo đang cố bắt Đức Chúa Giê-su về một điều gì đó mà họ có thể dùng để kết án Ngài trước quan tổng đốc La Mã hoặc dân chúng. Trong cuộc tranh cãi này, đó là vấn đề nộp thuế. Ở thời điểm và địa điểm này, việc từ chối nộp thuế có thể bị coi là nổi loạn chống lại chính quyền La Mã, một hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Câu trả lời của Đức Chúa Giê-su là, trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa và trả cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời, đã giúp Ngài thoát khỏi cạm bẫy nhưng cũng đưa ra sự dạy dỗ sâu sắc về trách nhiệm của tín đồ đối với chính quyền. “Ngài tuyên bố rằng vì họ đang sống dưới sự bảo vệ của chính quyền La Mã, họ nên nộp lại cho chính quyền đó sự hỗ trợ mà chính quyền đã yêu cầu, miễn sao điều này không đi ngược với nghĩa vụ cao hơn. Dù tuân theo luật pháp ở dưới đất một cách nghiêm túc, nhưng trước hết, họ phải luôn luôn trung thành với Đức Chúa Trời.”—Ellen. G. White, The Desire of Ages, tr. 602.

Tiếp theo là câu hỏi về sự sống lại của người chết. Người Sa-đu-sê là nhóm thầy tế lễ chỉ chấp nhận Ngũ Kinh của Môi-se là Kinh Thánh. Họ không tin vào sự phục sinh của người chết. Minh họa mà họ trình bày với Đức Chúa Giê-su có lẽ chỉ là giả thuyết. Nó liên quan đến bảy anh em và một phụ nữ. Theo luật Môi-se, để duy trì tài sản trong dòng họ, khi một người đàn ông chết không có con trai, anh/em trai của người đó sẽ kết hôn với người góa phụ, và bất kỳ đứa con nào sinh ra trong sự kết hợp đó sẽ là con hợp pháp [mang tên] của người chết (Phục truyền 25:5–10).

Tìm cách làm mất uy tín của học thuyết về sự phục sinh, người Sa-đu-sê chỉ ra một vấn đề nan giải về mặt đạo đức, là người phụ nữ sẽ là vợ của ai, khi người ta được sống lại. Đức Chúa Giê-su phản kháng lập luận của họ bằng hai bước, đề cập đến Kinh Thánh và quyền năng của Đức Chúa Trời. Trước tiên, Ngài mô tả quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh và cho biết rằng sẽ không có hôn nhân trên thiên đàng. Sau đó, Ngài bảo vệ giáo lý về sự phục sinh bằng cách viện dẫn Xuất Ê-díp-tô Ký 3:1–22, trong đó Đức Chúa Trời cho biết rằng, Ngài là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Đức Chúa Giê-su ngụ ý rằng, điều này có nghĩa là họ sẽ sống lại. Nếu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, thì họ không thể ở trong tình trạng chết mãi, vì những người này hiện đã chết. 

Nếu ai đó hỏi bạn: “Bạn có biết quyền năng của Chúa không”? Bạn sẽ trả lời như thế nào, và tại sao trả lời như vậy? 

 

ĐỌC Mác 12:28-34. Câu hỏi sâu sắc nào mà thầy dạy luật hỏi, và câu trả lời của Đức Chúa Giê-su có hai ý nghĩa nào?

 Trong Phúc âm Mác, cho đến thời điểm này, hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, đều chống đối Đức Chúa Giê- su. Điều này đặc biệt đúng ở Giê-ru-sa-lem, nơi Chúa Giê-su đã đối đầu với giới lãnh đạo về việc thờ phượng trong đền thờ – vốn là trọng tâm của Do Thái giáo. Vì vậy, việc một thầy dạy luật lắng nghe những cuộc tranh luận và đánh giá cao những câu trả lời của Đức Chúa Giê-su, thể hiện sự trung thực và can đảm trước sự thù địch đang thịnh hành đối với Đức Chúa Giê-su. Nếu chỉ làm thinh, đứng đằng sau và quan sát thì là việc dễ làm, ngay cả khi người ta có cảm tình với Đức Chúa Giê-su. Nhưng người đàn ông này không chọn điều đó.

Thầy thông giáo này đi thẳng vào trọng tâm của tôn giáo bằng câu hỏi rằng điều răn nào là quan trọng nhất. Đức Chúa Giê-su trả lời một cách đơn giản và rõ ràng, trích dẫn Shema, lời tuyên xưng đức tin vào đạo Do Thái từ Phục truyền 6:4, 5. Đức Chúa Giê-su nói, điều răn lớn nhất là hết lòng, hết linh hồn, hết trí và hết sức mà yêu mến Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su lại còn nói thêm cho thầy thông giáo luôn điều răn quan trọng thứ nhì, trích dẫn Cựu Ước một lần nữa, lần này là từ Lê-vi Ký 19:18, là hãy yêu người lân cận như chính mình.

Đôi khi người ta tự hỏi làm sao có thể ra lệnh cho tình yêu. Bối cảnh văn hóa của mệnh lệnh trong Phục truyền Luật lệ Ký giúp giải thích. Ngôn ngữ này xuất phát từ các hiệp ước cổ xưa giữa các phe phái, và thuật ngữ “tình yêu” ám chỉ việc trung thành với các yêu cầu của hiệp ước, trung thành thực hiện chúng. Vì vậy, mặc dù nó không loại trừ khái niệm về tình cảm sâu sắc giữa các bên, nhưng nó tập trung nhiều hơn vào những hành động thể hiện lòng trung thành như vậy.

Thầy thông giáo thành thật và nhìn thấy sự rõ ràng và đơn giản trong câu trả lời của Đức Chúa Giê-su nên đã nói như vậy. Chúng ta có thể tưởng tượng được những lời bực bội từ các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, khi thầy thông giáo này khẳng định câu trả lời của Chúa là hợp lý, một điều mà không ai khác sẵn lòng làm. Đức Chúa Giê-su cũng khẳng định câu trả lời trung thực của thầy thông giáo, khi nói rằng ông không ở xa nước Đức Chúa Trời. Không xa không có nghĩa là vào trong. Điều mà thầy thông giáo này vẫn cần là nhận ra Đức Chúa Giê-su là ai và đi theo Ngài, một bước xa hơn trong con đường đức tin. 

Làm thế nào chúng ta học cách yêu Chúa và yêu người lân cận như chính mình? Tại sao thập tự giá lại là chìa khóa để tuân theo những mệnh lệnh này? 

Xin đọc chương “A Doomed People,” và “The Temple Cleansed” tr.580-609 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White.

“Hành động rủa sả cây vả từ quyền năng của Đấng Christ, là lời cảnh báo cho tất cả các hội thánh và tất cả các Cơ Đốc nhân. Không ai có thể sống theo luật pháp của Chúa mà không phục vụ người khác. Nhưng có nhiều người không sống đời sống thương xót, vị tha của Đấng Christ. Một số người tự coi mình là những Cơ Đốc nhân xuất sắc lại không hiểu thế nào là phục vụ Chúa. Họ lên kế hoạch và học tập để làm hài lòng chính mình. Họ hành động chỉ liên quan đến bản thân. Thời gian chỉ có giá trị đối với họ khi họ có thể tập trung về cho mình. Trong mọi vấn đề của cuộc sống, đây là mục tiêu của họ. Họ phục vụ không phải vì người khác mà vì chính họ. Đức Chúa Trời đã tạo dựng họ để sống trong một thế giới nơi phải thực hiện sự phục vụ vị tha. Ngài đã chỉ định họ để giúp đỡ người đồng loại bằng mọi cách có thể được. Nhưng cái tôi quá lớn nên họ không thể nhìn thấy gì khác. Họ không tiếp cận được với nhân loại. Vì thế, những người sống cho mình thì giống như cây vả, làm đủ mọi việc nhưng không kết quả. Họ tuân theo các hình thức thờ phượng nhưng không ăn năn hoặc không có đức tin. Trong lời tuyên xưng, họ tôn trọng luật pháp Chúa, nhưng lại thiếu sự vâng phục. Họ nói, nhưng không làm. Lời tuyên án đối với cây vả, Đấng Christ cho thấy trong mắt Ngài sự giả dối và bề ngoài thật đáng ghét biết bao. Ngài tuyên bố rằng kẻ phạm tội công khai, sẽ ít phạm tội hơn kẻ tuyên xưng phụng sự Đức Chúa Trời, nhưng lại không mang lại kết quả cho sự vinh hiển của Ngài.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 584. 

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Hãy suy gẫm ý nghĩa của việc Đấng Christ làm sạch đền thờ. Nguyên tắc đó có thể áp dụng như thế nào cho hội thánh chúng ta ngày nay?Việc làm sạch như vậy nên diễn ra như thế nào? 

2. Trong tất cả các sách Phúc âm, nhiều lần Đức Chúa Giê-su đề cập đến các lời Kinh Thánh và cách chúng phải được ứng nghiệm. Điều này cho chúng ta biết điều gì về tầm quan trọng của Kinh Thánh đối với đời sống đức tin? Tại sao chúng ta phải kiên quyết bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào, nhằm hạ thấp thẩm quyền của Kinh Thánh, đặc biệt là ý kiến cho rằng Kinh Thánh chỉ là ý tưởng riêng của con người về Đức Chúa Trời—Đức Chúa Trời là ai và Ngài hành động như thế thế nào—mà thôi?
 

3. Đâu là ranh giới thích hợp giữa hội thánh và chính quyền? Lời dạy của Đức Chúa Giê-su trong Mác 12:13–17 hướng dẫn cuộc thảo luận này như thế nào?  

4. Tra cứu những câu Kinh Thánh nói về sự sống lại. Tại sao giáo lý này lại là trọng tâm đối với đức tin của chúng ta, đặc biệt là khi xem xét tình trạng của người chết? 

 

 Bài Học 817 – 23 Tháng 8 

Dạy Dỗ Các Môn Đồ: PHẦN 2

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 10; Sáng thế Ký 1:27; Sáng thế Ký 2:24; Ga-la-ti 4:1, 2; Rô-ma 6:1–11; Ê-sai 11:1–16. 

CÂU GỐC: “ ‘Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người’ ”(Mác 10:45). 

 

ĐỌC Mác 10:1-12 và Sáng thế Ký 1:27 và 2:24. Những người Pha-ri-si muốn gài bẫy Chúa về điều gì khi họ đặt câu hỏi về sự ly dị, và Đức Chúa Giê-su dạy gì qua câu trả lời của Ngài? 

Trong phần này, những người Pha-ri-si hỏi Đức Chúa Giê-su liệu người đàn ông có được phép ly dị vợ mình không. Đối với người Pha-ri-si, ly dị được coi là hợp pháp. Câu hỏi đặt ra là dựa trên cơ sở luật pháp. Trường phái Shammai thì hạn chế hơn – ly dị chỉ dành cho trường hợp không có con, không quan tâm nhu cầu vật chất, bỏ bê tình cảm hoặc không chung thủy trong hôn nhân. Trường phái Hillel thì nhân nhượng hơn nhiều, cho phép ly hôn vì hầu hết mọi lý do, mặc dù tiến trình chấp thuận ly hôn của họ phức tạp hơn, do đó mọi việc diễn ra chậm lại.

Vì vậy, có vẻ hơi kỳ quặc khi họ hỏi Chúa Giê-su một câu hỏi chung chung liệu việc ly hôn có được chấp nhận hay không. Ẩn dưới câu hỏi này, là một âm mưu nhằm khiến Đức Chúa Giê-su gặp rắc rối với vua Hê-rốt An-ti-pa, là người cai trị vùng phía đông sông Giô-đanh, nơi Đức Chúa Giê-su hiện đang ở. An-ti-pa đã ly dị vợ và cưới Hê-rô-đia, vợ của anh mình. Hê-rốt đã chặt đầu Giăng Báp-tít vì lời quở trách của ông về mối quan hệ bất chính này (xem Ma-thi-ơ 14:1–12).

Đức Chúa Giê-su đáp lại câu hỏi của họ bằng câu hỏi của Ngài, hỏi người Pha-ri-si những gì Môi-se đã truyền dạy về vấn đề này. Phần Kinh Thánh mà người Pha-ri-si dùng để trả lời nằm trong Phục truyền luật lệ Ký 24:1–4, mô tả một trường hợp tái hôn cụ thể sau khi ly hôn. Dân Y-sơ-ra- ên vào thời Môi-se đã thực hành việc ly dị. Án lệ được mô tả trong Phục truyền luật lệ Ký 24 nhằm mục đích bảo vệ người phụ nữ. Nhưng vào thời Chúa Giê-su, điều này đã bị Trường phái Hillel bóp méo để khiến việc ly hôn trở nên dễ dàng hơn cho hầu hết mọi trường hợp. Vì vậy, luật đặt ra để bảo vệ người phụ nữ nay đã bị họ dùng để dễ dàng bỏ vợ.

Thay vì tranh luận về án lệ trong Phục truyền luật lệ Ký 24, Đức Chúa Giê-su đề cập lại lý tưởng ban đầu của Đức Chúa Trời về hôn nhân, trong Sáng thế Ký 1 và 2. Ngài lưu ý rằng ngay từ đầu Đức Chúa Trời đã tạo ra một người nam và một người nữ (Sáng thế Ký 1:27), hai cá thể. Sau đó, Ngài kết hợp lẽ thật này với Sáng thế Ký 2:24, rằng người đàn ông rời bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ mình, và cả hai trở thành một thịt. Khái niệm hiệp nhất này trở thành nền tảng cho lời khẳng định của Chúa Giê-su về mối dây hôn nhân. Điều gì Chúa đã kết hợp, con người không nên phân rẽ. 

Hội thánh của bạn có thể làm gì để củng cố những cuộc hôn nhân của các tín hữu? Bạn giúp đỡ thế nào cho những người có cuộc hôn nhân đang rạn nứt?

ĐỌC Mác 10:13-16. Đức Chúa Giê-su đã làm gì cho những người mang con trẻ đến với Ngài? 

Trong khi con cái là điều người ta rất mong muốn có được trong thế giới cổ đại (đặc biệt là con trai trong nền văn hóa trọng nam khinh nữ), thì việc sinh nở và tuổi thơ ấu không hề dễ dàng. Không có sự chăm sóc y tế hiện đại, nguy cơ đối với các bà mẹ khi sinh nở và đối với trẻ sơ sinh và trẻ em tăng rất cao. Nhiều nền văn hóa có các loại thuốc cổ truyền và bùa hộ mệnh dùng để bảo vệ những người dễ gặp những hiểm nguy này trước các quyền lực ác độc.

Tuy trẻ con là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng thực ra chúng có địa vị xã hội thấp, gần như ngang hàng với nô lệ (Ga-la-ti 4:1, 2). Trong thế giới bị ảnh hưởng bởi Hy Lạp và La Mã, những trẻ thơ bị khuyết tật hoặc không được ưa chuộng sẽ bị vứt bỏ, thậm chí bị ném xuống sông. Con trai được đánh giá cao hơn con gái; đôi khi các bé gái bị bỏ mặc cho đến chết giữa thiên nhiên. Có khi những đứa trẻ bị bỏ rơi này được “giải cứu,” chỉ để được nuôi dưỡng và bán làm nô lệ.

Các môn đồ dường như chưa hiểu lời dạy của Đức Chúa Giê-su trong Mác 9 về việc tiếp nhận vương quốc Đức Chúa Trời như một đứa trẻ (Mác 9:33–37). Bây giờ họ khiển trách những người đem trẻ em đến xin được Chúa ban phước, có lẽ họ nghĩ rằng Ngài sẽ không có thời gian cho một công việc tầm thường như vậy.

Họ đã sai. Đức Chúa Giê-su tức giận. Suốt toàn sách Mác, Đức Chúa Giê-su có một số phản ứng đáng chú ý đối với con người, và điều đáng học hỏi là một trong những phản ứng mạnh mẽ của Ngài là đối với những người đang giữ không cho con trẻ đến gần Ngài.

Ngài nhấn mạnh một cách tỏ tường rằng các môn đồ không được cản đường trẻ em. Tại sao? Bởi vì nước Đức Chúa Trời thuộc về chúng, và người ta phải đón nhận nước thiên đàng trong thái độ và cách nhìn của một đứa trẻ—có lẽ ám chỉ đến sự tin tưởng cách đơn giản và sâu sắc vào Đức Chúa Trời.

“Đừng để tính cách không giống Đấng Christ của bạn thể hiện sai lầm về Đức Chúa Giê-su. Đừng làm cho những đứa trẻ xa cách Ngài bằng sự lạnh lùng và nghiêm khắc của bạn. Đừng bao giờ khiến chúng cảm thấy rằng thiên đàng sẽ không phải là nơi dễ chịu đối với chúng nếu có bạn ở đó. Đừng nói về tôn giáo như một điều gì đó mà trẻ em không thể hiểu được, hoặc hành động như thể chúng không được mong đợi tiếp nhận Đấng Christ khi còn thơ ấu. Đừng tạo cho chúng ấn tượng sai lầm rằng tôn giáo của Đấng Christ là một tôn giáo u ám, và khi đến với Đấng Cứu Rỗi, chúng phải từ bỏ tất cả những gì đang làm cho cuộc sống của chúng vui vẻ.”—Ellen G. White, The Ministry of Healing, tr. 43, 44. 

Làm thế nào bạn có thể tỏ bày một cách tuyệt vời hơn về Đức Chúa Giê-su cho bất cứ trẻ em nào ở quanh bạn?

ĐỌC Mác 10:17–31. Câu chuyện này, bày tỏ những bài học quan trọng nào về đức tin và cái giá phải trả của việc làm môn đồ, đối với bất kỳ ai, dù giàu hay nghèo? 
Cách người trai trẻ giàu có tìm đến Đức Chúa Giê-su cho thấy sự chân thành và tôn trọng của anh ta đối với Ngài. Anh ta chạy đến, quỳ trước mặt Chúa và hỏi câu hỏi quan trọng nhất về số phận của mỗi linh hồn—Những điều kiện cần thiết để thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu là gì? Đức Chúa Giê-su trả lời bằng cách đề cập đến bảng thứ hai của Mười Điều Răn. Một lần nữa, người trẻ tuổi thể hiện sự sùng kính của mình bằng cách nói rằng chàng đã giữ tất cả những điều này, ngay từ khi còn trẻ.

Trong bốn sách Phúc âm, chỉ có Mác ghi rằng Đức Chúa Giê-su yêu con người này. Có điều gì đó hay ho trong một người có tấm lòng đầy lý tưởng. Nhưng Chúa thử lòng thành thật của anh ta bằng cách bảo anh hãy bán hết mọi thứ và đi theo Ngài. Người trai trẻ không làm được và bỏ đi vì anh ta có rất nhiều tài sản. Thực tế là anh ta đã không thực sự tuân giữ các điều răn. Anh ta đã phạm điều răn thứ nhất, đặt điều gì đó lên trên Chúa trong cuộc đời mình. Sự giàu có của anh ta là thần tượng của lòng anh.

Sau đó, Đức Chúa Giê-su giải thích sự giàu có quyến rũ như thế nào, và một con vật cao to như con lạc đà, chui qua lỗ kim nhỏ [cánh cửa nhỏ kế bên cổng lớn của các thành làng ngày xưa], còn dễ hơn một người giàu có vào thiên đàng.

Các môn đồ ngạc nhiên trước lời nói của Đức Chúa Giê-su và tự hỏi ai mới có thể được cứu. Chúa đã đưa ra điểm mấu chốt trong Mác 10:27. “ ‘Sự đó loài người không thể làm được, nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế; vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả.’ ”

Mác 10:27 dường như là một câu tuyệt vời để kết thúc câu chuyện: bạn không thể tự mình lên được thiên đàng, bạn cần ân điển của Đức Chúa Trời để được cứu.

Nhưng rồi Phi-e-rơ buột miệng nói rằng ông và các bạn đã bỏ tất cả để theo Đức Chúa Giê-su. Chúa trả lời rằng, “chẳng một người nào vì ta và Tin lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau.”

Điểm chính ở đây là: chính cái chết của Đấng Christ đã giải quyết tội lỗi của con người, và sau đó ân điển của Đấng Christ, và sự phục sinh của Ngài, là những gì sẽ thêm sức cho việc tuân theo các mệnh lệnh của Ngài. 

Đọc Rô-ma 6:1–11. Những câu này bày tỏ thế nào về lẽ thật của ân điển Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta, trong việc xưng công bình cũng như làm cho chúng ta trở thành người mới trong Ngài?

ĐỌC Mác 10:32-45. Các câu này bày tỏ như thế nào về việc các môn đồ vẫn không hiểu sứ mạng của Chúa Giê-su cũng như ý nghĩa của việc theo Ngài? 

Đức Chúa Giê-su đang tiến gần hơn đến Giê-ru-sa-lem trong chuyến hành trình của Ngài, và đang khi đi, Ngài hé lộ cho các môn đồ biết những gì sẽ xảy ra ở đó. Đó không phải là một viễn cảnh mà họ tin tưởng hoặc muốn nghe. Tính cách tỏ tường trong các lời của Đức Chúa Giê-su về bối cảnh của cái chết và sự phục sinh của Ngài thật đáng chú ý. Nhưng khi đó là những gì người ta không muốn nghe, thì người ta rất dễ dàng bỏ qua.

Đây rõ ràng là điều Gia-cơ và Giăng làm khi họ đến gặp Đức Chúa Giê- su để xin một việc cá nhân. Dĩ nhiên Đức Chúa Giê-su đã yêu cầu họ, cho Ngài biết thêm chi tiết cụ thể, về lời thỉnh cầu của họ, và họ trả lời rằng, họ muốn ngồi bên hữu và bên tả khi Ngài được vinh quang. Thật dễ dàng để chỉ trích yêu cầu của họ là tự đề cao mình. Nhưng hai người này đã cống hiến hết mình cho chức vụ của Chúa, và mong muốn của họ có lẽ không hoàn toàn mang tính ích kỷ.

Đức Chúa Giê-su tìm cách đào sâu sự hiểu biết của họ về chính điều họ đang cầu xin. Ngài hỏi họ có thể uống chén của Ngài hay chịu báp-têm bằng phép báp-têm của Ngài không. Chén của Ngài sẽ là chén thương đau trong vườn Ghết-sê-ma-nê và trên thập tự giá (so sánh với Mác 14:36), và phép báp têm của Ngài sẽ là cái chết và sự chôn cất của Ngài (Mác 15:33– 47), nơi các sự kiện diễn ra song song với phép báp têm của Ngài được ghi lại trong Mác 1.

Nhưng Gia-cơ và Giăng không nhìn thấy điều đó. Họ nhanh nhẩu trả lời rằng họ có thể. Sau đó, Đức Chúa Giê-su tiên tri rằng họ sẽ uống chén của Ngài và chịu phép báp-têm của Ngài. Thật vậy, Gia-cơ là vị tông đồ đầu tiên tử vì đạo (Công vụ 12:2). Giăng là sứ đồ sống lâu nhất và bị đày đến đảo Bát-mô (Khải huyền 1:9). Nhưng Đức Chúa Giê-su cho thấy rằng được đặt nơi vinh hiển là do Đức Chúa Trời sắp đặt.

Các môn đồ khác phản ứng thế nào trước câu trả lời của Đức Chúa Giê-su? Không hay lắm. Trong tiếng Hy Lạp, từ ngữ aganakteō “tức giận, phẫn nộ,” được dùng trong Mác 10:41, chữ tương tự cũng đã được dùng như trong Mác 10:14, liên quan đến sự tức giận của Đức Chúa Giê-su khi họ giữ không cho các con trẻ đến gần Ngài.

Sau đó, Đức Chúa Giê-su tập họp cả nhóm lại để đưa ra một trong những lời dạy sâu sắc nhất của Ngài. Ngài cho thấy những người cai trị dân ngoại sử dụng quyền lực để trục lợi cá nhân. Nhưng trong vương quốc của Đức Chúa Trời, quyền lực luôn phải được sử dụng để nâng đỡ và ban phước cho người khác. Đức Chúa Giê-su hướng dẫn với tư cách là Vua của vương quốc Thiên Chúa. Như thế nào? Bằng cách hy sinh mạng sống của mình làm giá chuộc—không hẳn là điều mà những người theo Ngài mong đợi được nghe. 

Là một Cơ Đốc nhân, việc trở thành “tôi tớ” cho người khác có nghĩa là gì? Tức là, bạn thể hiện nguyên tắc này như thế nào trong cách tương tác hàng ngày với mọi người?

ĐỌC Mác 10:46-52. Ba-ti-mê có thái độ nào khi biết Đức Chúa Giê-su đi ngang qua?
 Cho đến thời điểm này trong Phúc âm Mác, trừ một đôi lần, lúc nào Đức Chúa Giê-su cũng bảo mọi người hãy giữ im lặng về các phép lạ của Ngài và về Ngài là ai. Trong câu chuyện này, khi Chúa rời Giê-ri-cô, một người mù ăn xin bên đường, khi nghe nói rằng đó là Đức Chúa Giê-su người Na-xa-rét, thì ông bắt đầu kêu lên:“ ‘Hỡi Đức Chúa Giê-su, Con vua Đa-vít, xin thương tôi cùng!’ ”(Mác 10:47). Để phù hợp với chủ đề tiết lộ/bí mật của cuốn sách, lúc này đám đông lại đóng vai những người biểu người ăn xin này phải im lặng. Nhưng họ không thành công.

Ba-ti-mê không sờn lòng và còn hét to hơn: “ ‘Hỡi con vua Đa-vít, xin thương tôi cùng! ’ ”(Mác 10:48). Lời của ông vừa là lời tuyên xưng đức tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, vừa là sự tin tưởng rằng Ngài có thể chữa lành cho mình. Danh hiệu “Con vua Đa-vít” vào thời Đức Chúa Giê- su có hai khái niệm liên quan đến nó—việc khôi phục ngai vàng của một vị vua ở Y-sơ-ra-ên (so sánh với Ê-sai 11; Giê-rê-mi 23:5, 6; Giê-rê-mi 33:15; Ê-xê-chi-ên 34: 23, 24; Ê-xê-chi-ên 37:24; Mi-chê 5:2–4; Xa-cha-ri 3:8; Xacha-ri 6:12), và nhân vật này sẽ là người chữa lành và trừ quỷ.

Đức Chúa Giê-su dừng lại và bảo họ gọi người mù. Điều đáng chú ý là người mù đã cởi áo choàng khi đến với Đức Chúa Giê-su. Những người mù vào thời Đức Chúa Giê-su là những người ở dưới đáy của xã hội, cùng với những góa phụ và trẻ mồ côi. Đây là những cá nhân dưới mức sinh tồn và đang gặp nguy hiểm thực sự. Chiếc áo choàng là sự an toàn của người đàn ông. Bỏ nó lại có nghĩa là anh có niềm tin rằng Đức Chúa Giê-su sẽ chữa lành cho mình.

Đức Chúa Giê-su không làm chúng ta thất vọng. Thật vậy, trong các sách Phúc âm, bất cứ ai đến với Ngài để được giúp đỡ đều luôn nhận được điều đó. Chúa hỏi cùng một câu hỏi mà Ngài đã hỏi Gia-cơ và Giăng trong Mác 10:36, “ ‘Các ngươi muốn Ta làm gì cho các ngươi? ’ ”(Mác 10:51). Không chút do dự, người mù xin được nhìn thấy, và Đức Chúa Giê-su lập tức phục hồi thị lực cho ông. Người mù đi theo Ngài trên đường.

Câu chuyện này kết thúc phần đào tạo môn đồ trong Mác, đóng vai trò kết nối với câu chuyện khác về việc chữa lành một người mù trong Mác 8:22–26. Hai câu chuyện minh họa việc làm môn đồ là nhìn thế giới bằng đôi mắt mới, đôi khi lúc đầu không rõ ràng nhưng luôn đi theo Chúa Giê- su trên đường Ngài dẫn dắt. 

Trong những lúc nào bạn đã kêu lên: “Hỡi Đức Chúa Giê-su, Con vua Đa-vít, xin thương tôi cùng!”? Điều gì đã xảy ra và bạn học được gì từ trải nghiệm này?

Xin đọc chương “Blessing the Children” và “One Thing Thou Lackest” tr. 511-523 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White.

“Đức Chúa Giê-su luôn yêu thương trẻ em. Ngài chấp nhận tấm lòng đồng cảm của trẻ con và tình yêu chân thật, cởi mở của chúng. Lời khen ngợi biết ơn từ đôi môi thanh khiết của chúng là âm nhạc vang vào tai Ngài, và làm tươi mới tinh thần Ngài khi bị áp bức trong những lúc tiếp xúc với những kẻ xảo quyệt và đạo đức giả. Bất cứ nơi nào Đấng Cứu Rỗi đi đến, vẻ mặt nhân từ và thái độ dịu dàng, nhân hậu của Ngài đều chiếm được tình yêu và sự tin tưởng của con trẻ.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 511.

“Đối với những người, giống như người cai trị trẻ tuổi, có địa vị cao được tín nhiệm và có tài sản lớn, việc từ bỏ tất cả để theo Đấng Christ có thể là một sự hy sinh quá lớn lao. Nhưng đây là quy tắc về phẩm chất dành cho tất cả những ai trở thành môn đồ của Ngài. Không có gì ngoài sự vâng lời mới có thể được chấp nhận. Việc từ bỏ mình là căn bản của những lời dạy của Đấng Cơ Đốc. Nó thường được trình bày và ra lệnh bằng ngôn ngữ có vẻ có thẩm quyền, bởi vì không có cách nào khác để cứu con người hơn là dứt bỏ những thứ mà, nếu cứ nuôi dưỡng, thì sẽ làm băng hoại đạo đức và toàn bộ con người.”—The Desire of Ages, tr. 523. 

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Bạn có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào để kết nối với Đấng Christ và hội thánh? Tại sao việc chúng ta làm điều này lại quan trọng đến vậy? 

2. Đôi khi chúng ta nghe người ta nói rằng họ không quan tâm đến tiền bạc. Điều đó không đúng. Mọi người đều quan tâm đến tiền bạc và điều đó không có gì sai. Vậy, vấn đề về tiền bạc có thể là gì, và tại sao những tín đồ trung tín, dù giàu hay nghèo, phải cẩn thận trong cách liên hệ với tiền bạc? 

3. Nếu Đức Chúa Giê-su hỏi bạn: “Con muốn Ta làm gì cho con?” bạn sẽ trả lời thế nào? 

4. Hãy suy gẫm nhiều hơn về những lời của Chúa trong Mác 10:43–45. Sống như vậy có ý nghĩa gì? Làm thế nào chúng ta học cách phục vụ thay vì được phục vụ? Điều này có ý nghĩa gì đối với cách chúng ta sống và tương tác với người khác? 

 Bài Học 7, 10 – 16 Tháng 8 

Dạy Dỗ Các Môn Đồ: PHẦN 1

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 8:22–38; Ma-thi-ơ 20:29–34; Giăng 12:25; Mác 9:1–50; Ma-la-chi 4:5, 6; Lu-ca 9:30, 31 .

CÂU GỐC: “Đoạn, Ngài kêu dân chúng và môn đồ, mà phán rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta”(Mác 8:34). 

 

ĐỌC Mác 8:22-30. Tại sao Đức Chúa Giê-su phải rờ mắt người mù hai lần để chữa lành cho người, và có các bài học nào qua câu chuyện này? 

Các sách Phúc âm thuật lại một số người mù được Đức Chúa Giê-su chữa lành. Ngoài câu chuyện ở đây trong Mác 8, còn có người mù Ba-timê được chữa lành như được tường thuật trong Mác 10:46–52. Ma-thi-ơ đề cập đến hai người mù (Ma-thi-ơ 20:29–34), và Giăng 9 kể câu chuyện Đức Chúa Giê-su chữa lành một người mù bẩm sinh và bảo ông đi xuống ao Si-lô-ê để rửa.

Nhưng câu chuyện trong Mác 8 thì độc đáo. Nó chỉ xuất hiện ở trong sách Mác, và đó là phép lạ duy nhất của Đức Chúa Giê-su đòi hỏi hai hành động để mang lại sức khỏe hoàn hảo. Một phần của câu chuyện, có một chi tiết cảm động là Đức Chúa Giê-su nắm tay người đàn ông và dẫn anh ta ra khỏi làng. Người ta có thể cảm nhận được sự thông cảm của Ngài đối với tình trạng khuyết tật của người đàn ông này.

Nhưng tại sao lại là hai lần chạm? Vì đây là phép lạ duy nhất có liên quan đến hai hành động, nên không thể nói rằng vì Đức Chúa Giê-su thiếu quyền năng. Thay vào đó, có nhiều khả năng đây là một câu chuyện dụ ngôn qua hành động, minh họa sự thấu hiểu tâm linh đôi khi cần có thời gian để bộc lộ. Cách giải thích này được khẳng định nhờ vào kiểu văn chương của phần này trong sách Mác. Các phần mô tả về việc huấn luyện các môn đồ về cái chết và sự phục sinh sắp đến của Ngài, qua hình ảnh sự chữa lành cho một người mù từ đầu cho đến cuối. Việc phục hồi thị giác trở thành một ẩn dụ cho sự môn đồ hóa cách sáng suốt.

Thầy giáo thích đặt câu hỏi. Chúng thường là chìa khóa để mở ra sự hiểu biết của học sinh. Trong đoạn này của Mác 8, bước ngoặt của cuốn sách đã xuất hiện. Ba đặc điểm xác nhận sự khẳng định này. Trước nhất, Đức Chúa Giê-su hỏi các môn đồ về danh tính của Ngài, điều mà Ngài chưa từng làm trước thời điểm này. Thứ hai, Phi-e-rơ, là người đầu tiên không bị quỷ ám, tuyên bố rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Thứ ba, ngay sau khi các môn đồ được mặc khải Giê-su là ai, Đức Chúa Giê-su bắt đầu giải thích Ngài sẽ đi đâu—đến thập giá.

Tại sao Đức Chúa Giê-su bảo các môn đồ của mình đừng nói cho ai biết Ngài là Đấng Mê-si? Nó có vẻ trái với việc thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vào thời Đức Chúa Giê-su, “Đấng Mê-si” mang âm hưởng chính trị nhằm lật đổ sự cai trị của La Mã. Đức Chúa Giê-su không đến để trở thành loại đấng cứu thế như vậy; do đó, Ngài kêu gọi họ im lặng về danh tính của Ngài.

Câu chuyện này dạy gì cho chúng ta về việc, rất quan trọng khi có những lúc, không nên nói ra một số điều, dù chúng có thể đúng đến đâu? 

ĐỌC Mác 8:31-38. Đức Chúa Giê-su dạy gì về cái giá phải trả cho việc đi theo Chúa 

Các môn đồ Đức Chúa Giê-su đã đi đến một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ của họ với Ngài. Bây giờ họ biết rằng Ngài là Đấng Mê- si. Độc giả của sách Mác thì đã biết điều này từ đầu sách (Mác 1:1) và do đó đã có lợi thế hơn những môn đồ đôi khi vấp ngã.

Khi Đức Chúa Giê-su lần đầu tiên kêu gọi các môn đồ, Ngài nói rằng Ngài sẽ biến họ thành những tay đánh lưới người (Mác 1:17). Không ai nhắc gì đến những gian nan hay rắc rối có thể xảy đến. Nhưng bây giờ họ đã thực sự biết Ngài là ai, Ngài bày tỏ cho họ mục tiêu sứ mạng của Ngài – rằng Ngài cần phải chịu đau khổ nhiều điều, bị chối bỏ và bị giết, rồi sống lại sau ba ngày.

Đó là một tin bàng hoàng. Phi-e-rơ, người vừa xưng nhận Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, kéo Ngài sang một bên và trách Ngài vì đã nói những điều như vậy. Tất cả những điều này đã được ghi lại theo lối tường thuật, nhưng đến đây tác giả Phúc âm thuật lại những lời của chính Đức Chúa Giê-su phán, những lời chắc hẳn đã làm Phi-e-rơ nhức nhối khi nghe đến. Ngài gọi Phi-e-rơ là Sa-tan và xua người hãy tránh ra đừng cản trở Ngài, vì những suy nghĩ như vậy không phù hợp với ý muốn của Chúa.

“Những lời của Phi-e-rơ không phải là những lời có thể hỗ trợ và an ủi Đức Chúa Giê-su trong cuộc thử thách lớn lao trước mặt Ngài. Chúng không phù hợp với mục đích ban ân điển của Đức Chúa Trời đối với thế gian hư mất, cũng không phù hợp với bài học về sự hy sinh mà Đức Chúa Giê-su đã đến để dạy bằng chính gương sáng của Ngài.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 415.

Những người theo Đức Chúa Giê-su được kêu gọi có cùng mục tiêu như Ngài—vác thập tự giá và đi theo Ngài. Đóng đinh là phương pháp hành quyết tàn bạo, nhục nhã và đáng sợ nhất mà người La Mã thực hiện. Mọi người đều muốn tránh thập tự giá. Vì vậy, tại sao có người lại muốn vác cây thánh giá như là biểu tượng cho lòng sùng kính của họ đối với Đức Chúa Giê-su?

Đức Chúa Giê-su giải thích không chỉ cái giá phải trả của việc làm môn đồ mà còn cả giá trị to lớn của nó. Trong nghịch lý của đức tin Cơ Đốc giáo, mất mạng sống lại trở thành con đường tìm lại nó. Ngược lại, được cả thế gian mà mất đi sự sống đời đời là điều vô nghĩa. Như nhà truyền giáo Jim Elliott đã viết một cách trang nhã trong nhật ký của ông ngày 28 tháng 10 năm 1949: “Người cho đi những gì mình không thể giữ, để đạt được những gì mình không thể đánh mất, đó không phải là kẻ dại

 “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời.” (Giăng 12:25). Bạn đã trải nghiệm thực tế của những lời này như thế nào? 

 

ĐỌC Mác 9:1–13. Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng thấy gì trong đêm với Đức Chúa Giê-su?
 

Lời tiên đoán của Đức Chúa Giê-su trong Mác 9:1 rằng một số người đứng với Ngài sẽ không nếm trải cái chết, trước khi thấy vương quốc của Đức Chúa Trời đến trong uy quyền, và điều ấy sẽ được ứng nghiệm trong vòng vài ngày. Điều ấy đã xảy ra khi Ngài đưa Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng lên núi cao. Ở đó, Ngài hóa hình trước mặt họ trong vinh quang của vương quốc thiên đàng.

Ê-li và Môi-se từ thiên đàng đến trò chuyện với Đức Chúa Giê-su. Luca lưu ý rằng họ đang nói về sự ra đi của Đức Chúa Giê-su (tiếng Hy Lạp là chữ exodos nghĩa là xuất hành) mà Ngài sắp hoàn tất tại Giê-ru-sa-lem (Lu-ca 9:30, 31). Như vậy, cảnh tượng vinh quang này gắn liền với cái chết trên thập giá sắp đến của Đức Chúa Giê-su (so sánh với Mác 9:9). Sự kiện ấy sẽ mang lại niềm hy vọng khi các môn đệ nhìn thấy Chúa bị đóng đinh.

Khi xuống núi, sáng hôm sau, ba môn đồ hỏi Đức Chúa Giê-su về việc tiên tri Ê-li sẽ đến trước. Rất có thể ý tưởng này gắn liền với sự mong đợi rằng Ê-li sẽ xuất hiện trở lại trước khi Đấng Mê-si đến (so sánh với Mala-chi 4:5, 6). Đức Chúa Giê-su trả lời rằng Ê-li đã đến rồi, ám chỉ Giăng Báp-tít. Như người ta đã giết Giăng, Đức Chúa Giê-su cũng sẽ chết dưới tay họ, nhưng sau ba ngày Ngài sẽ sống lại.

Sau buổi tối chứng kiến sự vinh quang thiên thượng, khung cảnh dưới chân núi thì thật đau lòng và hỗn loạn (xem Mác 9:14–29). Chín môn đồ đã gặp phải một đứa con trai bị quỷ ám mà họ không thể chữa lành được. Khi Đức Chúa Giê-su đến hiện trường, mọi người đều chạy đến gặp Ngài. Câu chuyện tỏ bày về quyền lực của quỷ đối với đứa trẻ. Đức Chúa Giê-su dường như mất nhiều thời gian để tìm hiểu chi tiết về việc quỷ ám. Người cha đã phải thốt lên: “ ‘Nhưng nếu thầy làm được việc gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho!’ ”(Mác 9:22).

Đức Chúa Giê-su ngay lập tức nhìn thấy biểu hiện của lòng hồ nghi. Câu trả lời của Chúa có thể được diễn giải: “Sao ngươi nói: ‘Nếu thầy làm được’?”(Mác 9:23). Đột nhiên, giống như một tia sét từ trên trời, người cha nhận ra rằng không chỉ con trai mình có vấn đề, mà còn có vấn đề về sự chẳng tin của mình. Và sự chẳng tin của ông có thể khiến con trai ông không được chữa lành. Người cha tuyệt vọng phó thác cho lòng thương xót của Đức Chúa Giê-su bằng câu nói đáng nhớ: “ ‘Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!’ ”(Mác 9:24). Đức Chúa Giê-su chữa lành đứa bé. 

 Đã có những tình huống nào, mà bạn đã phải kêu lên: “Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!”? Bạn học được gì từ những trải nghiệm đó?  

ĐỌC Mác 9:30-41. Điều khác biệt nào trong lời báo trước thứ hai của Đức Chúa Giê-su về cái chết và sự phục sinh của Ngài (so sánh với Mác 8:31)? Ngoài ra, các môn đồ tranh luận về điều gì và Đức Chúa Giê-su chỉ bảo thế nào? 

Trong lời báo trước lần thứ nhất, Đức Chúa Giê-su ám chỉ những ai sẽ chối bỏ Ngài và giết Ngài. Trong lời báo trước thứ hai, Đức Chúa Giê-su đề cập đến việc Ngài sẽ bị phản bội. Kẻ phản bội không được chỉ ra vào lúc này, nhưng người đọc đã biết đó là ai nhờ nhận dạng được Giu-đa (xem Mác 3:19). Một lần nữa, Chúa đề cập đến việc bị giết và sống lại sau ba ngày. Nhưng các môn đồ dường như, thậm chí còn ít quan tâm đến chi tiết của lời báo trước này hơn lần đầu. Những tin không vui không thu hút được sự thảo luận.

Trong Mác 8:27, Đức Chúa Giê-su ở phía bắc biển Ga-li-lê gần Sê-sa-rê Phi-líp. Trong Mác 9:30 Ngài đi qua Ga-li-lê và trong Mác 9:33 Ngài vào Ca-bê-na-um. Vì vậy, không khó để hình dung cuộc hành trình của Ngài từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, Ngài vào Ca-bê-na-um một mình khi mười hai môn đồ tụt lại phía sau. Khi họ tới nơi, trong nhà, Ngài hỏi thăm về cuộc thảo luận của họ trên đường đi. Không ai lên tiếng, một dấu hiệu chắc chắn về sự khó chịu của họ trước câu hỏi này, gần giống như những đứa trẻ bị bắt quả tang đang làm điều gì đó mà chúng biết là sai. Cuộc trò chuyện của họ đề cập về ai là người cao trọng nhất. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng thừa nhận điều đó, nhưng câu hỏi ai là người cao trọng nhất là điều mà mọi người đều nghĩ đến. Nhưng trong vương quốc của Chúa, ý tưởng này bị đảo lộn.

Chúa Giê-su trả lời vấn đề bằng hai bước. Trước tiên, Ngài đưa ra lời tuyên bố rõ ràng rằng để làm người đứng đầu (cao trọng nhất), bạn phải trở thành người sau rốt và là tôi tớ mọi người. Sau đó, Chúa diễn tả ý nghĩa của Ngài bằng một hành động. Lúc ấy hẳn có một đứa trẻ đang đứng gần đó lắng nghe. Đức Chúa Giê-su bế đứa trẻ và đặt nó vào giữa nhóm người. Điều đó hẳn phải gây sợ hãi cho đứa trẻ. Nhưng sau đó Ngài ôm đứa bé vào lòng, làm khung cảnh lắng dịu và trở nên nhẹ nhàng. Ngài dạy rằng nếu bạn tiếp nhận đứa trẻ là bạn tiếp nhận Ngài. Và nếu bạn tiếp nhận Ngài, bạn tiếp nhận Cha của Ngài. Vì vậy, đứa trẻ thấp kém nhất được liên kết với chính Đức Chúa Trời.

Giăng đặt một câu hỏi về những người bên ngoài, và Đức Chúa Giê-su dạy bài học quan trọng rằng, những người không chống lại chúng ta, là những người thuộc về chúng ta. Chúa khẳng định rằng việc giúp đỡ người khác trong các mục vụ Cơ Đốc giáo, ngay cả trong những cách nhỏ nhặt, cũng không bị thiên đàng bỏ qua. 

Ý tưởng về sự cao trọng trong Kinh Thánh trái với ý tưởng của thế gian như thế nào? Bạn đang phấn đấu vì điều nào? 
thế nào?

 

ĐỌC Mác 9:42-50. Điều gì kết nối các sự dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su trong các câu này? 

Thoạt tiên, đoạn Kinh Thánh này có vẻ như là một tập hợp những lời dạy khác nhau của Đức Chúa Giê-su, được gộp lại với nhau mà không có vần điệu hay lý do. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn sẽ thấy rằng mỗi bài giảng kế tiếp đều có một kết nối với bài trước. Đoạn Kinh Thánh này xoay quanh ba thuật ngữ chính đưa sự hướng dẫn tiến lên từng bước — “làm cho phạm tội,” “lửa” và “muối.”

Lời dạy đầu tiên là về “những kẻ bé mọn”, ám chỉ những người mới tin Chúa. Các giảng viên và những người lãnh đạo được giao nhiệm vụ trong vương quốc của Đức Chúa Trời với trách nhiệm chăm sóc những người mới cải đạo này với sự quan tâm đặc biệt, tương tự như sự dạy dỗ trong Cựu Ước về việc chăm sóc những người yếu đuối nhất trong xã hội cổ đại—các góa phụ, trẻ mồ côi và khách ngoại bang. Đức Chúa Giê-su dùng những lời mạnh bạo rằng, thà bị dìm xuống biển còn hơn làm cho một trong những “kẻ bé mọn” này phạm tội.

Câu nói “làm cho phạm tội” dẫn đến sự dạy dỗ dài nhất trong phần Kinh Thánh này. Hai câu hỏi hóc búa đặt ra cho người đọc. Thứ nhất, có thật Đức Chúa Giê-su dạy người ta chặt tay, chân hay móc mắt không? Thứ hai, có phải Ngài đang dạy về địa ngục cháy đời đời không? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là không, Đức Chúa Giê-su không dạy về việc cắt bỏ—điều đó đã bị Do Thái giáo bác bỏ (so sánh với Phục truyền Luật lệ Ký 14:1, 1 Các vua 18:27, 28). Chúa đang dùng những lời mạnh mẽ để nhấn mạnh quan điểm của Ngài. Nếu mất một tay, một chân, hoặc một mắt là điều khủng khiếp thì việc Cơ Đốc nhân phạm tội còn là thảm họa đến dường nào!

Câu hỏi thứ hai cũng nhận được câu trả lời phủ định; không, Đức Chúa Giê-su không dạy về địa ngục cháy mãi mãi. Làm sao mà chúng ta biết được? Thứ nhất, ấy là, những câu Kinh Thánh này chứa đựng một khía cạnh hài hước nào đó. Hãy tưởng tượng những người vào thành thánh trên trời với một mắt, một chân hoặc một tay. Sau đó hãy tưởng tượng những người lành lặn đi vào địa ngục. Phải là ngược lại chứ? Người lành mạnh ở địa ngục? Đó là hài kịch. Sự hài hước về một chủ đề nghiêm túc như vậy khiến người ta cho rằng Đức Chúa Giê-su đang minh họa một quan điểm bằng lối dùng lời mạnh mẽ. Tội lỗi phải được coi là chuyện nghiêm trọng đến mức thà mất một tay, một chân, hoặc một mắt còn hơn là phạm tội.

Vì địa ngục là vĩnh cửu nên hậu quả của nó là vĩnh viễn chứ không phải chỉ là lửa địa ngục. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16). Những kẻ lạc lối không bị thiêu đốt mãi mãi; thay vào đó, họ bị hư mất đời đời—một sự khác biệt rất lớn! 

 

Xin đọc chương “Ministry” và “Who is the Greatest?”, tr. 426-442 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White 
“Đứng trước danh dự là sự khiêm tốn. Để chọn một vị trí cao trước mặt con người, Thiên đàng chọn người làm công, giống như Giăng Báp-tít, người chiếm một vị trí thấp kém trước mặt Đức Chúa Trời. Người môn đồ giống con trẻ nhất là người làm việc hiệu quả nhất cho Chúa. Trí thông minh thiên thượng có thể hợp tác với người đang tìm kiếm, không phải để tôn cao bản thân mà để cứu rỗi các linh hồn.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 436.

“Bởi tất cả những gì đã mang lại cho chúng ta lợi thế hơn người khác— dù là trình độ học vấn và sự tinh tế, tính cách cao quý, sự đào tạo theo Cơ Đốc giáo, kinh nghiệm tôn giáo—chúng ta mắc nợ những người kém được ưu ái hơn; và trong khả năng của mình, chúng ta phải phục vụ họ. Nếu chúng ta mạnh mẽ, chúng ta phải đứng về phía kẻ yếu. Các thiên sứ vinh hiển, là những thiên thần luôn chiêm ngưỡng dung nhan Đức Chúa Cha trên trời, và vui mừng phục vụ những kẻ bé mọn của Ngài. Những linh hồn run rẩy, những người có nhiều tính cách khó ưa, là nhiệm vụ đặc biệt của các thiên sứ. Các thiên sứ luôn hiện diện ở nơi cần họ nhất, cho những người đang phải đấu tranh khó khăn nhất với bản thân và với những người xung quanh khiến họ nản lòng nhất. Và trong chức vụ này, những người theo Chúa thật sự sẽ hợp tác [cùng các thiên sứ].”—The Desire of Ages,tr. 440.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Đọc lại Mác 8:27–29. Bạn có thường xuyên nói với người khác niềm tin của bạn nơi Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ không? 

2. Đâu là sự cân bằng thích đáng giữa kinh nghiệm được hiệp thông với Đấng Christ trên đỉnh núi [hóa hình] và kinh nghiệm phục vụ nhu cầu của người khác ở dưới núi? 

3. Trong lớp, hãy thảo luận câu trả lời cho câu hỏi về sự cao trọng vào cuối buổi học ngày thứ Tư. Bạn đã xác định như thế nào sự khác biệt giữa cách thế giới nhìn nhận sự cao trọng và cách Chúa nhìn nhận? Ai là người mà thế giới cho là cao trọng, nhưng đối với Chúa thì không? Ngược lại, Chúa có thể coi ai là cao trọng mà thế gian phớt lờ hoặc thậm chí khinh thường? Sự khác biệt này cho chúng ta biết lý tưởng của thế giới thực sự bị bóp méo và bóp méo như thế nào? 

4. Làm thế nào chúng ta có thể học cách xem tội lỗi nghiêm trọng đến mức, như Chúa Giê-su đã nói, thà bị mất phần cơ thể còn hơn phạm tội? 

Bài Học 6,  3-9 Tháng 8

Từ Trong Ra Ngoài

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 7, Ê-sai 29:13, Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12, Mác 8:11–21.

CÂU GỐC: “ ‘Chẳng sự gì từ ngoài người vào trong có thể làm dơ dáy người được; nhưng sự gì từ trong người ra, đó là sự làm dơ dáy người’ ” (Mác 7:15).

 

ĐỌC Mác 7:1-13. Những lẽ thật liên quan đã được giới thiệu như thế nào?

Chúng ta có thể tưởng tượng các trẻ con học phân đoạn Kinh Thánh này ở trường Sa-bát và về nhà nói với mẹ rằng, chúng không cần phải rửa tay trước khi ăn vì Đức Chúa Giê-su đã dạy như vậy. Tuy nhiên, câu chuyện này không phải về vấn đề vệ sinh.

Vào thời Đức Chúa Giê-su, nhiều người trong xứ rất quan tâm đến nghi lễ làm thanh sạch. Trong thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước, ý tưởng rửa tay để giữ sự thanh sạch theo nghi lễ đã được áp dụng cho dân thường, mặc dù những quy tắc này ban đầu chỉ áp dụng cho các thầy tế lễ trong Cựu Ước (Xuất Ê-díp-tô Ký 30:17–21). Để phù hợp với quan niệm này, nên các nhà lãnh đạo tôn giáo phàn nàn với Đức Chúa Giê-su về các môn đồ của Ngài.

Đức Chúa Giê-su không trả lời trực tiếp câu hỏi người ta đặt ra hỏi Ngài. Thay vào đó, Ngài bảo vệ các môn đệ của mình bằng một một câu trả lời có hai phần. Thứ nhất, Ngài trích dẫn những lời mạnh mẽ của Ê-sai quở trách một dân tộc tôn vinh Đức Chúa Trời bằng lời nói nhưng lòng lại cách xa Ngài (Ê-sai 29:13). Đoạn trích dẫn từ sách Ê-sai tiếp tục với sự lên án việc đặt truyền thống của con người thế chỗ cho các điều răn của Đức Chúa Trời.

Phần thứ hai trong câu trả lời của Đức Chúa Giê-su dựa trên câu trích dẫn trong sách Ê-sai. Chúa nhắc đến điều răn của Đức Chúa Trời là phải hiếu kính cha mẹ (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12); nghĩa là chăm sóc họ khi về già, và đối lập với điều răn này là truyền thống tôn giáo do người ta đặt ra, người ta có thể dâng điều gì đó cho Chúa (món quà, corban), là điều vẫn đang còn sử dụng cho bản thân, nhưng lại từ chối việc dùng nó cho cha mẹ già đang cần đến. Người ta có thể tưởng tượng tình huống như thế này: “Thưa cha, con xin lỗi. Con rất muốn giúp cha, nhưng con đã dâng hết tiền cho nhà thờ rồi.”

Chính kiểu đạo đức giả này mà Đức Chúa Giê-su tấn công không khoan nhượng. Họ đã đặt truyền thống của con người lên trên Lời Chúa và khi làm như vậy họ đã phạm tội.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi của người Pha-ri-si là gì? Câu trả lời của Đức Chúa Giê-su ngụ ý rằng Ngài không chấp nhận việc họ khăng khăng cho rằng sự rửa tay là cần thiết và điều đó làm vừa lòng Đức Chúa Trời. Thay vào đó, câu trả lời của Ngài rõ ràng ủng hộ các điều răn của Luật pháp chứ không theo truyền thống của con người. (Cũng xem Mác 1:44; Mác 7:1013; Mác 10:3–8; Mác 12:26, 29–31.)

Phải chăng chúng ta có một số “truyền thống” có lẽ mâu thuẫn với các nguyên tắc luật pháp của Đức Chúa Trời? Nếu vậy, chúng có thể là gì?

 

ĐỌC Mác 7:14-19. Ý Đức Chúa Giê-su là gì trong câu nói ở Mác 7:15?

Những lời của Đức Chúa Giê-su trong đoạn này là một câu hỏi hóc búa đối với nhiều người khi họ suy gẫm về mối quan hệ của họ với những lời dạy của Lê-vi Ký 11 về thức ăn thanh sạch và ô uế. Có phải Đức Chúa Giêsu đang loại bỏ những sự phân biệt như vậy? Có phải những người Cơ Đốc Phục Lâm đã nhầm lẫn khi dạy rằng các thuộc viên nếu không ăn chay thì chỉ được ăn thịt từ danh sách các loài động vật thanh sạch?
Thứ nhất, sẽ thật là kỳ lạ nếu Đức Chúa Giê-su đột ngột bác bỏ những chỉ dẫn của Môi-se (xem Mác 7:14–19) khi Ngài vừa mới bảo vệ Môi-se chống lại truyền thống trong Mác 7:6–13. Tứ hai, chính cái truyền thống mà những người Pha-ri-si đang cổ võ không hề có cơ sở trong sự giảng dạy của Cựu Ước; trong khi đó, luật về thức ăn lại được dạy trong Cựu Ước. Thứ ba, điều Mác 7:19 có ý nói rằng Đức Chúa Giê-su làm sạch mọi thực phẩm không phải là luật thực phẩm bị bãi bỏ, mà thay vào đó là truyền thống về việc chỉ chạm vào các thứ ô uế mà người Pha-ri-si đặt ra đã không còn giá trị. Ví dụ, đây là quan niệm sai lầm rằng, bạn có thể bị ô uế khi tiếp xúc với người ngoại, thì bạn cũng có thể bị ô uế do tiếp xúc với thực phẩm mà họ đã chạm vào.

ĐỌC Mác 7:20–23. Chúa Giê-su nói điều gì gây ô uế cho một người?

Trong Mác 7:19, Đức Chúa Giê-su lưu ý rằng thức ăn không đi vào trong lòng mà đi vào dạ dày rồi bị thải ra ngoài qua đường ruột. Nhưng trong Mác 7:21–23, Ngài lưu ý rằng cái ác xuất phát từ trong lòng, từ tâm trí con người. Ngài trình bày một chuỗi những tệ nạn chỉ mới bắt đầu từ những ý nghĩ xấu xa, nhưng cuối cùng lại kết thúc bằng những hành động gian ác.
Khi điều răn thứ năm được nhắc đến trong Mác 7:10, thì cũng kèm theo điều tương phản, mọi điều răn cấm kỵ trong việc hành xử giữa người với người, đều nằm trong bảng thứ hai của bảng Mười Điều Răn. Hơn nữa, Đức Chúa Giê-su đề cập đến sự thờ phượng vô ích, trong Mác 7:7, là việc vi phạm điều răn đầu tiên, điều răn quan trọng nhất trong bốn điều răn đầu của bảng luật pháp Mười Điều Răn. Vì vậy, Đức Chúa Giê-su là Đấng bảo vệ Luật pháp của Đức Chúa Trời trong suốt đoạn Kinh Thánh này

Bạn có thể có giáo lý thần học đúng đắn, nhưng ai cuối cùng sẽ hoàn
toàn chiếm hữu được tấm lòng của bạn? 

 

ĐỌC Mác 7:24–30. Những bài học quan trọng nào chúng ta học được
ở đây?

Tiếp nối các câu Kinh Tánh đầy thách thức trong bài học ngày hôm qua, câu chuyện trong phần Kinh Thánh này cũng đặt ra những câu hỏi đáng lo ngại. Tại sao Đức Chúa Giê-su lại trả lời quá gay gắt với người phụ nữ này, đến nỗi sánh bà là chó?
Đức Chúa Giê-su không giải thích một cách công khai lời Ngài nói, nhưng có hai đặc điểm trong cách Ngài đáp lại với bà ta gợi ý điều Ngài đang dạy. Trong Mác 7:27, Ngài nói rằng con cái phải được cho ăn “trước tiên”. Nếu có “thứ nhất” thì có vẻ hợp lý là sẽ có “thứ hai”. Đặc điểm khác là Đức Chúa Giê-su dùng hình thức giảm nhẹ nghĩa của từ chó, không có nghĩa là chó con, mà đúng hơn, trong bối cảnh là chó nuôi trong nhà, trái với chó chạy rong đường phố. Người phụ nữ, qua câu trả lời của mình, chỉ ra hai điểm này trong lời Chúa đã nói với bà, do đó giúp giải thích câu trả lời của bà ta.
Câu trả lời của người phụ nữ khá rõ ràng. Bà ta trả lời: “Lạy Chúa, hẳn vậy rồi; nhưng mà chó dưới bàn ăn mấy miếng bánh vụn của con cái.”(Mác 7:28).
Làm sao người đàn bà này đã nghĩ ra câu trả lời này với Đức Chúa Giêsu? Chắc chắn là tình yêu thương của bà cho đứa con gái mình đã thúc đẩy bà can đảm tiếp tục cầu xin. Nhưng câu trả lời của Chúa cũng đã thúc đẩy bà. Khi Chúa nói chữ “trước” (hay “đầu tiên”), ngụ ý có thể có điều kế tiếp hay “thứ hai”. Hơn nữa, Ngài còn ám chỉ bà là con chó dưới gầm bàn. Giống như con chó ở dưới gầm bàn trong nhà, vì bà đang quỳ dưới chân Đức Chúa Giê-su cầu xin cho con gái bà. Do đó, bà ta khẳng định quyền của con chó đối với thức ăn rơi trên sàn.
Câu trả lời của người phụ nữ cho thấy đức tin của bà. Gọi phép lạ quyền năng chữa lành bệnh cho con gái mình từ xa là “bánh vụn” vừa hàm ý rằng quyền năng của Đức Chúa Giê-su đặc biệt lớn lao (Nếu phép lạ như vậy là một mẩu bánh vụn, thì cả một ổ bánh sẽ như thế nào?) và việc chấp nhận lời cầu xin của bà chỉ là chuyện nhỏ đối với Ngài. Đức Chúa Giê-su đã cảm động và chấp nhận lời thỉnh cầu của bà.
“Qua cách Ngài đối xử với bà ta, Ngài đã cho thấy rằng bà ta, người bị coi là kẻ bị dân Y-sơ-ra-ên ruồng bỏ, không còn là người xa lạ nữa, mà là một đứa con trong gia đình của Đức Chúa Trời. Và như là một đứa con trong gia đình, bà ta có đặc ân được chia sẻ những ân tứ của Chúa Cha.”—Ellen G. White, Te Desire of Ages, tr. 401.

Tại sao thành kiến về chủng tộc và quốc gia lại trái ngược với lời dạy
của Đức Chúa Giê-su? Làm thế nào chúng ta có thể tìm cách để được
thanh lọc khỏi điều xấu xa này?

 

ĐỌC Mác 7:31-37. Người nào đã được mang đến trước mặt Đức Chúa
Giê-su, và Ngài đã làm gì cho người?

Đức Chúa Giê-su đã không đi quãng đường ngắn nhất để trở về Gali-lê từ vùng Ty-rơ và Si-đôn. Dường như là Ngài đã đi về hướng bắc từ  vùng Ty-rơ, lên vùng Si-đôn, rồi vào đất liền và đi xuống vùng ở phía đông bắc biển Ga-li-lê, cuối cùng mới đến gần biển. Đó là một con đường vòng quanh, có thể Ngài muốn có thêm thời gian để dạy dỗ các môn đồ.
Các câu Kinh Tánh ở đây không cho biết chính xác ai đã đưa người đàn ông đến với Đức Chúa Giê-su, nhưng vấn đề của anh ta khá rõ ràng – anh ta không thể nghe và gặp khó khăn khi nói. Mất thính giác khiến con người bị cô lập với môi trường xung quanh và tình trạng điếc nặng có thể khiến việc học nói trở nên khó khăn. Tình trạng của người đàn ông này có thể là đã bị từ lâu.
Đức Chúa Giê-su hiểu hoàn cảnh khó khăn của người đàn ông này và Ngài kéo ông ra một nơi riêng biệt. Cách Chúa chữa lành người đàn ông này gây tò mò, đặc biệt đối với độc giả hiện đại. Ngài đặt ngón tay vào tai người đàn ông, nhổ nước bọt, chạm vào lưỡi anh ta và thở dài. Đức Chúa Giê-su chạm vào những bộ phận bị bệnh của người đàn ông mà Ngài sẽ chữa lành, nhưng tại sao lại thở dài? “Ngài thở dài khi nghĩ đến những đôi tai không chịu đón nhận lẽ thật, những cái lưỡi từ chối thừa nhận Đấng Cứu Chuộc.”—Ellen G. White, Te Desire of Ages, tr. 404.
Đức Chúa Giê-su đã làm phép lạ phục hồi thính giác cho người đàn ông và giúp ông ta nói được rõ ràng. Tiếng thở dài của Ngài minh họa những giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho chính Ngài liên quan đến quyền tự do lựa chọn của con người. Ngài sẽ không ép buộc ý chí của ai cả. Tất cả con người đều được tự do lựa chọn người lãnh đạo mà họ sẽ đi theo trong cuộc đời mình—Hoàng tử của sự sống hay hoàng tử của sự tối tăm. ĐứcChúa Giê-su có thể mở những đôi tai điếc nhưng không ép buộc những tấm lòng không tin phải thừa nhận vai trò Đấng Mê-si của Ngài.
Câu chuyện ngắn gọn này cũng minh họa những gì Chúa có thể làm cho những ai sẵn lòng quay về với Ngài. Có lẽ bạn đã từng dè dặt trong việc chia sẻ đức tin của mình, cảm thấy nghẹn lời không biết phải nói gì. Phép lạ này mang lại sự khích lệ rằng Đức Chúa Giê-su có thể mở đôi tai của bạn để nhạy cảm với nhu cầu của người khác và sẵn sàng chia sẻ lời nâng đỡ họ trên hành trình của họ.

Bạn sẽ làm gì với những ân tứ được ban cho về khả năng nghe và nói
của mình, vì chúng đều là những ân tứ? Bạn đang sử dụng chúng như
thế nào?

 

ĐỌC Mác 8:11-13. Sự tiếp cận nào của người Pha-ri-si khiến Đức Chúa
Giê-su vô cùng thất vọng?

Sao không bày tỏ quyền năng thiêng liêng của Ngài để thuyết phục những kẻ ngoan cố này? Vấn đề nằm ở cuối đoạn 3 của sách Mác, khi Đức Chúa Giê-su nói về tội phạm đến Đức Tánh Linh. Nếu một người bịt tai và nhắm mắt thì thêm một phép lạ khác, ngay cả một phép lạ từ trời, cũng sẽ không thuyết phục được. Phép lạ ấy cũng sẽ bị bỏ ngoài tai, ngoài mắt như mọi điều trước đây. Ngay cả phép lạ cũng không đủ để thuyết phục những người nhất quyết không tin.

ĐỌC Mác 8:14–21. Các môn đồ đã quên điều gì, và Đức Chúa Giê-su
muốn nói đến điều gì?

Đức Chúa Giê-su nhân cơ hội này cảnh báo các môn đồ về “men” của người Pha-ri-si và đảng Hê-rốt (Mác 8:15), nghĩa là những lời dạy của họ (so sánh với Ma-thi-ơ 16:12).
Nhưng các môn đồ hiểu lầm và nghĩ rằng Chúa đang nói về việc quên mua bánh theo nghĩa đen. Cũng như mọi lần, mỗi khi các môn đồ hiểu lầm, Đức Chúa Giê-su chỉ dạy họ. Ngài hỏi một loạt các câu hỏi, câu hỏi đầu tiên có tính cách hùng biện, bày tỏ sự thất vọng của Ngài vì họ chưa hiểu sứ mạng của Ngài. Lời của Ngài gợi nhớ đến những gì Ngài nói trong Mác 4:10–12, về những người ngoài không hiểu. Những lời lẽ mạnh mẽ của Ngài nhằm đánh thức các môn đồ khỏi tình trạng hôn mê tâm linh của họ.
Mác 8:19, 20, Đức Chúa Giê-su đặt những câu hỏi thực tế đơn giản về việc họ đã nhặt được bao nhiêu giỏ bánh còn thừa sau khi Ngài cho 5,000 người ăn (Mác 6:30–44) và cả 4,000 người (Mác 8:1–10), nhằm cho họ thấy rằng lẽ ra bây giờ họ phải hiểu rằng nếu chỉ nói về giới hạn và quyền năng thì không gì là rào cản đối với Đấng Mê-si của Đức Chúa Trời. Câu hỏi cuối cùng của Ngài trong Mác 8:21 một lần nữa mang tính hùng biện: “Cácngươi còn chưa hiểu sao?” Rốt lại, hãy nhìn vào tất cả những gì họ đã thấy và trải nghiệm với Đức Chúa Giê-su.

Làm thế nào chúng ta có thể học cách để cho tấm lòng và tâm trí của
mình được mở ra trước sự thực về Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài?
Hãy tập trung vào tất cả bằng chứng mà Đức Chúa Trời đã ban cho
chúng ta vì tình yêu của Ngài. Tế nhưng, đôi khi tại sao người ta lại dễ
nghi ngờ đến thế?

 

Xin đọc chương “Tradition,” “Barriers Broken Down,” và “Te True Sign,” tr. 395-409 trong sách Te Desire of Ages của Ellen G. White.
“Trong vòng những người theo Chúa chúng ta ngày nay, cũng như thời xưa, cái tội dối trá, xảo quyệt này đã lan rộng biết bao! Biết bao lần sự phục vụ của chúng ta đối với Đấng Christ, sự hiệp thông của chúng ta với nhau, lại bị hoen ố bởi ước muốn thầm kín đề cao bản thân! Ý nghĩ tự tôn và khao khát được người tung hô lúc nào cũng chực sẵn. Yêu bản thân, mong muốn con đường dễ dàng hơn con đường Đức Chúa Trời chỉ định, sẽ dẫn đến việc những nguyên tắc thánh bị thay thế bằng giáo lý và truyền thống của con người. Đối với các môn đồ của Ngài, những lời cảnh cáo của Đấng Christ đã được phán: ‘Hãy thận trọng và coi chừng men của người Phari-si.’
“Tôn giáo của Đấng Christ chính là sự chân thành. Lòng nhiệt thành vinh danh Đức Chúa Trời là động lực được Đức Tánh Linh gieo vào; và chỉ có hoạt động hiệu quả của Đức Tánh Linh mới có thể tạo ra động lực này. Chỉ có quyền năng của Đức Chúa Trời mới có thể loại bỏ được tính tư lợi và đạo đức giả. Sự thay đổi này là dấu hiệu của hành động của Ngài. Khi đức tin giúp chúng ta chấp nhận diệt trừ tính ích kỷ và đạo đức giả, khi đức tin dẫn chúng ta tìm kiếm vinh quang của Chúa chứ không phải của riêng mình, thì chúng ta biết rằng đó là điều đúng đắn. ‘Cha ơi, xin làm sáng danh Cha’ (Giăng 12:28), là lời nói quan trọng trong cuộc đời của Đấng Christ, và nếu chúng ta theo Ngài, đây cũng là lời nói then chốt trong cuộc đời chúng ta. Ngài ra lệnh cho chúng ta ‘làm theo như chính Ngài đã làm;’ và ‘tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài.’ 1 Giăng 2:6, 3.”—Ellen G. White, Te Desire of Ages, tr. 409.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Bạn thấy những thực hành nào của tín đồ Đấng Christ giúp giữ tấm lòng trong sạch?

2. Ai là người “không thanh sạch” trong cộng đồng của bạn? Bạn có thể làm gì để giúp thu hút họ đến với phúc âm?

3. Cả lớp cùng suy gẫm xem anh chị em có thể làm gì để thúc đẩy việc chia sẻ phúc âm theo những cách đơn giản với những người lân cận
của mình.

4. Đọc Mác 8:1–10, câu chuyện Chúa cho 4,000 người ăn. Có khác biệt
gì trong việc giải thích đoạn Kinh Tánh này rằng đám đông có thể là người ngoại? Tại sao điều khác biệt ấy chẳng quan trọng gì?

5.Làm thế nào chúng ta có thể hết lòng bảo vệ chính mình khỏi ước
muốn bẩm sinh mà tất cả chúng ta đều có, vì chúng ta là loài người
bất toàn, muốn đề cao bản thân?

Bài Học 5, 27 tháng  – 2 Tháng 8

Các Phép Lạ Quanh Hồ

 

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 4:35–41, Thi thiên 104:1–9, Mác 5:1–43, Dân số Ký 27:17.

CÂU GỐC: “Nhưng Đức Chúa Jêsus không cho, phán rằng:‘ Hãy về nhà ngươi, nơi bạn hữu ngươi, mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi, và Ngài đã thương xót ngươi cách nào’ ”(Mác 5:19).

 

ĐỌC Mác 4:35-41. Điều gì xảy ra trong câu chuyện này, và những bài
học nào chúng ta học được về Đức Chúa Giê-su là ai? 

Mở đầu đoạn 4, Đức Chúa Giê-su xuống thuyền để giảng dạy cho đám đông trên bờ. Qua Mác 4:10–12, thì có vẻ như Ngài đã ra khỏi thuyền và nói chuyện riêng với các môn đồ. Giờ đây, sau một ngày dài giảng dạy, các môn đồ đón Đức Chúa Giê-su lên thuyền và Ngài rất mệt mỏi. Liền tức thì, Ngài tựa gối và ngủ quên đằng sau lái ở phía đuôi thuyền. Một cơn bão lớn nổi lên trên mặt hồ, thuyền có nguy cơ bị chìm khi các môn đồ đánh thức Ngài. Tật phi thường, Đức Chúa Giê-su ra lệnh cho gió và sóng yên lặng. Một sự tĩnh lặng tuyệt vời bao trùm trên mặt hồ. Chắc chắn các môn đồ vô cùng kinh khiếp trước sự thể hiện của quyền năng thiên thượng.

ĐỌC Thi thiên 104:1–9. Hình ảnh Đức Giê-hô-va ở đây có thể so sánh
với hình ảnh Đấng Christ làm yên cơn bão như thế nào?

Câu chuyện trong Mác 4:35–41 phù hợp với một khuôn mẫu chung trong Kinh Thánh, đó là “sự hiện ra của Chúa”—sự xuất hiện của Đức Chúa Trời hoặc một trong các thiên sứ của Ngài. Năm đặc điểm chung của những sự kiện này: (1) sự thể hiện quyền năng thiên thượng, (2) sự khiếp kinh của con người, (3) mệnh lệnh “Đừng sợ,” (4) những lời mặc khải mà Đức Chúa Trời hoặc thiên sứ ban ra, (5) phản ứng của con người đối với sự mặc khải. Trong câu chuyện này, có bốn trong số năm chi tiết trên xuất hiện – cơn bão yên lặng là sự bày tỏ quyền uy thiên thượng, nỗi sợ hãi của các môn đồ là sự khiếp kinh của con người. Câu hỏi “Sao các ngươi sợ?” là “Đừng sợ.” Câu hỏi của các môn đồ: “Vậy thì người này là ai?” là phản ứng của con người. Điều còn thiếu là những lời mặc khải. Chi tiết còn thiếu này đóng vai trò chủ chốt của sự mặc khải/bí mật xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, nơi mà sự thật về Đức Chúa Giê-su sẽ được phơi bày. Ở đây các môn đồ thắc mắc: “Vậy thì người này là ai, mà gió và biển cũng đều vâng lịnh Người?” thúc đẩy người đọc điền vào câu trả lời cho những lời mặc khải còn thiếu—Ngài là Con Đức Chúa Trời, chính là Chúa.

Hãy suy nghĩ về quyền năng của Đức Chúa Trời. Làm thế nào bạn có
thể học cách dựa vào quyền năng này và tin cậy vào nó trong mọi việc trong cuộc sống của bạn? 

 

ĐỌC Mác 5:1-20. Chúng ta có thể học gì về cuộc chiến khốc liệt trong câu chuyện lạ lùng này, và nữa, về quyền uy của Đức Chúa Giê-su?

Nếu việc xảy ra đêm hôm trước trên biển hồ là điều khó quên thì việc
đến Giê-ra-sê vào sáng hôm sau cũng đầy ấn tượng không kém. Lịch sử
của người đàn ông bị quỷ ám được trình bày đầy chi tiết đến đau lòng. Bứtthoát mọi xiềng xích, anh ta sống trong các ngôi mộ và tự lấy đá cắt thân mình. “Không ai có sức trị được.” (Mác 5:4)—và sau đó người này đã gặp Đức Chúa Giê-su.

Người đàn ông chạy lao về phía Đức Chúa Giê-su – không thấy ghi lại một lời nào về các môn đồ (có lẽ họ đã bỏ chạy). Khi người đàn ông đến gần Chúa, anh ta sấp mình xuống trước mặt Ngài. Trong bản nguyên gốc tiếng Hy Lạp, proskyneō hay sấp mình thường được dịch là “thờ phượng”. Có vẻ như người đàn ông này đã nhận ra rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng có thể giúp đỡ mình. Nhưng khi anh ta mở miệng, lũ quỷ bên trong anh ta hét vào mặt Chúa, là Đấng có thể nghe thấy lời cầu xin thì thầm của người đàn ông để được giúp đỡ át tiếng la hét của lũ quỷ. Khi lũ quỷ xin được nhập vào đàn heo, Đức Chúa Giê-su đã cho phép chúng nhập vào. Cả đàn, khoảng hai nghìn con, lao xuống bờ vực, và chết đuối trong nước. Đó là một thảm họa tài chính đối với các chủ nuôi heo.

Điều đáng kinh ngạc là ma quỷ biết chính xác Đức Chúa Giê-su là ai,  chúng cũng biết sự bất lực của chúng trước Ngài, đó là lý do tại sao chúng “cầu xin Ngài” hai lần (Mác 5:10, 12) làm theo những gì chúng yêu cầu. Rõ ràng là quỷ biết quyền năng của Ngài đối với chúng.

Câu chuyện này có hai đặc điểm quan trọng nhất. Tứ nhất nó chứa đầy những thứ ô uế hoặc ô uế về lễ nghi theo luật Cựu Ước. Mồ mả và người chết là ô uế (Dân-số Ký 19:11, 16). Chảy máu khiến người ta bị ô uế (Lê-vi Ký 15). Heo là loài ô uế (Lê-vi Ký 11:7).

Tứ hai, nhưng, bao trùm lên những sự gớm ghiếc này là cuộc chiến dằn co giữa các thế lực thiện và ác. Đức Chúa Giê-su đuổi quỷ (hai điểm cho Đức Chúa Giê-su), ma quỷ giết heo (hai điểm cho Sa-tan). Người dân trong thị trấn yêu cầu Đức Chúa Giê-su rời đi (hai điểm dành cho Sa-tan), nhưng Đức Chúa Giê-su sai người được chữa lành trở lại làm nhân chứng cho Ngài (ba điểm dành cho Đức Chúa Giê-su). Ở một khía cạnh nào đó, người đàn ông này là một nhà truyền giáo ít có khả năng nhất, nhưng ông ấy chắc chắn có một câu chuyện lạ lùng để làm chứng.

Bạn có thể rút ra hy vọng gì từ câu chuyện này về quyền năng của Đức Chúa Giê-su để giúp bạn trong bất cứ điều gì bạn đang gặp khó khăn?

 

ĐỌC Mác 5:21–24. Những đặc điểm nào đặc biệt nổi bật ở Giai-ru?

Các nhà lãnh đạo tôn giáo như Giai-ru thường không phải là bạn của Đức Chúa Giê-su (xem Mác 1:22; Mác 3:2, 6; Lu-ca 13:14). Vì vậy, rất có thể ông ta đang tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng này được cho thấy qua việc Giai-ru quỳ gối trước Đức Chúa Giê-su. Lời cầu xin của ông ta là điều dễ hiểu đối với bất kỳ bậc cha mẹ nào – đứa con gái của ông ta gần chết. Nhưng ông ta có niềm tin rằng Đức Chúa Giê-su có thể giúp ông. Không nói một lời, Đức Chúa Giê-su cùng đi với người cha tuyệt vọng này đến nhà ông ta.

ĐỌC Mác 5:25–34. Điều gì làm gián đoạn trên con đường đi đến nhà
Giai-ru?

Câu chuyện đột nhiên chuyển sang một cảnh khác gợi lên lòng thương xót—một người phụ nữ trải qua mười hai năm đau khổ vì bệnh tật. Câu chuyện về Giai-ru và người phụ nữ này là câu chuyện theo lối Kẹp Giữa thứ hai trong Mác (xem Mác 3:20–35, được đề cập trong bài học 3). Trong câu chuyện này, hai nhân vật tương phản nhau, Giai-ru và người phụ nữ, đến với Đức Chúa Giê-su để được giúp đỡ.

Người phụ nữ đến phía sau của Đức Chúa Giê-su và chạm vào áo Ngài. Ngay lập tức, bệnh bà ta liền dứt. Nhưng Đức Chúa Giê-su dừng lại và hỏi:“Ai đã rờ áo Ta?”
Người phụ nữ vốn đang bị bệnh nghiêm trọng, đột nhiên được chữa lành. Tuy nhiên, bà sợ Đức Chúa Giê-su tức giận về những gì đã xảy ra. Đó là một cảm xúc hết sức mãnh liệt trào dâng trong lòng của bà. Nhưng Đức Chúa Giê-su muốn chữa lành, không chỉ thân xác mà còn cả tâm hồn của bà nữa.
Sau đó, câu chuyện trở lại với Giai-ru (xem Mác 5:35–43). Với ông ta, đó lại là cảm xúc mãnh liệt của người cai nhà hội. Đức Chúa Giê-su không cho phép ai khác đi cùng với Ngài và cha mẹ đứa bé gái, ngoại trừ Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng. Đức Chúa Giê-su nói rằng đứa bé gái không chết nhưng đang ngủ. Ngài đuổi tất cả những người đang khóc la ra ngoài và đi vào căn phòng nơi đặt đứa bé gái đã chết. Nắm lấy tay đứa nhỏ, Ngài nói, “Tali-tha Cu-mi”. Mác dịch những từ này là, “Hỡi con gái nhỏ, ta truyền cho con, hãy chờ dậy.” Tật ra, từ Ta-li-tha có nghĩa là “con cừu non” và do đó sẽ là một thuật ngữ trìu mến đối với một đứa trẻ trong nhà. Mệnh lệnh giữ bí mật là một phần của chủ đề mặc khải/bí mật trong suốt toàn sách Mác và để chỉ ra Đức Chúa Giê-su là ai, và cuối cùng Ngài không thể ẩn giấu được nữa.
 

ĐỌC Mác 6:1-6. Tại sao những người đồng hương với Đức Chúa Giê-su chối bỏ Ngài?

Thông thường, khi một người xuất thân từ thị trấn nhỏ trở nên nổi tiếng, mọi người ở quê nhà sẽ chú ý đến. Nhưng Na-xa-rét thì không. Họ cảm thấy bị xúc phạm và ngạc nhiên trước sự thành công của Đức Chúa Giê-su trong vai trò người thầy dạy dỗ và người chữa bệnh. Việc Ngài chuyển từ thợ mộc sang cương vị thầy giáo dường như khiến họ khó chấp nhận. Cũng có thể có một số bực tức, hậm hực vì Ngài đã làm hầu hết các phép lạ ở Ca-bê-na-um (xem Lu-ca 4:23). Và Ngài đã có sự bất đồng với gia đình Ngài (Mác 3:31–35).

ĐỌC Mác 6:7–30. Sứ mạng của Mười Hai Sứ Đồ Chúa tương phản thế
nào với việc Giăng Báp-tít bị chặt đầu?

Đây là câu chuyện (kẹp giữa) thứ ba của Mác (xem bài 3). Sứ mạng của Mười Hai Sứ Đồ của Đức Chúa Giê-su trong việc mang sứ điệp của Ngài đi khắp nơi tương phản một cách rõ ràng với việc Giăng Báp-tít bị giam cầm và im lặng. Các môn đồ đã được bảo phải ra đi truyền giáo không mang theo nhiều thứ nặng nề và họ phải trông cậy vào sự hỗ trợ của người khác. Chiến lược này thực sự khiến những người truyền giáo phải phụ thuộc vào những người họ phục vụ, điều này giúp gắn kết họ với những người cần nhận sứ điệp từ họ.

Nhưng Giăng Báp-tít [là người mang thông điệp đến cho Hê-rốt], ông không có mối quan hệ như vậy với vua và gia đình của vua. Cái chết của Giăng được kể lại một cách chi tiết gây kinh hoàng khi Hê-rô-đia âm mưu lợi dụng tính thiếu kiên định và lòng ham muốn nhục dục của Hê-rốt. Con gái của Hê-rô-đia dường như đã góp phần vào kế hoạch tai tiếng này bằng một yêu cầu kinh khủng là đặt đầu của Giăng trên một chiếc mâm.

Tiếng nói của Giăng rao báo về Đấng Mê-si nay im lặng xảy ra cùng lúc với việc Mười hai Sứ đồ Chúa kêu gọi hãy ăn năn, giống như Giăng Báp-tít đã từng làm. Cái chết của Giăng báo trước cái chết của Đức Chúa Giê-su. Giăng bị xử tử, được chôn cất và được cho là đã sống lại từ cõi chết (Mác 6:14–16, 29), giống như Đức Chúa Giê-su (Mác 15 và 16). Những câu chuyện song song này hướng tới một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra cho Đức Chúa Giê-su và những người theo Ngài.

Bạn có bao giờ bị chối bỏ như Đức Chúa Giê-su đã bị, hoặc bạn đã
trải qua một cuộc khủng hoảng khó hiểu nào đó không? Bạn đã học
được điều gì từ những kinh nghiệm đó mà có thể sẽ giúp ích cho bạn vào lần tới khi điều tương tự xảy ra?

 

ĐỌC Mác 6:34-52. Đức Chúa Giê-su và các môn đồ Ngài phải đối diện với vấn đề nào, và nó đã được giải quyết như thế nào?

 Sau khi các môn đồ hoàn thành công việc truyền giáo và trở về, họ đi cùng Đức Chúa Giê-su đến một vùng hẻo lánh trên bờ phía đông biển hồ Ga-li-lê để nghỉ ngơi. Nhưng một đám đông lớn gồm 5,000 người đã đến địa điểm trước họ. Đức Chúa Giê-su thấy họ như chiên không có người chăn. Ngài giảng dạy cho họ suốt cả ngày.

Trời đã về chiều, các môn đồ đề nghị cho đám đông đi tìm thức ăn, nhưng Đức Chúa Giê-su bảo họ hãy cho đám đông ăn. Cuộc đối thoại tiếp theo (Mác 6:35–38) cho thấy rằng các môn đồ đang suy nghĩ theo cách con người về cách giải quyết vấn đề. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã giải quyết vấn đề bằng cách làm phép lạ cho đám đông ăn chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá.

Đặc điểm của câu chuyện này phù hợp với quan niệm phổ biến về Đấng Mê-si vào thời Đức Chúa Giê-su. Người ta kỳ vọng rằng Đấng Mê-si sẽ giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi kẻ thù và sẽ mang lại sự công bình và hòa bình. Tời ấy, còn có một số đông những người lánh vào sa mạc và dự tính cả một cuộc nổi dậy bằng võ trang (so sánh với Giăng 6:14, 15; Công vụ 21:38).

Quan điểm này được củng cố bằng việc đề cập đến việc Đức Chúa Giê-su coi dân chúng như “chiên không có người chăn”, một phần trích dẫn từ Dân số Ký 27:17, nơi Môi-se xin Chúa bổ nhiệm một người lãnh đạo cho Y-sơ-ra-ên sau ông. Cụm từ này nói về người chăn chiên cho dân Đức Chúa Trời xuất hiện ở đâu đó trong Cựu Ước, thường đề cập đến việc dân Y-sơ-ra-ên thiếu người lãnh đạo hoặc vua (so sánh với 1 Các vua 22:17; 2 Sử ký 18:16; Ê-xê-chi-ên 34:5, 6).

Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-su không đáp ứng những kỳ vọng sai lầm của họ. Tay vào đó, Ngài sai các môn đồ đi và giải tán đám đông. Và, thay vì lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại La Mã, Ngài làm gì? Ngài lui lên núi để cầu nguyện—không phải là điều mọi người mong đợi Ngài làm.

Thay vì quan điểm phổ biến về Đấng Mê-si là vị vua giải phóng dân Y-sơ-ra-ên, Ngài đến để giải phóng con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Việc Ngài bước đi trên mặt nước cho các môn đồ thấy rằng Ngài thực sự là Chúa của thiên nhiên. Nhưng Ngài không đến để cai trị mà để hiến mạng sống làm giá chuộc nhiều người (Mác 10:45).

Câu chuyện này cho chúng ta biết lý do tại sao việc hiểu đúng về lời
tiên tri lại quan trọng? Nếu sự hiểu biết sai lầm về lần đến thứ nhất của Đấng Christ dẫn đến thảm họa cho một số người, thì sự hiểu biết sai lầm còn có thể gây ra thảm họa nhiều như thế nào cho những người liên quan đến sự tái lâm của Ngài?

 

Xin đọc chương “Peace, Be Still,” và “Te Touch of Faith” tr. 333-348 trong sách Te Desire of Ages của Ellen G. White.

 “Trong tất cả những ai được Đức Chúa Trời huấn luyện sẽ bộc lộ một lối sống không hòa hợp với thế gian, với những phong tục hoặc tập quán của nó; và mọi người cần có kinh nghiệm cá nhân để đạt được sự hiểu biết về ý muốn của Chúa. Chúng ta phải nghe Ngài nói với lòng mình một cách riêng tư. Khi mọi tiếng nói khác phải im tiếng và chúng ta chờ đợi Ngài trong thinh lặng, thì sự im lặng của tâm hồn làm cho tiếng nói của Đức Chúa Trời trở nên rõ ràng hơn. Ngài bảo chúng ta: ‘Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời.’ Ti thiên 46:10. Chỉ ở đây mới có thể tìm thấy sự yên nghỉ thực sự. Và đây là sự chuẩn bị hữu hiệu cho tất cả những ai làm việc cho Chúa. Giữa đám đông hối hả và căng thẳng của những hoạt động bận rộn và thúc bách của cuộc sống, tâm hồn được tươi mới như vậy sẽ được bao bọc trong bầu không khí nhẹ nhàng và bình yên. Cuộc sống sẽ tỏa hương thơm và sẽ bộc lộ một sức mạnh thiêng liêng có thể chạm tới trái tim con người.”—Ellen G. White, Te Desire of Ages, tr. 363.
“Lòng bất mãn của họ thắc mắc, nếu Đức Chúa Giê-su có thể thực hiện nhiều việc kỳ diệu như họ đã chứng kiến, tại sao Ngài lại không có thể ban sức khỏe, sức mạnh và sự giàu có cho tất cả dân Ngài, giải thoát họ khỏi những kẻ áp bức và ban cho họ quyền lực cao quý? Việc Ngài tự xưng là Đấng được sai đến của Đức Chúa Trời, nhưng lại từ chối làm vua Y-sơ-ra ên, là một điều bí ẩn mà họ không thể hiểu thấu. Sự từ chối của Ngài đã bị hiểu sai. Nhiều người kết luận rằng Ngài không dám khẳng định những lời tuyên bố của mình vì chính Ngài cũng nghi ngờ tính chất thiêng liêng trong sứ mạng của Ngài. Vì vậy, họ đã mở lòng mình với sự vô tín, và hạt giống mà Sa-tan đã gieo đã kết quả theo loại đó, trong sự hiểu lầm và phản bội.”—Te Desire of Ages, tr. 385.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Nếu có người hỏi bạn, Đức Chúa Giê-su đã giải thoát bạn khỏi điều gì, bạn sẽ trả lời thế nào? 

2. Thảo luận tại sao đôi khi Đức Chúa Trời cho phép một người tốt
như Giăng Báp-tít bị bỏ tù và bị xử tử. Chúng ta có thể tìm thấy niềm an ủi hay hy vọng nào, bất chấp những khó khăn này?

3. Có những bài học nào về việc cung cấp thức ăn cho 5,000 người cho một hội thánh có ít tài lực và nhân sự? 

4. So sánh quan điểm phổ biến về Đức Chúa Giê-su ngày nay với hình ảnh Ngài trong Mác 5 và 6. Nghĩa là, còn những kẻ lợi dụng Đức Chúa Giê-su để tìm kiếm quyền lực chính trị và thống trị người
khác thì sao?

 

Bài Học 4, 20  – 26 Tháng 7 

Những Câu Chuyện Ẩn Dụ

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 4:1–34, Gia-cơ 1:21, Ê-sai 6:1–13, Thi thiên 104:12, Đa-ni-ên 4:10-12.

CÂU GỐC: “Ngài lại phán rằng: ‘Hãy cẩn thận về điều mình nghe. Người ta sẽ đong cho các ngươi bằng lường các ngươi đã đong cho, và thêm vào đó nữa. Vì sẽ ban thêm cho kẻ nào có; nhưng kẻ nào không có, sẽ bị cất lấy điều mình đã có’ ”(Mác 4:24, 25).

ĐỌC Mác 4:1-9. Có những loại đất nào, và những hạt giống rơi vào các loại đất ấy thì như thế nào?

Khi đọc các chuyện ẩn dụ của Đức Chúa Giê-su trong các sách Phúc âm, người ta thường muốn chuyển nhanh sang cách giải thích mà Đức Chúa Giê-su đưa ra. Thật ra, đó chẳng phải là mục đích của những câu chuyện này sao—để dạy một số lẽ thật thuộc linh cho đời sống Cơ Đốc nhân? Đúng vậy, nhưng đôi khi, ngoài những lời nhận xét ngắn gọn như “Nước Đức Chúa Trời cũng giống như vậy,” hay “Ai có tai mà nghe, hãy nghe,” Đức Chúa Giê-su không giải thích chuyện dụ ngôn ấy.

Do đó, tốt nhất là bạn nên chậm lại và phân tích đơn giản câu chuyện để nắm bắt được hướng đi mà các đặc điểm tường thuật khác nhau của nó muốn hướng về. Thực hiện như vậy với câu chuyện ẩn dụ Người Gieo Giống, sẽ mang lại nhiều ý tưởng khác nhau. Trong mỗi trường hợp đều cùng là một thứ hạt giống, nhưng chúng rơi trên bốn loại đất khác nhau. Loại đất ảnh hưởng rất lớn đến việc kết quả của hạt giống. Thay vì một câu chuyện liên tục, ẩn dụ này thực sự là bốn câu chuyện riêng lẻ được kể cho đến hết trong mỗi bối cảnh. Khoảng thời gian để hoàn thành câu chuyện sẽ kéo dài theo từng câu chuyện tiếp theo.

Hạt rơi xuống đường bị chim ăn ngay. “ ‘Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim đến ăn hết’ ”(Mác 4:4).

Hạt giống rơi trên đất đá phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới mọc lên một cách yếu ớt, bị khô héo vì bị nắng thiêu đốt.

Hạt giống rơi trên đất cỏ dại còn phải mất nhiều thời gian hơn mới mọc lên được, nhưng cuối cùng không kết quả gì, còn bị gai rậm làm cho nghẹt ngòi.

Hạt giống rơi trên đất tốt mất nhiều thời gian nhất, có lẽ là cả một thời gian phát triển hoàn toàn, như quy luật thông thường của một vụ mùa.

Ba trong bốn câu chuyện đều nói về sự thất bại; chỉ câu chuyện cuối cùng là nói về sự thành công, một vụ mùa bội thu. Độ dài của các câu chuyện càng nhiều, thì khoảng thời gian của mỗi câu chuyện kế tiếp cũng càng lúc càng dài hơn. Tất cả các câu chuyện chỉ ra nguy cơ thất bại, nhưng thật ra có một câu chuyện thành công, và sự thành công đó dẫn đến kết quả dư dật.

Chuyện ẩn dụ này dường như cho thấy cái giá phải trả của việc làm môn đệ và những rủi ro có thể xảy đến, nhưng nó cũng nói đến phần thưởng dồi dào khi theo Chúa Giê-su.

Một số bài học tâm linh nào khác mà chúng ta có thể học được từ thiên nhiên?

Đức Chúa Giê-su đã kể xong câu chuyện ẩn dụ mà không đưa ra lời giải thích nào ngay lập tức. Như câu Kinh Thánh trong (Mác 4:1), Ngài đã kể chuyện ấy trước “một đoàn dân đông.” Chỉ sau đó, với một nhóm nhỏ hơn (Mác 4:10), Ngài mới giải thích ý nghĩa của câu chuyện này.

ĐỌC Mác 4:13-20. Đức Chúa Giê-su giải thích câu chuyện ẩn dụ Người Gieo Giống như thế nào?

Đức Chúa Giê-su giải thích câu chuyện ẩn dụ này bằng cách dùng một số chi tiết được dùng làm biểu tượng trong câu chuyện, để chỉ ra những sự việc ở bên ngoài câu chuyện. Cách giải thích này cho thấy rằng, đây là câu chuyện dụ ngôn có nhiều ý nghĩa đề cập đến thế giới thực, nhưng không nhất thiết phải đề cập đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Đức Chúa Giê-su xác định hạt giống là “lời.” Điều này ám chỉ Lời Chúa, đặc biệt là Lời Đức Chúa Giê-su rao giảng. Gia-cơ 1:21 tuyên bố, “Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em.”

Các loại đất khác nhau là những loại người nghe khác nhau. Theo cách giải thích của Đức Chúa Giê-su, mọi người đều nghe Lời Chúa; tức là loại đất nào cũng có hạt được gieo trên đó. Nhưng sự tiếp nhận thì khác. Đường đi đất cứng, chim ăn mất hạt giống. Chúa liên kết điều này với việc Sa-tan lấy đi lẽ thật. Đất đá không có độ sâu. Đức Chúa Giê-su liên kết điều này với những người có những suy nghĩ nông cạn; họ chưa tính đến cái giá của việc làm môn đồ. Đất cỏ dại làm nghẹt hạt giống được gieo trên đó. Chúa giải thích rằng điều này tượng trưng cho những người lo lắng về cuộc sống và mê đắm giàu sang làm nghẹt ngòi Lời Chúa. Nhưng đất tốt dành cho người nghe lời và tiếp nhận, để nó lớn lên và sinh hoa kết quả bội phần.

Lời giải thích dài nhất là về đất đá sỏi và đất cỏ dại. Khi mô tả những người nghe đạo ở đất đá sỏi, Đức Chúa Giê-su chỉ ra những yếu tố tương phản—họ đón nhận Lời Chúa với niềm vui nhưng chỉ là những môn đệ tạm thời. Khi sự bắt bớ đến, họ bỏ cuộc. Những người nghe đạo ở đất cỏ dại là một sự tương phản. Họ bỏ đạo không phải vì những lúc khó khăn mà vì những lúc thuận lợi—sự tập trung của họ là vào những điều của thế gian thay vì vương quốc của Đức Chúa Trời. Sự quan tâm và lo lắng của họ xoay quanh những gì thế gian mang lại.

Hãy xem xét cuộc sống của chính bạn. Có đặc điểm nào của con đường, đất đá sỏi, hay đất cỏ dại len lỏi vào trải nghiệm của bạn không? Điều này có thể xảy ra một cách tinh tế hơn bạn nhận ra. Bạn có thể đưa ra lựa chọn nào để thay đổi, nếu cần?

ĐỌC Mác 4:10–12. Tại sao Đức Chúa Giê-su dạy bằng các câu chuyện ẩn dụ?

Đọc lướt qua những câu này sẽ có ấn tượng rằng Đức Chúa Giê-su dạy bằng chuyện ẩn dụ để che giấu sự hiểu biết của người ngoài. Nhưng quan điểm như vậy không phù hợp với hành động của Đức Chúa Giê-su trong các nơi khác của sách Mác. Trong Mác 3:5, 6, Đức Chúa Giê-su đau buồn trước tấm lòng chai đá của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Trong Mác 3:22–30, Đức Chúa Giê-su coi trọng lý lẽ của các thầy thông giáo và giải thích chi tiết lý do tại sao họ nhầm lẫn. Trong Mác 12:1–12, các nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu rằng câu chuyện ngụ ý của Đức Chúa Giê-su về những người tá điền là nói về họ. Đó thực sự là một lời cảnh báo về âm mưu của họ chống lại Ngài sẽ đi đến đâu, và những hậu quả khủng khiếp sẽ xảy ra sau đó. Nếu Ngài không quan tâm đến họ, thì Ngài sẽ không cảnh báo họ. Do đó, những lời của Đức Chúa Giê-su ở đây trong Mác 4 cần được xem xét kỹ hơn để nhận ra quan điểm của Ngài là gì. Đức Chúa Giê-su đang diễn giải lời của Ê-sai 6:9, 10.

ĐỌC Ê-sai 6:1–13. Điều gì xảy ra với Ê-sai ở đây, và thông điệp mà ông được giao cho dân Y-sơ-ra-ên là gì?

Ê-sai được sự hiện thấy về Đức Chúa Trời trong đền thờ và bị choáng ngợp bởi vinh quang của Đức Chúa Trời cũng như sự ô uế của chính mình. Đức Chúa Trời thanh tẩy ông và ủy thác cho ông một sứ mạng trọng đại. Giống như Mác, nó có vẻ lạc nhịp so với phần còn lại của Ê-sai, nơi có nhiều niềm an ủi cho dân Chúa.

Trong Ê-sai 6, sứ điệp nhằm mục đích đánh thức dân sự để họ từ bỏ con đường gian ác của mình. Trong Mác, chìa khóa để hiểu lời Đức Chúa Giê-su được tìm thấy trong Mác 3:35. Để hiểu được lời nói và sự dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su, người ta phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời (Mác 3:35). Điều này đem người ấy vào trong gia đình của Đức Chúa Giêsu. Còn những kẻ đã quyết định cho rằng Đức Chúa Giê-su bị quỷ ám thì sẽ không chịu nghe.

Mục đích Đức Chúa Giê-su trích dẫn từ Ê-sai 6 không phải là Đức Chúa Trời đang loại bỏ con người, bèn là những định kiến và tấm lòng cứng cỏi của họ đã ngăn cản họ chấp nhận lẽ thật cứu rỗi.

Lẽ thật này là khái niệm bao quát của chuyện ẩn dụ Người Gieo Giống. Mỗi người chọn loại đất nào. Tất cả đều tự quyết định xem họ có đầu phục Đức Chúa Giê-su hay không. Cuối cùng, mỗi chúng ta lựa chọn.

ĐỌC Mác 4:21-23. Điều gì Đức Chúa Giê-su đặc biệt nhấn mạnh trong ẩn dụ về cây đèn?

Nhà cửa trên thế giới ở khu vực nơi Đức Chúa Giê-su sống trong thời Ngài, về kích thước và cách xây dựng thì khác nhau, tất cả đều tùy thuộc vào vị trí và sự giàu có của chủ nhân. Những ngôi nhà thành thị theo mô hình Hy Lạp thì được xây xung quanh một khoảng sân với nhiều căn lớn nhỏ. Hoặc Đức Chúa Giê-su có thể đang nói về những ngôi nhà nhỏ hơn của người dân quê. Nhưng nhà lớn hay nhà nhỏ, vấn đề là nguyên tắc: một ngày nào đó lẽ thật về Đức Chúa Giê-su sẽ được tỏ lộ.

Trong Mác 4:21, Đức Chúa Giê-su đặt hai câu hỏi. Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất mang tính tiêu cực—“Có ai đem đèn để dưới cái thùng hoặc dưới cái giường chăng?” Câu hỏi thứ hai đòi hỏi một câu trả lời tích cực“Há chẳng phải để trên chân đèn sao?” Đức Chúa Giê-su trình bày một kịch bản vô lý, gần như hài hước để chứng minh quan điểm của Ngài. Đèn là để chiếu sáng, nếu không chúng sẽ mất đi mục đích. Mác 4:22 giải thích dụ ngôn bằng cách đề cập đến những bí mật sẽ được công khai. Đức Chúa Giê-su đang nói đến sự bí ẩn sẽ được lan tỏa cho mọi người biết đến ấy là Tin Mừng.

ĐỌC Mác 4:24, 25. Đức Chúa Giê-su muốn đưa ra bài học gì qua dụ ngôn về sự đong lường?

Ở nhiều nơi trên thế giới, sản phẩm tươi sống được bán ở các chợ ngoài trời. Người bán thường có một chiếc cân hay chén hoặc giỏ để đo lường sản phẩm họ đang bán. Thường thì những người bán hay cho thêm một chút vào cân hay giỏ, để giúp người mua cảm thấy mình được đối xử công bằng. Đức Chúa Giê-su chọn cách những người bán hàng tốt đối xử với người mua để đưa ra quan điểm về sự mở lòng với chân lý. Nếu một người mở lòng và đi theo ánh sáng, người đó sẽ nhận được nhiều hơn thế. Nhưng nếu người đó từ chối ánh sáng, ngay cả những gì họ có trước đây cũng sẽ bị lấy đi.

Làm thế nào chúng ta có thể học tốt hơn về nguyên tắc rằng chúng ta sử dụng vật đo lường nào thì nó cũng sẽ được dùng để đo lường lại cho mình? Hãy suy nghĩ về điều này trong mọi giao dịch của chúng ta với người khác.

ĐỌC Mác 4:26-29. Điểm chính mà câu chuyện này muốn nói đến là gì?

Phần lớn Phúc âm Mác có những đoạn giống với Ma-thi-ơ hoặc Lu-ca, hoặc cả hai. Nhưng đó không phải là trường hợp của dụ ngôn này. Chỉ có Mác ghi lại câu chuyện này. Trọng tâm của câu chuyện dụ ngôn ngắn gọn này là về tiến trình của sự phát triển. Đức Chúa Giê-su chỉ ra rằng đây là cách thức hoạt động của vương quốc Đức Chúa Trời. Con người có một vai trò trong đó, nhưng sự tăng trưởng thực sự là công việc của Đức Chúa Trời. Nó không phải là một tiến trình vô tận. Câu chuyện kết thúc đột ngột khi hạt lúa chín. Cũng vậy, sự trở lại của Đấng Christ lần thứ hai sẽ đột ngột mang đến sự kết thúc cho lịch sử thế giới loài người.

ĐỌC Mác 4:30–32. Điểm quan trọng được nhấn mạnh trong dụ ngôn hạt cải là gì?

Ngụ ngôn này nhấn mạnh một điều gì đó rất nhỏ bé sẽ phát triển thành một điều gì đó vô cùng lớn lao. Hạt mù tạt thường có đường kính từ 1 đến 2 mm (0.039 đến 0.079 inch). Loại cây được mô tả ở đây có lẽ là cây mù tạt đen với những hạt rất nhỏ (hơn 700 hạt trong một gam). Mặc dù không phải là hạt giống nhỏ nhất trên thế giới nhưng chúng khá nhỏ, đặc biệt là so với cây mà chúng tạo ra, có thể cao tới 3 mét (10 feet). Đức Chúa Giê-su lưu ý rằng chim thậm chí còn làm tổ trên cành cây cải. Điểm chót Chúa nhắc đến ám chỉ đến Thi thiên 104:12, đồng thời cũng ám chỉ đến Đa-niên 4:10–12. Thi thiên 104 nói về quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc sáng tạo thế giới, và Đa-ni-ên 4 tượng trưng cho Nê-bu-cát-nết-sa như một cái cây vĩ đại mà dưới đó cả thế giới tìm thấy bóng mát và thức ăn.

Điểm Đức Chúa Giê-su muốn nói là vương quốc của Đức Chúa Trời, vốn bắt đầu rất nhỏ bé, sẽ trở nên rộng lớn và vĩ đại. Người ta vào thời Đức Chúa Giê-su có thể đã coi thường ông thầy giảng lưu động đầy bụi bặm đến từ Ga-li-lê cùng với nhóm môn đồ của Ngài, nhưng thời gian đã cho thấy rằng vương quốc ân điển của Ngài tiếp tục mở rộng khắp thế giới.

“‘Tin lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến’ ” (Ma-thi-ơ 24:14). Hãy xem “hội thánh” Chúa như thế nào khi Đức Chúa Giê-su đưa ra lời tiên đoán đó. Tại sao đây lại là một lời tiên đoán thật phi thường, thậm chí nó còn khẳng định niềm tin của chúng ta?

Xin đọc chương “ ‘The Sower Went Forth to Sow,’ ” tr. 33-61 trong sách Christ’s Object Lessons của Ellen G. White.

“Sự thánh thiện đích thực là sự trọn vẹn trong việc phục vụ Đức Chúa Trời. Đây là điều kiện để sống một đời sống Cơ-đốc nhân đích thực. Đấng Christ yêu cầu một sự thánh hiến hoàn toàn, một sự phục vụ trọn vẹn. Ngài đòi hỏi tấm lòng, trí tuệ, tâm hồn, sức mạnh. Từ bỏ cái tôi của mình. Một người sống cho bản thân mình không phải là một Cơ-đốc nhân.

“Tình yêu phải là nguyên tắc của hành động. Tình yêu thương là nguyên tắc căn bản trong sự cai trị trên trời và dưới đất của Đức Chúa Trời, và nó phải là nền tảng cho tính chất của Cơ-đốc nhân. Chỉ riêng điều này thôi cũng có thể làm và giữ người tín đồ vững vàng. Chỉ điều này mới có thể giúp người ấy chống chọi được với thử thách và cám dỗ.

“Và tình yêu sẽ được thể hiện trong sự hy sinh. Kế hoạch cứu chuộc được đặt trong sự hy sinh—một sự hy sinh lớn lao, sâu xa và cao cả đến mức không thể đo lường được. Đấng Christ đã ban cho chúng ta tất cả, và những ai tiếp nhận Đấng Christ sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả vì Đấng Cứu Chuộc của họ. Ý nghĩ tôn vinh và làm vinh hiển Ngài phải đến trước bất cứ điều gì khác.”—Ellen G. White, Christ’s Object Lessons, tr. 48, 49.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. “Tình yêu phải là nguyên tắc hành động. Tình yêu thương là nguyên tắc căn bản trong sự quản trị của Đức Chúa Trời trên trời và dưới đất”. Thập giá tiết lộ lẽ thật đáng kinh ngạc này cho chúng ta như thế nào? Trong cuộc sống, chúng ta có thể phản ánh loại tình yêu này như thế nào? Tại sao chúng ta phải làm như vậy?

2. Bạn sẽ trả lời thế nào khi có người khăng khăng cho rằng Đức Chúa Giê-su kể các chuyện ẩn dụ để giữ kín khỏi sự hiểu biết của người ngoài? Tại sao Đức Chúa Giê-su, Đấng đã chết cho mọi người (xem 1 Giăng 2:2), lại cố tình giam giữ con người, mà Ngài đã chết trên thập giá để cứu, trong bóng tối?

3. Đèn phải đặt trên chân đèn chứ không phải dưới thùng (Mác 4:21). Hãy áp dụng nguyên tắc này vào sự gắn kết giữa hội thánh với cộng đồng địa phương của bạn. Làm thế nào bạn có thể nâng ánh sáng lên cao hơn?

4. Hãy xem dụ ngôn về hạt giống đang nẩy mầm (Mác 4:26–29). Con người đóng vai trò gì trong việc giúp hạt giống phúc âm phát triển, và Đức Chúa Trời đóng vai trò gì? Mặc dù rõ ràng là chúng ta có vai trò nào đó, nhưng làm sao chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng mình hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa? Phải chăng thái độ phụ thuộc hoàn toàn này có thể là một phần của những gì chúng ta cần làm để phát triển?

Bài Học 3, 13 Tháng 7 – 19 Tháng 7 

Những Cuộc Tranh Cãi

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 2:1–3:6, Mi-chê 6:6–8, 1 Sa-mu-ên 21:1–6, Mác 3:20–35, Lu-ca 12:53, Lu-ca 14:26.

CÂU GỐC: “Đoạn, Ngài lại phán: ‘Vì loài người mà lập ngày Sabát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người. Vậy thì Con người cũng làm chủ ngày Sa-bát’ ”(Mác 2:27,28).


ĐỌC Mác 2:1-12. Người bị bại trông mong gì khi được mang đến trước mặt Chúa, và anh ta nhận được gì?

Người đàn ông này bị bại; bốn người bạn của anh ta phải tìm cách mang anh ta đến trước mặt Đức Chúa Giê-su. Sau khi họ gỡ mái nhà và thòng dây mang chiếc giường của anh ta xuống ngay trước mặt Đức Chúa Giê-su. Mác 2:5 nói rằng Đức Chúa Giê-su thấy đức tin của họ. Đức tin không phải là vật thể, làm sao mà thấy được? Giống như tình yêu thương, đức tin thấy được qua hành động. Trong câu chuyện này đức tin đã thể hiện tỏ tường qua sự kiên trì của các người bạn.

Rất rõ ràng là người đàn ông này có nhu cầu về thể chất. Tuy nhiên, khi anh ta đến trước mặt Đức Chúa Giê-su, những lời đầu tiên Chúa nói là nói đến sự tha tội. Người đàn ông không nói một lời nào trong suốt câu chuyện. Thay vào đó, chính các nhà lãnh đạo tôn giáo phản đối (trong tâm trí họ) những gì Đức Chúa Giê-su vừa nói. Họ cho rằng lời Ngài là phạm thượng, xúc phạm đến Đức Chúa Trời và dám giành lấy những đặc quyền chỉ thuộc về Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Giê-su đáp lại những người phản đối bằng chính lập trường của họ bằng cách sử dụng một lối lập luận điển hình của các nhà thông giáo Do Thái gọi là “từ việc nhỏ sang việc lớn”. Nói rằng tội lỗi của một người đã được tha là một chuyện; làm cho một người bị liệt đi lại được thực sự là một chuyện khác. Nếu Đức Chúa Giê-su có thể khiến người ta bước đi nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời, thì lời tuyên bố tha tội của Ngài được khẳng định.

ĐỌC Mi-chê 6:6–8. Phần Kinh Thánh này giải thích điều gì đang xảy ra giữa Đức Chúa Giê-su và các nhà lãnh đạo tôn giáo?

Các nhà lãnh đạo tôn giáo này đã đánh mất điều thực sự quan trọng: công bình, lòng thương xót và bước đi khiêm nhường trước mặt Chúa. Bị ám ảnh bởi việc bảo vệ sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời, họ đã mù quáng trước hoạt động của Đức Chúa Trời ngay trước mắt họ. Không có gì cho thấy rằng những người đàn ông đã thay đổi suy nghĩ của họ về Đức Chúa Giê-su, mặc dù Ngài đã đưa ra cho họ quá đủ bằng chứng để biết rằng Chúa Giê-su là Đấng đến từ Đức Chúa Trời: không chỉ bằng cách cho họ biết rằng Ngài có thể đọc được suy nghĩ của họ (không phải là một việc đơn giản), mà còn bằng cách chữa lành người bại liệt trước sự hiện diện của họ theo cách mà họ không thể phủ nhận.

Làm thế nào chúng ta có thể cẩn thận để tránh rơi vào cái bẫy giống như những người này đã rơi vào: bị ám ảnh bởi các hình thức tôn giáo đến nỗi đánh mất điều thực sự quan trọng trong tôn giáo chân chính (xin xem Gia-cơ 1:27)?


ĐỌC Mác 2:13-22. Lê-vi con của A-phê là ai, và tại sao có sự chống đối việc chọn người làm môn đồ của Đức Chúa Giê-su?

Những người thâu thuế vào thời Đức Chúa Giê-su là công chức dưới quyền chính quyền địa phương hoặc chính quyền La Mã. Người Do Thái ở Giu-đê không thích họ vì họ thường đòi nhiều hơn mức thuế chính phủ yêu cầu, và họ trở nên giàu có trên mồ hôi nước mắt của đồng hương mình. Một bài bình luận của người Do Thái về luật tôn giáo, tiểu luận Mishnah Tohoroth, nói: “Nếu những người thâu thuế vào một nhà nào [tất cả những gì ở bên trong nhà ấy] sẽ trở nên ô uế. . . .”

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các thầy thông giáo đặt câu hỏi một cách trách móc: “Tại sao Ngài lại ăn uống với những người thâu thuế và những kẻ tội lỗi?”

Đức Chúa Giê-su trả lời câu hỏi của họ như thế nào? Chúa không chối việc ấy. Thay vào đó, Ngài lật ngược tình thế, cho thấy rằng những người bị bệnh chứ không phải những người khỏe mạnh cần có bác sĩ. Do đó, Ngài đã tự xưng là thầy thuốc của căn bệnh thuộc linh, người có thể chữa lành tâm hồn mắc căn bệnh tội lỗi. Và không phải thầy thuốc cần đi đến nơi có bệnh nhân sao?

Mác 2:18–22 đưa ra một chủ đề mới. Đây là câu chuyện chính, là trung tâm của năm câu chuyện mang lại sự tranh cãi. Phần đầu của câu chuyện kể về một bữa tiệc do Lê-vi thiết đãi, câu chuyện tiếp theo xoay quanh câu hỏi về việc kiêng ăn. Nó bao gồm một câu hỏi tại sao các môn đệ của Đức Chúa Giê-su không kiêng ăn khi các môn đồ của Giăng Báp-tít và của người Pha-ri-si lại kiêng ăn. Đức Chúa Giê-su trả lời bằng một ngụ ngôn, trong đó Ngài so sánh sự hiện diện của Ngài như là chàng rể của một tiệc cưới. Sẽ là một đám cưới cực rất kỳ quặc nếu tất cả khách mời đều nhịn ăn khi chàng rể có mặt với họ. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã báo trước một ngày chàng rể sẽ bị đem đi, ám chỉ đến thập giá. Lúc đó sẽ có nhiều thời gian để kiêng ăn.

Sau đó Đức Chúa Giê-su tiếp tục bằng hai minh họa làm nổi bật sự tương phản giữa lời dạy của Ngài và lời dạy của các nhà lãnh đạo tôn giáo—vải mới trên áo cũ và rượu mới đựng trong bầu da cũ. Các thí dụ của Ngài thật thú vị để đối chiếu sự giảng dạy của Đấng Christ và của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Nó cho thấy cách am hiểu và giảng dạy của các thầy dạy đạo đã trở nên suy đồi đến mức nào. Ngay cả tôn giáo chân chính cũng có thể bị biến thành bóng tối nếu người ta không cẩn thận.

Ngày nay ai có thể bị coi là những người thâu thuế như trong thời Đức Chúa Giê-su? Làm thế nào để chúng ta điều chỉnh sự suy nghĩ của mình về họ?


Trong Mác 2:23, 24, người Pha-ri-si buộc tội các môn đồ của Chúa đã vi phạm ngày Sa-bát. Theo truyền thống của người Do Thái, có 39 hình thức sinh hoạt bị ngăn cấm trong ngày Sa-bát, mà theo sự suy nghĩ của các người Pha-ri-si, trong đó có hành động mà các môn đồ Chúa đã làm.

ĐỌC Mác 2:23-28. Khi bị các người Pha-ri-si buộc tội, Đức Chúa Giê-su đã đáp lại thế nào?

Đức Chúa Giê-su đáp lại bằng câu chuyện Đa-vít ăn bánh thánh (1 Samu-ên 21:1–6). Bánh trần thiết được cất đi vào ngày Sa-bát; vì vậy, cuộc hành trình của Đa-vít có thể là một cuộc trốn thoát khẩn cấp vào ngày Sa-bát. Đức Chúa Giê-su lập luận rằng nếu Đa-vít và những người của ông được phép ăn bánh trần thiết, thì các môn đồ của Ngài được phép bứt bông lúa mì và ăn hạt lúa.

Đức Chúa Giê-su còn chỉ ra rằng ngày Sa-bát được lập ra vì lợi ích của nhân loại chứ không phải ngược lại, và cơ sở cho lời tuyên bố của Ngài là chính Ngài là Chúa của ngày Sa-bát.

ĐỌC Mác 3:1–6. Câu chuyện này cho thấy thế nào về quan điểm của Đức Chúa Giê-su rằng ngày Sa-bát được lập ra cho nhân loại?

Một lần nữa Đức Chúa Giê-su phải đối mặt với sự tranh cãi với các nhà lãnh đạo tôn giáo về ngày Sa-bát. (Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng sự tranh cãi không bao giờ xoay quanh ngày Sa-bát.) Các nhà lãnh đạo tôn giáo muốn buộc tội Đức Chúa Giê-su nếu Ngài chữa bệnh trong ngày Sa-bát. Đức Chúa Giê-su không né tránh việc đối đầu với họ. Ngài đặt ra sự tương phản giữa làm điều tốt và làm điều ác, cứu người hay giết người. Câu trả lời cho câu hỏi của Ngài rất rõ ràng; làm điều tốt và cứu người là những việc làm thích hợp trong ngày Sa-bát.

Đức Chúa Giê-su cứ xúc tiến việc chữa lành cho người đàn ông mắc bệnh teo tay, điều này khiến những kẻ chống đối Ngài tức giận, những người này ngay lập tức bắt đầu lên kế hoạch tiêu diệt Ngài. Điều trớ trêu của câu chuyện là những người tìm cách bắt tội Đức Chúa Giê-su vi phạm ngày Sa-bát, lại chính họ đã vi phạm ngày Sa-bát bằng cách âm mưu giết Ngài ngay trong ngày hôm đó.

Bạn có thể rút ra những nguyên tắc nào về việc giữ ngày Sa-bát từ những câu chuyện này và những thách thức mà chúng ta gặp phải trong thời hiện đại trong việc giữ ngày Sa-bát?


ĐỌC Mác 3:20-35. Trong các câu này, bạn có thấy sự liên kết giữa hai câu chuyện này?

Phần Kinh Thánh này là câu chuyện viết theo lối “Kẹp Giữa” đầu tiên trong sách Mác. Đó là một câu chuyện xảy ra nhưng rồi nó bị ngưng lại vì một câu chuyện khác xảy ra, rồi sau đó câu chuyện trước được tiếp tục và chấm dứt.

Câu chuyện bọc ngoài là về các thân nhân của Đức Chúa Giê-su chuẩn bị để cầm giữ Ngài bởi vì họ nghĩ là Ngài đã “mất trí khôn” (Mác 3:21). Câu chuyện phần trong là về các thầy thông giáo từ thành Giê-ru-sa-lem xuống và cáo buộc rằng quyền chữa bệnh của Đức Chúa Giê-su là đến từ ma quỉ. (Phần nghiên cứu hôm nay tập trung vào câu chuyện bên trong trong Mác 3:22-30). Đức Chúa Giê-su trả lời họ bằng một câu hỏi, “Sao quỉ Sa-tan đuổi được quỉ Sa-tan?” Thật vô lý khi lại cho là Sa-tan (ý họ ám chỉ Chúa) lại làm việc chống đối chính Sa-tan. Và Chúa tiếp tục nói về một nhà, một nước, và chính Sa-tan lại có sự phân rẽ chống lại chính mình thì làm sao có sự thành công được. Và rồi Chúa quay ngược lại và nói với họ rằng, nếu muốn cướp của nhà một người mạnh sức thì trước hết phải trói người ấy rồi mới cướp được. Trong thí dụ này, Đức Chúa Giê-su muốn họ thấy Ngài là kẻ trộm muốn vào nhà của Sa-tan, thì Ngài phải trói bắt hoàng tử của bóng tối ấy trước khi Ngài có thể cứu để trả tự do cho những kẻ mà nó đang cầm giữ.

ĐỌC Mác 3:28-30. Tội không tha thứ được là tội gì, và điều ấy có nghĩa gì?

Tội không thể tha thứ được là tội phạm cùng Đức Thánh Linh, khi cho rằng những việc làm của Thánh Linh là việc làm của ma quỉ. Lưu ý trong Mác 3:30, lý do mà Đức Chúa Giê-su nói lên những lời trong Mác 3:28, 29 là bởi vì các thầy thông giáo cho rằng Ngài bị quỉ ám, trong khi thật sự Ngài có quyền năng bởi Đức Thánh Linh. Nếu bạn gọi công việc của Đức Thánh Linh là hoạt động của ma quỉ thì bạn sẽ không lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Linh, bởi vì không một ai trong lối suy nghĩ đúng lại muốn đi theo sự hướng dẫn của ma quỉ.

Tại sao sự sợ hãi và ưu tư rằng bạn có thể phạm tội “không tha thứ được” cho thấy rằng bạn đã không phạm tội ấy? Vì sao nỗi sợ ấy, chính nó là bằng chứng bạn chưa phạm tội đó?


ĐỌC Mác 3:20, 21. Kinh nghiệm nào đã khiến gia đình Đức Chúa Giêsu coi Ngài là mất trí?

Bị cho là mất trí là một điều nghiêm trọng. Thông thường, điều này xuất phát từ trải nghiệm khi một người là mối đe dọa cho sự an toàn của chính họ. Gia đình Đức Chúa Giê-su cảm thấy như vậy về Ngài, vì Ngài quá bận rộn đến nỗi không dành thời gian để ăn. Họ quyết định phải kiểm soát Ngài, và đó là lúc câu chuyện bọc ngoài của phần kẹp giữa kết thúc, bị gián đoạn bởi câu chuyện bên trong về việc các thầy thông giáo buộc tội Đức Chúa Giê-su thông đồng với ma quỷ.

Có một sự song song kỳ lạ giữa câu chuyện bọc ngoài và phần trong của câu chuyện Kẹp Giữa này. Gia đình của Đức Chúa Giê-su dường như có cùng quan điểm về Ngài giống như quan điểm của các thầy thông giáo. Gia đình nói Ngài bị mất trí. Các thầy thông giáo nói rằng Ngài liên minh với ma quỷ.

ĐỌC Mác 3:31–35. Gia đình Đức Chúa Giê-su muốn gì và Ngài đã phản ứng thế nào?

Cảnh tượng này có vẻ kỳ lạ. Nếu mẹ bạn hoặc những người khác trong gia đình đến thăm bạn, bạn có nên gặp họ không? Vấn đề là gia đình Đức Chúa Giê-su lúc bấy giờ không hòa cùng một điệu với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su đã nhận ra sự thật đó và trong phần Kinh Thánh này, Ngài tái định nghĩa hai chữ gia đình. Những ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em và mẹ của Ngài. Ngài là Con Đức Chúa Trời, và những ai tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ trở thành gia đình của Ngài.

Hai câu chuyện trong câu chuyện theo lối Kẹp Giữa này của Mác cũng chứa đựng một sự trớ trêu sâu đậm. Trong câu chuyện phần trong, Đức Chúa Giê-su nói rằng một ngôi nhà tự chia rẽ thì không thể đứng vững được. Thoạt nhìn, có vẻ như trong câu chuyện bọc ngoài, chính ngôi nhà của Đức Chúa Giê-su, gia đình của Ngài, đang tự chia rẽ! Nhưng Chúa đã giải quyết câu hỏi hóc búa này bằng cách xác định lại gia đình. Gia đình thực sự của Ngài là những người cùng với Ngài làm theo ý muốn Đức Chúa Trời (xem Lu-ca 12:53, Lu-ca 14:26).

Trong suốt lịch sử, biết bao lần những người tin Chúa đã thấy mình bị xa lánh khỏi chính người thân của mình. Đó là một trải nghiệm khó khăn. Đoạn Kinh Thánh này trong Mác tiết lộ rằng Đức Chúa Giê-su đã trải qua sự khó khăn tương tự. Ngài hiểu hoàn cảnh ấy như thế nào và Ngài có thể an ủi những người thường xuyên cảm thấy sự cô lập đau đớn này.

Xin đọc chương “Lê-vi -Ma-thi-ơ” tr. 272-280 và “Ngày Sa-bát” tr. 281-289 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White.

“Khi được hỏi: ‘Trong ngày Sa-bát, có phép chữa kẻ bệnh hay không?’ Đức Chúa Giê-su trả lời: ‘Ngài bèn phán cùng họ rằng: Ai trong vòng các ngươi có một con chiên, nếu đương ngày Sa-bát, bị té xuống hầm, thì há không kéo nó lên sao? Huống chi người ta trọng hơn con chiên là dường nào! Vậy, trong ngày Sa-bát có phép làm việc lành.’ Ma-thi-ơ 12:10–12.

“Những kẻ do thám không dám trả lời Đấng Christ trước đám đông vì sợ gặp khó khăn. Họ biết rằng Ngài đã nói sự thật. Thay vì vi phạm truyền thống của mình, họ để một con người cứ phải gánh chịu khổ đau, trong khi họ sẽ cứu một con thú vì sự mất mát tài sản đối với chủ nhân con vật nếu không cứu nó. Vì vậy, người ta quan tâm đến một con vật nhiều hơn con người, là loài đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Điều này là một minh họa về hoạt động của mọi tôn giáo giả. Chúng bắt nguồn từ mong muốn của con người muốn tôn mình lên cao hơn Đức Chúa Trời, nhưng chúng lại khiến con người bị hạ thấp xuống dưới loài vật. Mọi tôn giáo nào gây chiến chống lại quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, đều tước đoạt sự vinh quang vốn có của con người, khi họ được sáng tạo và đó là sự vinh quang mà họ sẽ được phục hồi trong Đấng Christ. Mọi tôn giáo sai lầm đều dạy các tín đồ của mình xem thường những nhu cầu, nỗi đau khổ và nhân quyền của con người. Phúc âm đặt nhân loại ở một giá cao, vì đó là giá phải trả bằng huyết của Đấng Christ, và nó dạy về sự quan tâm dịu dàng đối với những nhu cầu và nỗi đau khổ của con người. Chúa phán: ‘Ta sẽ làm cho loài người hiếm hơn vàng quí, thật ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng ròng xứ Ô-phia.’ Ê-sai 13:12.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 286, 287.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Những chiến lược hoặc thực hành nào giúp bạn và hội thánh địa phương của bạn luôn nhạy cảm với những người đau khổ âm thầm như người bại trong Mác 2?

2. Hãy nghĩ xem các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người chối bỏ Đức Chúa Giê-su, đã trở nên mù quáng như thế nào trước sự hận thù, truyền thống, giáo điều và tôn giáo nói chung, đến nỗi ngay cả những phép lạ của Ngài, đáng lẽ phải mở rộng tâm trí họ cho Ngài, lại không làm được. Làm thế nào chúng ta với tư cách là một dân sự của Chúa có thể cẩn thận để chúng ta không phạm điều tương tự?

3. Làm thế nào hội thánh địa phương của bạn có thể trở thành “gia đình” cho những người mà gia đình ruột thịt của họ có thể đã từ chối họ vì đức tin của họ?

4. Hãy tập trung nhiều hơn vào câu hỏi “tội không tha thứ được”.

Trong lớp, hãy thảo luận ý nghĩa của nó và làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn không phạm phải nó.

Bài Học 2, 6 Tháng 7 – 12 Tháng 7 

Một Ngày Trong Chức Vụ Của Chúa Giê-su

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 1:16–45, Giăng 1:29–42, Mác 5:41, Lu-ca 6:12, Lê-vi Ký 13.

CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng, ‘Hãy theo Ta, và Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người’ ”(Mác 1:17).

ĐỌC Mác 1:16-20. Những người mà Chúa kêu gọi làm môn đồ là những ai, và họ đáp lại sự kêu gọi của Ngài như thế nào?

Mác 1 không ghi lại nhiều lời nói của Đức Chúa Giê-su. Tuy nhiên, Mác 1:17 có lời Ngài phán với hai ngư phủ, Si-môn, người sau này được gọi là “Phi-e-rơ” và em trai của ông là Anh-rê, khi hai người đang đứng trên bờ biển Ga-li-lê để thả lưới.

Không có đề cập đến chiếc thuyền hoặc các dụng cụ đánh cá khác, điều này có thể cho thấy hai người đàn ông này không khá giả về mặt tài chính. Trong Mác 1:19, 20, Gia-cơ và Giăng ở trên thuyền cùng với cha và các người làm công của họ, điều này cho thấy rằng họ khá giả hơn Phi-e-rơ và Anh-rê về mặt tài chính. Lu-ca thì chỉ ra rằng Phi-e-rơ có một chiếc thuyền và trên thực tế, Gia-cơ và Giăng là bạn đồng hành của Phi-e-rơ và Anh-rê (xem Lu-ca 5:1–11). Nhưng Phúc âm Mác có thể trình bày sự tương phản giữa hai nhóm anh em, và để minh họa sự khác biệt đó, Đức Chúa Giê-su kêu gọi họ làm môn đồ Ngài, cả những người ít tài sản cũng như những người có nhiều tài sản và khá giả hơn.

Lời kêu gọi của Đức Chúa Giê-su cho những người này thật đơn giản, trực tiếp và mang tính tiên tri. Ngài kêu gọi họ đi theo Ngài; nghĩa là trở thành môn đệ của Ngài. Ngài cho thấy rằng nếu họ đáp lại lời kêu gọi của Ngài, Ngài sẽ khiến họ trở thành những tay đánh lưới người.

HÃY SUY GẪM tại sao những người này, ngay lập tức (Mác 1:16–20) bỏ mọi sự và đi theo Chúa Giê-su.

Phúc âm Giăng điền vào những khoảng trống của bức tranh thêm đầy đủ (xem Giăng 1:29–42). Dường như hai anh em Phi-e-rơ đã là môn đồ của Giăng Báp-tít, và đã nghe ông tuyên bố rằng Đức Chúa Giê-su là “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”(Giăng 1:29). Họ đã gặp Đức Chúa Giê-su và đã có thời gian gần gũi Ngài ở sông Giô-đanh. Do đó, việc họ chấp nhận lời kêu gọi phục vụ của Đức Chúa Giê-su không phải là một ngẫu hứng nhất thời. Họ đã nghĩ đến điều này.

Nhưng tại sao Mác không đưa thêm vào những chi tiết? Có lẽ là để nhấn mạnh quyền năng của Đức Chúa Giê-su. Ngài kêu gọi, và các ngư phủ này đã sẵn lòng đáp lời Ngài, và cuộc đời của họ cũng như vận mạng thế giới đã thay đổi vì hành động ấy.

Bạn đã được kêu gọi từ bỏ điều gì để đi theo Chúa? (Hãy suy nghĩ về hàm ý trong câu trả lời của bạn, nhất là nếu bạn không thể nghĩ ra được điều gì.)

ĐỌC Mác 1:21-28. Một buổi thờ phượng như thế nào đã xảy ra tại nhà hội thành Ca-bê-na-um, và lẽ thật thiêng liêng nào chúng ta tìm thấy trong sự kiện này?

Phần đông mỗi Cơ-đốc nhân đều có những khoảnh khắc khó quên trong quyết định chọn cuộc đời bước đi theo Chúa của họ; cái ngày mà họ chịu phép báp-têm; hay một bài giảng đầy ơn đã cảm động lòng họ và cho họ thấy được sự hiện diện của Đức Chúa Trời một cách mạnh mẽ. Những giây phút này không chỉ là một kỷ niệm khó quên mà còn là một sự kiện thay đổi cuộc đời của họ nữa.

Vì vậy, đó có thể là việc đã xảy ra với một số người ở Ca-bê-na-um vào ngày Sa-bát được kể lại trong Mác 1. “Chúng đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy như có quyền phép, chớ chẳng phải như các thầy thông giáo đâu.”(Mác 1:22). Khi Chúa đang giảng dạy, một người đàn ông bị quỷ ám, chắc chắn bị ảnh hưởng bởi quyền uy của lời dạy của Ngài, đã hét lên: “Hỡi Giê-su, người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời”(Mác 1:24), và Đức Chúa Giê-su đã đuổi quỷ.

Hãy nghĩ đến những lời này của tà ma, chúng nói lên điều gì.

Trước hết, ma quỷ thừa nhận Đức Chúa Giê-su là “ ‘Đấng Thánh của Đức Chúa Trời’ ”. Nó thừa nhận rằng Ngài sứ giả thánh của Đức Chúa Trời, khác với các ác thần ô uế, xấu xa của Sa-tan. Lúc này người ta đang ở trong nhà hội, người ta mong đợi những điều thánh khiết và những cá nhân thánh thiện trong khung cảnh thờ phượng, chứ không phải những điều ô uế và xấu xa. Vì vậy, trong câu chuyện này có sự tương phản rõ rệt giữa hai thế lực thiện và ác. Ở đây chúng ta có thể thấy thực tế của cuộc thiện ác đấu tranh. Mọi người lúc ấy có thể chưa biết Đức Chúa Giê-su là ai, nhưng chắc chắn ma quỷ đã biết và nó đã công khai thừa nhận điều đó.

Theo sau đó, mệnh lệnh biểu quỷ hãy ra khỏi người bị ám là điều dễ hiểu, nhưng tại sao Chúa lại ra lệnh “ ‘Hãy nín đi’ ”? Bắt đầu từ đây trong Phúc âm Mác, một chủ đề đáng chú ý xuất hiện: Đức Chúa Giê-su thường bảo hãy im lặng, đừng cho ai biết Ngài là ai. Các học giả gọi đây là “Bí mật của Đấng Mêsi”.

Lời kêu gọi im lặng của Chúa có ý nghĩa, vì có những kỳ vọng về mặt chính trị đối với Đấng Mê-si trong thời của Ngài. Làm một đấng mê-si theo cái hiểu của xã hội thời ấy thì quá mạo hiểm. Tuy nhiên, xen lẫn với những lời kêu gọi im lặng là những mặc khải không thể nhầm lẫn về Đức Chúa Giê-su là ai. Điều sẽ trở nên rõ ràng theo thời gian là danh tính của Ngài không thể bị che giấu, và sự thật về Ngài là ai sẽ trở thành trung tâm của sứ điệp phúc âm. Mọi người không những cần biết Đức Chúa Giê-su là ai, mà họ còn phải có quyết định về cách họ sẽ đáp ứng thế nào với việc Ngài đến và điều đó có ý nghĩa gì đối với họ.

Trong việc tìm cách làm chứng cho người khác, khi nào có thể là khôn ngoan, để không trình bày tất cả những gì chúng ta tin về “lẽ thật hiện tại”?

ĐỌC Mác 1:29-34. Đức Chúa Giê-su giúp gia đình Phi-e-rơ như thế nào, và chúng ta học được những bài học thuộc linh nào qua sự kiện này?

Sau buổi thờ phượng kỳ lạ tại nhà hội, Đức Chúa Giê-su cùng một nhóm nhỏ các môn đồ của Ngài (Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng) đến nhà Phi-e-rơ, rõ ràng là để dành thời gian còn lại của ngày Sa-bát trong bữa ăn thân mật và thông công với nhau.

Nhưng một điều đáng lo ngại bao trùm trong không gian: mẹ vợ của Phi-e-rơ bị bệnh và lên cơn sốt nặng, vào thời ấy, hoặc là qua khỏi cơn sốt và khỏi bệnh hoặc chết vì cơn sốt. Đức Chúa Giê-su thăm bà và người ta báo cho Ngài biết bệnh tình của bà. Ngài nắm tay mẹ vợ của Phi-e-rơ, rồi đỡ bà dậy và cơn sốt liền dứt. Ngay lập tức, bà bắt tay vào việc phục vụ cho các khách viếng nhà mình. Thật là một tấm gương mạnh mẽ về nguyên tắc những người được Đức Chúa Giê-su cứu, được chữa lành và sẽ phục vụ người khác!

Trong toàn sách Mác, thường có trường hợp Đức Chúa Giê-su chữa lành bằng cách chạm vào người bị bệnh (xem Mác 1:41; Mác 5:41), nhưng cũng có những lần khác, tác giả không đề cập đến việc Chúa phải chạm vào người bệnh (xem Mác 2:1-12, Mác 3:1-6, Mác 5:7-13).

Đức Chúa Giê-su cũng chưa xong chức vụ của Ngài cho ngày hôm ấy. Sau khi mặt trời lặn, nhiều người đến nhà Phi-e-rơ để chữa bệnh, chắc chắn là do những gì họ chứng kiến tại nhà hội ngày hôm đó hoặc do nghe về chuyện đó. Việc tác giả sách Mác không nói với độc giả của mình rằng người ta trì hoãn vì ngày Sa-bát, mà chỉ nói “mặt trời đã lặn” cho thấy rằng ông nghĩ độc giả của mình biết về ngày Sa-bát. Đặc điểm này của Mác phù hợp với việc độc giả của ông là những người tuân giữ ngày Sa-bát.

Mác nói rằng tối hôm đó cả thành đã tụ tập trước cửa (Mác 1:33). Chắc chắn phải đòi hỏi một khoảng thời khá dài để Đức Chúa Giê-su mới có thể giúp đỡ hết tất cả những người đó.

“Hàng giờ họ đến và đi; vì không ai có thể biết liệu ngày mai Lương y Đại tài có còn ở giữa họ hay không. Chưa bao giờ Ca-bê-na-um chứng kiến một ngày như thế này. Không gian tràn ngập tiếng reo mừng chiến thắng và tiếng reo la đã được giải thoát. Đấng Cứu Rỗi vui mừng trong niềm vui mà Ngài đã khơi dậy. Khi Ngài chứng kiến nỗi đau khổ của những người đến với Ngài, lòng Ngài rung động với niềm cảm thông, và Ngài vui mừng vì quyền năng mình đã phục hồi sức khỏe và hạnh phúc cho họ.

“Chỉ cho đến khi người đau khổ cuối cùng được chữa trị, Đức Chúa Giê-su mới ngừng công việc của Ngài. Mãi đến tận đêm khuya, đám đông mới rời đi và sự im lặng bao trùm ngôi nhà của Si-môn. Một ngày dài đầy phấn khởi đã qua và Đức Chúa Giê-su tìm kiếm sự nghỉ ngơi. Nhưng trong khi thành phố vẫn còn chìm trong giấc ngủ, Đấng Cứu Rỗi ‘đã thức dậy từ lâu trước khi ánh bình minh của một ngày mới lan tỏa, . . . đi ra ngoài, vào một nơi vắng vẻ và cầu nguyện ở đó.’ ”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 259.

ĐỌC Mác 1:35-39. Những bài học quan trọng nào chúng ta rút ra được từ những việc Đức Chúa Giê-su làm ở đây?

Đức Chúa Giê-su thức dậy sớm trước khi mặt trời mọc và đi ra một nơi yên tĩnh, vắng vẻ để cầu nguyện. Mác 1:35 nhấn mạnh sự cầu nguyện là hành động Chúa chú trọng. Trong câu này, các động từ đều để tóm tắt nhiều hành động của Chúa ở trong thì quá khứ đã chờ dậy, đã bước ra, đã đi vào? Nhưng động từ “đặng cầu nguyện” (theo nguyên bản tiếng Hy-lạp) lại ở trong thì tiếp diễn. Ngài đang cầu nguyện, Ngài vẫn tiếp tục cầu nguyện. Câu này cũng nói lên thời giờ mà Chúa đi vào nơi vắng vẻ đặng cầu nguyện là rất sớm, hàm ý rằng thời gian Ngài cầu nguyện là rất dài.

Trong toàn bộ Phúc âm, chúng ta gặp Đức Chúa Giê-su là một con người của sự cầu nguyện (xem Ma-thi-ơ 14:23, Mác 6:46, Giăng 17). Điều này cho thấy, cầu nguyện là một trong những bí quyết then chốt trong quyền năng của chức vụ của Ngài.

ĐỌC Lu-ca 6:12. Chúng ta học được gì về đời sống nguyện cầu của Đức Chúa Giê-su?

Nhiều Cơ-đốc nhân biệt riêng thời gian để cầu nguyện. Thực hành điều này là đúng và tốt, nhưng nó cũng có thể trở thành một thói quen, gần như là một việc được thực hiện một cách máy móc. Một cách để thoát khỏi khuôn mẫu cố định là thỉnh thoảng thay đổi thời gian cầu nguyện hoặc đôi khi cầu nguyện lâu hơn bình thường. Điều chính là đừng nhốt mình vào một loại công thức cứng ngắc nào đó không bao giờ có thể thay đổi.

Phi-e-rơ và các bạn đồng hành đã không đi cùng Đức Chúa Giê-su đến nơi cầu nguyện. Có lẽ họ biết địa điểm vì họ đã tìm thấy Ngài. Lời nói của họ rằng mọi người đang tìm kiếm Chúa, gợi ý rằng họ muốn Ngài nên tiếp tục các hoạt động tuyệt vời của ngày hôm trước với nhiều sự chữa lành và giảng dạy hơn. Điều đáng ngạc nhiên là, Đức Chúa Giê-su từ chối và nói đến một lãnh vực làm mục vụ rộng lớn hơn ở các địa điểm khác. “Ngài phán: ‘Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến’ ”(Mác 1:38).

Chính Đức Chúa Giê-su còn cần dành nhiều thời gian để cầu nguyện, vậy chúng ta thì sao và chúng ta nên dành bao nhiêu thời gian để cầu nguyện? Gương của Chúa nói gì với chúng ta?

ĐỌC Mác 1:40-45. Điều này dạy chúng ta điều gì về Đức Chúa Giê-su và cách Ngài liên hệ với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội?

Bệnh phung cùi như được mô tả trong phần Kinh Thánh này, cũng như trong toàn Cựu Ước, không chỉ là về một căn bệnh mà ngày nay được gọi là bệnh Hansen (bệnh phung cùi thực sự). Thuật ngữ trong Kinh Thánh nên được dịch đúng hơn là “bệnh da đáng sợ” và cũng có thể bao gồm các bệnh biểu bì khác. Bệnh Hansen có thể đã đến vùng Cận Đông cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. (xin xem David P. Wright và Richard N. Jones, “Leprosy,” The Anchor Bible Directory, tập 4 [New York: Doubleday, 1992], tr. 277–282). Do đó, người phung được đề cập trong đoạn Kinh Thánh này rất có thể đã mắc bệnh Hansen, mặc dù chúng ta không chắc chắn biết chính xác người đàn ông đó đã mắc phải căn bệnh gì, chỉ biết rằng tình trạng rất tệ.

Người phung đặt niềm tin vào Đức Chúa Giê-su rằng Ngài có thể chữa lành cho anh ta. Theo Lê-vi Ký 13, người phung phải tuân thủ theo luật lệ về bệnh phung và phải tránh tiếp xúc với người khác (xem Lê-vi Ký 13:45, 46).

Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-su động lòng thương xót người đàn ông và chạm vào anh ta. “Đức Chúa Giê-su động lòng thương, giơ tay rờ người

mà phán rằng: ‘Ta khứng, hãy sạch đi ’ ”(Mác 1:41). Hành động này đáng lẽ phải làm Đức Chúa Giê-su bị ô uế cho đến chiều tối, cho đến khi Ngài phải tắm để trở nên trong sạch trở lại theo nghi thức (so sánh với Lê-vi Ký 13–15). Nhưng Mác nói rõ rằng hành động Chúa rờ vào người bệnh đã làm sạch bệnh phung cùi của ông ta. Như thế, Đức Chúa Giê-su chẳng bị ô uế khi đụng chạm người đàn ông này.

Đức Chúa Giê-su truyền người này phải tìm đến thầy tế lễ với lời chỉ dẫn dâng lễ vật theo như Môi-se đã truyền cho những trường hợp như vậy trong Lê-vi Ký 14. Trong toàn Phúc âm Mác, Đức Chúa Giê-su đứng trong cương vị của một người bảo vệ và ủng hộ những gì Môi-se đã dạy (xem Mác 7:10; Mác 10: 3, 4; Mác 12:26, 29–31). Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người trong Mác đoạn 7, 10 và 12 đang phá bỏ chủ đích nguyên thủy của những sự dạy dỗ được truyền qua Môi-se. Các chi tiết này giải thích vì sao Chúa ra lệnh cho người phung được chữa lành phải im lặng, trong Mác 1:44. Nếu anh ta kể về việc Đức Chúa Giê-su chữa lành anh ta, điều đó có thể tạo nên thành kiến nơi các thầy tế lễ đối với Chúa Giê-su.

Nhưng người phung được sạch dường như không hiểu điều này, và bất tuân mệnh lệnh của Chúa dặn, anh ta đã loan truyền tin tức đi khắp nơi, khiến Đức Chúa Giê-su không thể công khai vào các thành phố để thi hành chức vụ của Ngài.

Làm thế nào chúng ta có thể cẩn thận, để không làm những điều có thể cản trở việc truyền bá phúc âm, cho dù ý định của chúng ta có tốt đến đâu?

Xin đọc chương “At Capernaum” và “Thou Canst Make Me Clean” tr. 252-266 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White.

Mác 1 trình bày hình ảnh nào về Đức Chúa Giê-su? Chúa có quyền kêu gọi các môn đồ và họ đáp ứng. Ngài thánh khiết trái với những tà linh dưới quyền của Sa-tan. Một trận chiến lớn đang diễn ra giữa thiện và ác, và Đức Chúa Giê-su có nhiều uy quyền hơn ma quỷ. Đức Chúa Giê-su có lòng thương xót những người bệnh và giúp đỡ họ. Ngài chạm vào cơ thể bệnh tật của họ mà có lẽ không ai khác có thể làm vậy.

“Đức Chúa Giê-su trong nhà hội đã nói về vương quốc mà Ngài đã đến để thiết lập và về sứ mệnh giải thoát những kẻ bị Sa-tan giam cầm. Ngài bị gián đoạn bởi một tiếng hét kinh hoàng. Một người điên từ giữa đám đông lao tới và kêu lên: ‘Hãy để chúng tôi yên; chúng tôi phải làm gì với Ngài, hỡi Chúa Giê-su Na-xa-rét? Ngài đến để tiêu diệt chúng tôi à? Tôi biết Ngài là ai; Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.’

“Tất cả bây giờ là sự bối rối và náo động. Sự chú ý của mọi người đã bị chuyển khỏi Đấng Christ và những lời của Ngài không được chú ý đến. Đây là mục đích của Sa-tan khi đưa nạn nhân của hắn đến nhà hội. Nhưng Đức Chúa Giê-su quở trách quỷ rằng: ‘Hãy nín đi, ra khỏi người này! Tà ma bèn vật mạnh người ấy, cất tiếng kêu lớn, và ra khỏi người.’ . . . Đấng đã chiến thắng sự cám dỗ của Sa-tan trong đồng vắng, một lần nữa lại phải đối mặt với kẻ thù của Ngài. Tà ma đã dùng hết sức mạnh của nó để giữ quyền kiểm soát nạn nhân. Nếu nó thua cuộc ở đây, nó phải nhường sự chiến thắng cho Đức Chúa Giê-su . . . Nhưng Đấng Cứu Rỗi với giọng đầy quyền uy giải thoát kẻ bị cầm.”—Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 255, 256.

Trong khi đó, Chúa chúng ta đang thực hiện một chức vụ bận rộn, Ngài đi từ nơi này sang nơi khác, gần như liên tục tiếp xúc với nhiều người. Làm thế nào Ngài có thể duy trì cách tiếp cận bình tĩnh và kiên định trong mục vụ và đối với mọi người? Điều đó chắc chắn là qua kinh nghiệm cầu nguyện hàng ngày của Ngài.

Hãy tìm một thời khóa biểu nào bạn có thể làm được, để dành thời giờ cho việc cầu nguyện và học Kinh Thánh. Hãy chọn những gì phù hợp với bạn và dành thời gian đó để phát triển một tinh thần bình tịnh được Thánh Linh và Lời Chúa hướng dẫn.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. Thảo luận trong lớp về vấn đề cầu nguyện và tại sao nó lại quan trọng trong đời sống Cơ Đốc nhân. Mọi người sẽ có một số câu hỏi nào về mục đích và hiệu quả của sự cầu nguyện? Mọi người sẽ có một số câu hỏi nào về mục đích và hiệu quả của sự cầu nguyện?

2. Trong lớp, hãy nói về những trường hợp nào tốt nhất, vào những thời điểm nào đó mà chúng ta không nên nói quá nhiều về đức tin của mình. Khi nào đó có thể là điều khôn ngoan cần làm, tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó mà không làm hại đến sự làm chứng của mình?

3. Ai là “người phung” trong nền văn hóa của bạn ngày nay? Làm thế nào hội thánh của bạn có thể tiếp cận và “chạm” vào những cá nhân này để mang phúc âm đến cho họ?

Bài Học 1, 29 Tháng 6 – 5 Tháng 7 

Khởi Thủy Của Sách Phúc Âm Mác

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Công vụ Các sứ đồ 13:1–5, 13; Công vụ Các sứ đồ 15:36–39; Mác 1:1–15; Ê-sai 40:3; Đa-ni-ên 9:24–27.

CÂU GỐC: “Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin lành của Đức Chúa Trời, mà rằng: ‘Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin lành’ ”(Mác 1:14,15).


ĐỌC
Công vụ 12:12. Mác đã được giới thiệu trong sách Công vụ như thế nào?

Dường như Giăng Mác, rất có thể là tác giả của Phúc âm Mác, vẫn là một thanh niên khi các sự kiện trong Công vụ 12 xảy ra, có lẽ vào giữa những năm 40 Công nguyên. Ở câu 12, ông được giới thiệu là con trai của một người phụ nữ tên là Ma-ri. Rõ ràng bà là một người hỗ trợ công việc Chúa và giàu có. Bà đã tổ chức buổi cầu nguyện nổi tiếng tại nhà mình, đã được ghi lại trong Công vụ 12. Câu chuyện về việc Phi-e-rơ trốn thoát khỏi nhà tù và các hành động tiếp theo, và sau đó là cái chết của vua Hêrốt, toàn những sự kiện đầy lạ lùng, thậm chí sự tương phản hài hước giữa Phi-e-rơ và nhà vua. Tuy nhiên đoạn này không ghi lại Giăng Mác thực sự đóng bất kỳ vai trò nào trong các câu chuyện, nhưng việc giới thiệu anh ta vào thời điểm này chuẩn bị cho mối liên hệ sau này của anh ta với Ba-naba và Sau-lơ.

ĐỌC Công vụ 13:1–5, 13. Giăng Mác gắn bó với Sau-lơ và Ba-na-ba như thế nào, và kết quả là gì?

Công vụ 13 mô tả chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên của Sau-lơ và Ba-na-ba, bắt đầu vào khoảng năm 46 Công nguyên. Giăng Mác không được nhắc tới cho đến câu 5, và vai trò của anh ta chỉ đơn giản là một người phụ việc hay là một người đầy tớ. Không có đề cập nào khác về chàng trai trẻ cho đến câu 13, nơi được tường thuật ngắn gọn ghi rằng anh ta đã trở lại Giê-ru-sa-lem.

Không có lý do nào được đưa ra cho sự ra đi này, và việc không có bất kỳ mô tả nào về tình cảm hay cảm xúc của anh ta khiến người ta tưởng tượng điều gì đã làm anh ta rút lui khỏi nỗ lực truyền giáo mà chúng ta chắc chắn là đầy dẫy nguy hiểm và thử thách. Ellen G. White chỉ ra rằng “Mác, tràn ngập nỗi sợ hãi và chán nản, đã có lúc dao động trong mục đích hiến thân hết lòng cho công việc của Chúa. Không quen với khó khăn, ông chán nản trước những nguy hiểm và thiếu thốn trên đường đi.”—The Acts of the Apostles, tr. 169. Nói tóm lại, mọi thứ trở nên quá khó khăn với người thanh niên này nên anh muốn bỏ cuộc.

Chúng ta, ai mà chẳng từng có ý rút lui khỏi một điều gì đó, hoặc thậm chí hoàn toàn thất bại trong việc đó, nhất là nếu đó là điều thuộc về phần tâm linh hoặc liên quan đến việc bước đi theo Đấng Christ? Bạn học được gì từ trải nghiệm này?


ĐỌC Công vụ 15:36-39. Tại sao Phao-lô từ chối Giăng Mác, và tại sao Ba-na-ba cho chàng ta một cơ hội thứ hai?

Lý do Phao-lô từ chối chàng trai trẻ được ghi lại trong Công vụ 15:38. Mác đã bỏ cuộc giữa đường, rời bỏ họ và không tiếp tục công việc mục vụ. Thái độ của Phao-lô có thể hiểu được, nếu không nói là thẳng thừng. Đời sống truyền giáo, đặc biệt là trong thế giới cổ xưa, rất khó khăn và vất vả (so sánh với 2 Cô-rinh-tô 11:23–28). Phao-lô trông cậy vào những người bạn truyền giáo của mình để giúp gánh vác gánh nặng của công việc và điều kiện đầy thử thách như vậy. Theo quan điểm của ông, một người rút lui quá nhanh không xứng đáng có một vị trí trong nhóm truyền giáo chiến đấu tay đôi để chống lại các thế lực tà ác.

Ba-na-ba không đồng ý. Ông nhìn thấy tiềm năng ở Mác và không muốn bỏ lại chàng trai trẻ. Một cuộc “cãi nhau dữ dội” giữa Phao-lô và Ba-na-ba về Giăng Mác đến nỗi họ phải chia tay nhau. Phao-lô chọn Si-la đi cùng mình, còn Ba-na-ba dẫn Mác đi.

Sách Công vụ không giải thích tại sao Ba-na-ba lại chọn đưa Mác đi cùng. Thực ra, đây là chỗ cuối cùng trong sách Công vụ đề cập đến tên hai người. Nhưng điều thú vị là, đó không phải là chỗ cuối cùng Mác được nhắc đến trong Tân Ước.

ĐỌC Cô-lô-se 4:10, 2 Ti-mô-thê 4:11, Phi-lê-môn 24 và 1 Phi-e-rơ 5:13. Những câu này gợi ý những chi tiết nào về sự hồi phục của Mác?

Một sự biến đổi đáng kinh ngạc dường như đã xảy ra ở Mác. Trong những đoạn này, Phao-lô chỉ ra giá trị của Mác đối với mình và đối với mục vụ. Phao-lô coi Mác là một trong những người đồng công với mình và muốn Ti-mô-thê đưa Mác đi cùng. Thoạt đầu, Phi-e-rơ chỉ ra rằng Phie-rơ cũng có mối quan hệ thân thiết với Mác. Những sách này của Phao-lô và Phi-e-rơ có lẽ được viết vào đầu những năm 60 Công nguyên, khoảng 15–20 năm sau sự kiện xảy ra trong Công vụ 15. Ba-na-ba, người anh họ của Mác, đã hoàn toàn đặt niềm tin vào ông, nhờ đó Mác đã vượt qua được sau lần thất bại đó.

Hãy xem xét thời điểm bạn hoặc một người bạn đã thất bại và được trao cho cơ hội thứ hai. Trải nghiệm đó đã thay đổi bạn và những người đã giúp đỡ bạn như thế nào? Nó đã thay đổi mục vụ của bạn đối với người khác như thế nào?


ĐỌC Mác 1:1–8. Các nhân vật trong các câu này là ai, họ nói gì và làm gì?

Trong các câu này có ba nhân vật chính: Đức Chúa Giê-su Christ, được nhắc đến trong Mác 1:1, Đức Chúa Cha (ngụ ý trong những lời của Mác 1:2), và Giăng Báp-tít, sứ giả và nhà truyền giáo, ông là nhân vật chính của phần cuối cùng của đoạn Kinh Thánh này.

Mác 1:2, 3 có một đoạn trích từ Cựu Ước mà Mác trình bày để mô tả những gì sẽ xảy ra trong câu chuyện. Những gì Mác trích dẫn là sự kết hợp từ các cụm từ trong ba sách ở Cựu Ước: Xuất Ê-díp-tô Ký 23:20, Ê-sai 40:3 và Ma-la-chi 3:1.

ĐỌC Xuất Ê-díp-tô Ký 23:20, Ê-sai 40:3 và Ma-la-chi 3:1. Ba câu Kinh Thánh này có điểm gì chung?

Xuất Ê-díp-tô Ký 23:20 đề cập đến một thiên sứ mà Đức Chúa Trời sẽ sai đến trước dân Y-sơ-ra-ên để dẫn họ đến Ca-na-an. Ê-sai 40:3 nói về việc Đức Chúa Trời xuất hiện trong đồng vắng với con đường đã được chuẩn bị sẵn trước mặt Ngài. Ma-la-chi 3:1 nói về một sứ giả đi trước Chúa để dọn đường cho Ngài. Cả ba phần này đều nói về một cuộc hành trình.

Câu Kinh Thánh trong sách Ê-sai có nhiều mối liên hệ với chức vụ của Giăng Báp-tít và cũng tập trung vào Con Đường của Chúa. Trong Phúc âm Mác, Đức Chúa Giê-su đang trên một cuộc hành trình. Câu chuyện kể lại, diễn biến nhanh nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc hành trình này, một cuộc hành trình sẽ dẫn đến thập giá và sự hy sinh của Ngài vì chúng ta.

Nhưng còn nhiều điều phải xảy ra trước khi Ngài đến thập tự giá. Cuộc hành trình chỉ mới bắt đầu và Mác sẽ kể cho chúng ta nghe tất cả về con đường ấy.

Hình ảnh Giăng Báp-tít kêu gọi sự ăn năn, từ bỏ tội lỗi và quay lại với Đức Chúa Trời (Mác 1:4), phù hợp với lời trích dẫn từ Cựu Ước trong Mác 1:2, 3. Mặc trang phục giống như tiên tri Ê-li xưa (so sánh với 2 Các vua 1:8), ông nói trong Mác 1:7, 8 về Đấng đến sau ông, Đấng có quyền năng hơn ông. Lời tuyên bố của ông rằng ông không xứng đáng cởi quai dép của Đấng sắp đến, cho thấy ông có cái nhìn cao quý về Đức Chúa Giê-su.


ĐỌC Mác 1:9-13. Những ai có mặt trong lễ báp-têm của Đức Chúa Giêsu và điều gì đã xảy ra?

Giăng làm phép báp-têm cho Đức Chúa Giê-su ở sông Giô-đanh, nhưng khi ra khỏi nước, Ngài thấy các tầng trời mở ra và Đức Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như chim bồ câu. Ngài nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời từ

trời: “ ‘Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường’ ”(Mác 1:11).

Những sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của lễ báp-têm của Đức Chúa Giê-su. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh hiện diện, cùng nhau khẳng định sự khởi đầu sứ vụ của Đức Chúa Giê-su. Tầm quan trọng của sự kiện này sẽ được vang vọng tại quang cảnh nơi thập tự giá trong Mác 15. Nhiều yếu tố tương tự của câu chuyện sẽ tái diễn trong quang cảnh đó.

Đức Thánh Linh thúc giục Đức Chúa Giê-su vào đồng vắng. Từ “thúc giục” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ekballō, từ phổ biến được sử dụng trong Phúc âm Mác để chỉ việc đuổi quỷ. Sự hiện diện của Chúa Thánh Linh ở đây bày tỏ quyền năng của Ngài trong cuộc đời Chúa Giê-su. Chúa đã bắt đầu cuộc hành trình chức vụ của mình và ngay lập tức Ngài đối đầu với Sa-tan. Ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong cảnh này được thể hiện qua việc đề cập đến 40 ngày cám dỗ, sự hiện diện của thú rừng và các thiên sứ hầu việc Chúa Giê-su.

Đặc điểm khác thường của cảnh mở đầu Phúc âm Mác là Đức Chúa Giê-su được trình bày như một nhân vật vừa có thần tính vừa có nhân tính. Về mặt thần tính: Ngài là Đấng Christ, Đấng Mê-si (Mác 1:1), Chúa được loan báo bởi một sứ giả (Mác 1:2, 3), quyền năng Ngài hơn Giăng Báp-tít (Mác 1:7), Con Yêu dấu của Đức Chúa Trời, được Đức Thánh Linh ngự xuống (Mác 1:10, 11). Nhưng về mặt nhân tính, chúng ta thấy như sau: Ngài được Giăng Báp-tít làm phép báp-têm (không phải ngược lại, Mác 1:9), Ngài được Đức Thánh Linh thúc giục (Mác 1:12), bị Sa-tan cám dỗ (Mác 1:13), ở với thú rừng (Mác 1:13), và được thiên sứ phục vụ (Mác 1:13).

Tại sao lại có những sự tương phản này? Các điều này chỉ ra thực tế đáng kinh ngạc về Đấng Christ, Chúa, Đấng Cứu Rỗi và là Đức Chúa Trời của chúng ta, đồng thời cũng là một con người, người anh em và tấm gương của chúng ta. Làm thế nào để chúng ta có thể hoàn toàn tập trung vào ý tưởng này? Chúng ta không thể. Nhưng chúng ta chấp nhận nó bằng đức tin và ngạc nhiên trước những gì sự thật này tiết lộ cho chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Những gì Mác tiết lộ cho chúng ta biết gì về tình yêu tuyệt vời của Đức Chúa Trời, rằng, mặc dù Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, nhưng Ngài mang lấy nhân tính của chúng ta để cứu chúng ta?


ĐỌC Mác 1:14, 15. Chúa Giê-su rao truyền ba phần nào của sứ mạng phúc âm?

Ở đây, Mác tóm tắt rõ ràng và đơn giản sứ điệp của Đức Chúa Giê-su. Ba phần của phúc âm được ghi lại trong bản liệt kê dưới đây:

Phân Loi

Ni Dung

Thời gian tiên tri

Đã đưc ng nghiệm

Lời hứa giao ước

Nước Đc Chúa Tri hu đến

Kêu gi làm môn đồ

Hãy ăn năn và tin vào phúc âm

Cuối cùng, 70 tuần lễ hoàn tất xảy ra vào năm 34 Công nguyên, khi Ê-tiên bị ném đá và phúc âm từ đó được giảng ra cho dân ngoại, cũng như đã giảng cho dân Giu-đa.

Gần đây nhất bạn nghiên cứu lời tiên tri 70-tuần lễ là lúc nào? Việc hiểu biết lời tiên tri này giúp đức tin bạn tăng trưởng như thế nào, không chỉ niềm tin nơi Chúa Giê-su, mà còn niềm tin vào những lời tiên tri đáng tin cậy trong Kinh Thánh?

Xin đọc chương “The Voice in the W ness,” tr. 97-108 trong sách The Desire of Ages của Ellen G. White, và “Heralds of the Gospel,” tr. 166 -176 trong sách The Acts of the Apostles của Ellen G. White.

Thật thú vị biết bao khi Khải huyền 14:6, 7, sứ điệp của thiên sứ thứ nhất, tương đồng với sứ điệp phúc âm của Chúa Giê-su trong Mác 1:15.

Vị thiên sứ thứ nhất mang phúc âm đời đời đến với thế gian trong những ngày sau rốt để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm. Cũng giống như sứ điệp của Đức Chúa Giê-su, phúc âm ngày tận thế của thiên sứ có ba yếu tố giống như vậy được minh họa trong bảng dưới đây:

Mác 1

Thể loi

Khi huyn 14

ng nghiệm v thi gian (Đa-ni-ên 9)

Thi gian tiên tri

Gi phán xét (Đaniên 7, 8)

Nước Đức Chúa Trời hu đến

Ăn năn tin

Lời ha giao ưc

Tin lành (phúc âm) đi đi

Kêu gi làm

Kính s, tôn vinh, và th phưng Đc Chúa Tri

Sứ điệp của thiên sứ thứ nhất thông báo về sự bắt đầu của cuộc tiền phán xét, được tiên đoán trong lời tiên tri 2,300 ngày của Đa-ni-ên 8:14, và bắt đầu vào năm 1844. Sự phán xét mang vương quốc của Đức Chúa Trời đến cho con dân đang bị bắt bớ của Ngài (Đa-ni-ên 7:22). Lời kêu gọi của thiên sứ thứ nhất hãy kính sợ, tôn vinh và thờ phượng Đức Chúa Trời là lời kêu gọi trở nên môn đồ, được ban hành cho thế giới trong những ngày sau rốt khi các quyền lực của con thú trong Khải huyền 13 đưa ra một thần giả để kính sợ, tôn vinh và thờ phượng.

Giống như thông điệp của Đức Chúa Giê-su trong Mác 1 gắn liền mật thiết với những lời tiên tri của Đa-ni-ên khi bắt đầu công bố Phúc âm, thông điệp của thiên sứ thứ nhất cũng gắn liền với Đa-ni-ên vào cuối lịch sử trái đất.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

1. So sánh Giăng Báp-tít và Đức Chúa Giê-su trong Mác 1:1–13. Qua phần trình bày về Chúa Giê-su và Giăng, bạn học được những bài học đặc biệt nào từ đó?

2. Hãy xem xét ý nghĩa của lễ báp-têm. Đọc Rô-ma 6:1–4 và Giăng 3:1–8, rồi so sánh chúng với phép báp têm của Đức Chúa Giê-su trong Mác 1:9–13. Bạn thấy những điểm tương đồng và tương phản nào? Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của lễ báp-têm như thế nào?

3. So sánh phúc âm theo Đức Chúa Giê-su trong Mác 1:14, 15 và sứ điệp của thiên sứ thứ nhất trong Khải huyền 14:6, 7. Việc hiểu những sứ điệp này giúp bạn thấy rõ hơn sứ mệnh của mình cho ngày hôm nay như thế nào?